Trích ý kiến của ĐBQH Tôn Nữ Thị Ninh – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Thứ Ba 09:14 05-09-2006

Kính thưa hội nghị.

Tôi xin có đôi lời bình luận chung trước khi đi vào nội dung cụ thể. Chúng tôi nghĩ đây là một luật mà nó đáp ứng nhu cầu lớn của xã hội, đồng thời nó được sự chú ý, quan tâm của cộng đồng quốc tế tại Việt Nam v à bên ngoài Việt Nam đối với quá trình đổi mới và hội nhập của Việt Nam. Do đó, chúng tôi nghĩ làm thế nào để văn bản nó đáp ứng được nhu cầu ngay sau khi nó có được hiệu lực, nghĩa là giá trị sử dụng của nó sẽ có ngay tức khắc, nhưng đồng thời nó tạo một khuôn khổ pháp lý, có thể có một định hướng ít nhất là trung hạn, ý chúng tôi muốn nói là do tính phức tạp của vấn đề, chúng ta làm thế nào nó đủ chung đồng thời cũng đủ cụ thể để sử dụng, ít nhất trong thời gian trung hạn.

Ý thứ hai, hình như chúng ta rõ ràng đang cố gắng vượt qua hai vấn đề: Vấn đề thứ nhất, chúng ta lo lắng về chính trị. Thứ hai, chúng ta lo lắng về tài chính, liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của hội. Cho nên nó mới chi phối những bình luận, phát biểu của chúng ta xung quanh vấn đề phân biệt mấy loại không? phần tài chính có khẳng định rõ ràng là có sự tài trợ của ngân sách hay không, quản lý Nhà nước sâu và cụ thể đến đâu v.v..... Chúng tôi có suy nghĩ đây là một văn bản luật cho nên chúng tôi nghĩ chủ yếu phải điều tiết bằng pháp luật. Còn nói thật các hội mà chúng ta đang lo với xu thế chung nó sẽ bung ra hết thì đã có những công cụ khác để điều tiết. Chúng ta nắm chính quyền, chúng ta có trong tay đủ phương tiện đối với các tổ chức khác.

Xin thưa các đồng chí, lồng những hoạt động phá hoại đâu phải chỉ trong những hội, trong những công ty mà bị rút ruột như thế theo một nghĩa nào đó, đó là phá hoại an ninh, kinh tế của đất nước, mà an ninh kinh tế cũng là an ninh. Cho nên ý chúng tôi muốn nói chúng ta không bị ám ảnh hội là cái ổ sắp tới cho sự lợi dụng về chính trị. Chính vì vậy tôi xin kiến nghị chúng ta hãy thoát khỏi ý nghĩ đó và lấy tư duy là tạo một không gian pháp l ý rõ rà ng, chặt chẽ, đủ thoáng để đáp ứng xu thế của thời đại và yêu cầu hội nhập của chúng ta. Với tinh thần như vậy chúng tôi xin đi vào nội dung cụ thể, chúng tôi cũng khẳng định lại và đồng t ình với nhiều nội dung của các đồng chí đ ã phát biểu và đặc biệt của anh Trân.

Tôi xin nói thêm về khái niệm trong định nghĩa hội: "Không vì mục đích lợi nhuận" Chúng tôi xin ủng hộ cách diễn đạt như vậy v ì nó phù hợp với tập quán quốc tế và xu thế chung. Đ ã từng có thời kỳ các tổ chức phi Chính phủ NGO tự gọi bản thân họ, đặc thù nổi trội của họ ngoài việc tự nguyện cái này đ ã khẳng định rồi.

Thứ hai là không lợi nhuận. Nhưng chính sự diễn biến của họ cho thấy nói như thế là không ổn, v ì tổ chức phi Chính phủ , các Hội hoàn toàn có thể hoạt động có thu nhập, nhưng mục đích không phải lợi nhuận, cho nên chúng tôi xin khẳng định là ủng hộ cách diễn đạt như ở Điều 1.

