Trích ý kiến của ĐBQH Tráng A Pao – Chủ tịch Hội đồng Dân tộc

Thứ Năm 09:21 17-08-2006

Lần này điều chỉnh luật này tôi thấy Ban Soạn thảo cũng rất tích cực. Tôi đọc thì thấy luật này tương đối rõ so với hôm đưa ra Quốc hội cho ý kiến, tôi nhất trí rất nhiều điều trong này, cơ bản tôi cho là tương đối hoàn chỉnh.
Ở đây tôi thấy trong một điều tôi xin nêu một vài ý, vấn đề nghiên cứu hệ thống thông tin của các nước. Theo tôi nghĩ có khi không nên đưa cho từng doanh nghiệp mà theo tôi nên tập trung là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Ngoại giao cung cấp hệ thống thông tin, không có ai hiểu bằng các đại sứ quán ở các nước, nếu các doanh nghiệp đi, tức là trên cơ sở tham khảo những ý kiến thông tin của các đại sứ quán và Bộ Lao động thương binh và xã hội thì các doanh nghiệp sẽ đi khảo sát và có nghiên cứu và hợp đồng cụ thể. Tôi cho là thông tin nên có tập trung, nếu không có thì với ông doanh nghiệp lại sang bằng kiểu khác thì nó sẽ lộn xộn và không tập trung, mình nắm không được thì tôi thấy việc khảo sát thị trường, hệ thống thông tin lao động ở từng nước, theo tôi nghĩ nên có tập trung. Tôi thấy đó là một ý.
Thứ hai, vấn đề nghiên cứu từng nước để xem thu nhập cao trong này nêu rõ là thị trường có thu nhập cao cũng không có ai hiểu bằng sứ quán. Vì trong sứ quán nó có nhiều bộ phận trong đó có bộ phận về mặt kinh tế, trong đó kinh tế đó là vấn đề thông tin. Theo tôi nghĩ vấn đề đó nên có.
Tôi rất nhất trí với điều luật đã ghi làm sao ở thị trường thu nhập cao đảm bảo người lao động có thu nhập và có phần gửi về trong nước. Cũng xin nói thật với các đồng chí năm ngoái tôi với đồng chí Ninh đi Malayxia có nghe Bộ nhập cư và lao động người ta báo cáo và nghe cả đại sứ quán thì chúng tôi thấy rằng, ví dụ Malayxia hiện lúc bấy giờ ta có 8 vạn lao động, bây giờ chắc khoảng 10 vạn lao động ở Malayxia, nhưng ở đây, thị trường này ta nghiên cứu cũng không phải kỹ lắm. Cho nên, lao động trong nhà máy tương đối ổn định, nhưng một số ngành, như lao động trong ngành xây dựng chỉ có công việc làm khoảng độ 26%, người ta báo cáo với chúng tôi như thế. Do nghiên cứu không kỹ lắm, kể cả khí hậu, phong tục tập quán là trong 2 năm 2003 - 2004, (việc này các nhà báo không nên đưa tin) nhưng chúng tôi cho rằng mà mình đã có hơn 200 người lao động tự tử, chết . Hôm đó tôi với đồng chí lên đó đúng là nó quá cao, chết đột ngột mà ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng ngành xây dựng nhiều nhất, nam giới là nhiều nhất. Vấn đề này theo tôi nghĩ nguyên nhân cũng không rõ.
Ví dụ: Có thể do khí hậu ở đấy nó không phù hợp với ta, cho nên lao động của ta đưa sang đây không phù hợp với cơ thể và từ đó người ta chết đột ngột, cũng có thể do ý thức của người lao động ở mình chưa tốt, uống rượu và các thứ chăng. Nhưng ý thứ hai nghiên cứu xem có thể do vấn đề bức bách hoặc có thể do đánh đập (các nhà báo không đưa tin vấn đề này) vì chết đột tử tương đối nhiều 2 năm chết 200 người là nhiều lắm, báo cáo các đồng chí không phải chuyện bình thường, đấy là vấn đề chúng tôi thấy có cái đó.
Còn thu nhập nó quá thấp, thu nhập 100 USD/1tháng/1lao động, chỉ bằng 1,5 triệu đồng Việt Nam, cho nên không đủ sống. Nhất là ngành nông nghiệp chuyên đi hái quả dừa hàng tháng chỉ có 100 USD/1tháng, như thế rất là thấp và nhiều người đi ở đây 2-3 năm nhưng không gửi được tiền về, nhất là trong báo cáo các đồng chí xem nhiều người muốn về cũng không có tiền về. Đây là vấn đề khi nghiên cứu thị trường chúng tôi cho quan trọng lắm, nó phải sát với tình hình thực tế. Chưa nói tới chất lượng lao động của ta nó có nhiều mặt rất hạn chế, tiếng rất hạn chế biết ít, tay nghề kém và nước Malaixia là nước theo đạo hồi, hiện nay người ta đang làm mô hình ở khu vực Châu Á về mặt hồi giáo.
Ở đây do lao động của ta có nhiều vấn đề cho nên nhiều người lao động của ta đi vào các nhà thờ hồi giáo tức về mặt tâm linh có vấn đề như thế, chưa kể năm ngoái lúc bấy giờ ta có 60 sinh viên người hồi giáo của ta sang bên đấy học, nhưng cho đến bây giờ theo nguồn tin chúng tôi nắm được có khoảng độ trên 80 người rồi, tức người ta tự đi học chứ không phải Nhà nước cử đi, người ta nói học làm mầm để xây dựng chủ nghĩa hồi giáo theo kiểu Malaixia ở khu vực này. Vấn đề này tôi đề nghị các nhà báo không nên nêu lên, nhưng có những vấn đề đáng phải nghiên cứu. Đấy là những vấn đề tôi thấy như thế, nên về mặt nghiên cứu là hệ thống thông tin nên có tập trung và nghiên cứu cho nó kỹ hơn, khi lao động đi.
Thứ hai phải nhấn mạnh chỗ này là phải có bồi dưỡng chất lượng lao động của ta trước khi đi cả tiếng và cả tay nghề cho nó rõ, chứ không thể bồi dưỡng có 15 - 20 ngày không thể giao dịch bình thường được. Đấy là một vấn đề của ý thứ hai tôi đề nghị như thế.
Vấn đề thứ ba, tôi thấy trong luật có nêu rồi, tôi hoàn toàn nhất trí về quỹ, nhưng quỹ này theo ý tôi, tôi muốn là không nên phân tán ở các doanh nghiệp, mà nên có khoản nộp lên mà tập trung quỹ này vào một Bộ là Bộ Lao động thương binh và xã hội chịu trách nhiệm theo một hệ thống để khi có vấn đề gì để giúp cho Chính phủ giải quyết, tôi cho quỹ này nên tập trung. Thực sự, quỹ này nếu mà nó phân tán ở các công ty khi mà xảy ra những vấn đề rủi ro thì không có kinh phí để giải quyết, nhất là các Đại sứ quán càng không có kinh phí để giải quyết. Tôi thấy Đại sứ quán Malayxia kêu hàng ngày phải đi làm thủ tục vì chết đột ngột, sứ quán đến người ta đã khâm niệm hết rồi, cho nên không tìm hiểu được nguyên nhân và cũng không có kinh phí để giải quyết.
Trong quỹ này nếu tập trung vào một Bộ quản lý, hàng năm Nhà nước có một khoản ngân sách và quỹ này có đóng góp của người lao động một phần thôi, các doanh nghiệp ngoài việc lập quỹ của họ thì có đóng góp lên quỹ này. Tôi thấy nhất trí có cái đó nhưng nên có tập trung và quản lý quỹ này để mà giải quyết những vấn đề rủi ro mà cần thiết phải chi phí.
Điều 7, Mục 10: "Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động" Theo tôi nghĩ cái này ta cứ bỏ đi, tôi đề nghị nên thôi ý 10 này. Thực ra, quan điểm của tôi không phải là bành trướng, nhưng tôi muốn khi hết thời hạn đó rồi, người lao động đó ở lại nước ngoài, người ta vẫn liên hệ, vẫn kiếm được tiền để đủ sống, nếu được nước sở tại chấp nhận thì theo tôi nghĩ cứ để người ta ở lại. Vừa qua chúng tôi đi Nam Mỹ có vấn đề là Nam Mỹ, ông bạn Trung Quốc, vấn đề này tôi đề nghị các nhà báo không nên nêu. Tức là Trung Quốc ở các nước Nam Mỹ, Trung Quốc người ta sang đây không bao giờ chết, người này chết thì người khác vào thay thế luôn và Nhà nước bỏ tiền ra người ta giải quyết. Cho nên người Trung Quốc sang các nước Châu Mỹ thì không bao giờ chết.
Cho nên chúng tôi đề nghị mục này ta nên thôi, bỏ đi, nếu người ta ở lại theo tôi nghĩ cũng là tốt, không có gì là không tốt, để ta có người, có Việt kiều. Tôi xin nói thật với các đồng chí, đi các nước Nam Mỹ Việt kiều của ta ít quá, mình cảm thấy xấu hổ. Theo tôi nghĩ mình đến các nước mà có người Việt kiều thì phấn khởi quá. Theo tôi người ta lao động hết thời hạn đấy rồi, nhưng người ta ở lại mà người ta chạy được giấy tờ ở nước sở tại thì tôi đề nghị nhất trí là ta không nên gò bó người ta, tôi đề nghị bỏ Mục 10 này đi. Mình không phải bành trướng đâu nhưng mình phải nghĩ lâu dài, vì đất nước của ta năm nay đã là 84 triệu rồi, dần lên đến 100 triệu, 100 triệu rõ ràng mình cũng phải xuất khẩu lao động, cũng phải đưa ra nước ngoài, người ta ở lại thì càng tốt chứ sao. Như Trung Quốc người ta khuyến khích, người ta tạo điều kiện, người ta bỏ tiền ra người ta giải quyết, nhưng ta không giải quyết nhưng ta bỏ cái này đi, không có khi người ta về có khi không tìm được việc làm mà lại có nhiều khó khăn. Cho nên theo tôi nếu người ta chạy được giấy tờ nước sở tại, người ta có thể đăng ký ở lại được theo tôi nghĩ cứ để cho người ta, ta cứ êm đi, bỏ câu này đi. Một ý tôi đề nghị Điều 7 có vấn đề đó.
Một ý nữa, tôi thấy rằng nghiên cứu về thị trường thì trước hết một số nước xung quanh ta và một số nước ở châu Mỹ, cái này có thể là một địa bàn hiện nay lao động của ta rất ít, nói chung chỉ có việt kiều là qua các thời kỳ lịch sử sang bên đó. Còn thực sự sang bên đó lao động thì rất ít, cho nên tôi đề nghị nghiên cứu có thể nghiên cứu mở rộng thị trường sang các nước Châu Mỹ, ngay cả các nước xã hội chủ nghĩa nếu cần thiết lao động theo tôi nghĩ cũng cần đưa sang. Tôi xin nói với các đồng chí, ví dụ Cu Ba họ đào tạo tay nghề cho công nhân của họ có trường đại học xuống tận huyện mà chỉ cần hô một tiếng có hàng vạn bác sỹ, hàng vạn giáo viên tự nguyện đi làm chuyên gia. Tôi cho rằng ông bạn Cu Ba họ làm được, ta cũng nên nghiên cứu có thể ta đưa người lao động đi làm ở các nước Nam Mỹ bằng nhiều hình thức, lao động có thể đi làm chuyên gia. Nhưng lao động của ta tức là phải có tay nghề theo tôi nghĩ nên mở rộng thêm, tất nhiên vùng này rất xa vùng này có thể nói là một mảnh đất rất màu mỡ giàu tài nguyên, đất đai rất tốt. Theo tôi cũng nên mở rộng thêm. Trong Luật tôi thấy lần này so với lần trước rất tốt, tôi đề nghị thêm ý đó, trong ý này rất nhiều ý tôi nhất trí

Các văn bản liên quan