Tuy nhiên tại Điều 1, Khoản 1 chúng tôi đang phân vân về khái niệm cộng đồng, chúng tôi cũng chưa hiểu đây là cộng đồng nào là cộng đồng trực tiếp bao bọc hội làm nền tảng của hội, ở đây muốn nói là cộng đồng các dân tộc Việt Nam hay muốn nói xã hội và làm thế nào bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng một cách chung chung được. Cho nên chúng tôi xin đề nghị chúng ta tách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội và hội viên thì được, còn cùng lắm thêm là "phù hợp với lợi ích chung hoặc phù hợp với lợi ích của xã hội". Đây là cách để chúng ta hiểu với nhau loại hội chúng ta cho là nó sẽ gây hậu quả tiêu cực chSo lợi ích chung của xã hội thì chúng ta không tán thành, không ủng hộ, không tạo điều kiện. Chúng tôi đề nghị tách 2 ý đó.

Tôi xin phát biểu về vấn đề lợi nhuận và tài chính, chúng tôi thấy trong văn bản này quản l ý Nhà n ước về tài chính quá lỏng lẻo như anh Trân d ã nói và chúng tôi xin tán thành. Tôi đ ã từng tìm hiểu, v í dụ ở Canada Bộ nào quản lý các hội, chứ không phải cái tương ứng của Bộ Nội vụ lúc trước nghĩa là của các vấn đề trong nước đâu nghĩa là mà lấy Bộ Tài chính là vì tại sao? Vì Nhà nước ở đó họ quản các hội ở chỗ là anh không có được lợi dụng mục đích cao đẹp anh tuyên bố để trên thực tế anh làm vụ lợi. Cho nên ở đây chúng tôi thấy khi nói về thanh tra, kiểm tra không những chỉ có vấn đề tôn chỉ mục đích mà cả nguyên tắc không, vì mục đích lợi nhuận phải nói rất rõ như thế. Vì vậy chúng tôi cũng kiến nghị luôn là trong trách nhiệm quản lý Nhà nước phải có Bộ Tài chính chứ không phải không có Bộ Tài chính, trong lúc đó ngược lại thì Bộ chuyên môn riêng cá nhân tôi chưa ngã ngũ suy nghĩ có lẽ để các đồng chí khác phát biểu, có lẽ nhiều quá như thế sẽ rườm rà. Nhưng tối thiểu chúng tôi nghĩ Bộ Nội vụ qu ản hội đó có quyền tiếp tục tồn tại hay không, giải thể hay không giải thể với những vấn đề như thế.

Thứ hai, vấn đề tài chính là Bộ Tài chính. Còn nó có đi chệch hướng mục đích của nó hay không thì trước hết tôi nghĩ chính là hội viên với đầy đủ trách nhiệm của mình, đại hội của hội đó phải xem xét việc đó. Về mặt chính trị chúng tôi nghĩ là phải quản lý Nhà nước về hoạt động hợp tác quốc tế của hội, còn cụ thể như thế nào có lẽ vấn đề này phải suy nghĩ thêm hoặc có một văn bản hướng dẫn. Cá nhân tôi xin có một gợi ý sơ bộ như sau. Hiện nay những tổ chức phi Chính phủ quốc tế dưới sự quản lý của Ủy ban về công tác các tổ chức phi Chính phủ quốc tế, đứng đầu là một Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị là Phó Chủ tịch thường trực. Chúng tôi nghĩ đằng nào họ cũng liên quan đến quốc tế, hợp tác quốc tế giữa những tổ chức phi Chính phủ nước ngoài và các đối tác trong nước thì chúng tôi nghĩ phải chăng Điểm 5, Điều 7 giao cho Ủy ban đó thêm một chức năng, đó là một suy nghĩ hết sức sơ bộ của chúng tôi.

Phần tài chính ở Điều 30 cũng theo tinh thần này chúng tôi xin phản ánh một thực tế. Ví dụ Tổ chức quỹ Châu Á hiện giờ đang hoạt động ở Việt Nam. Đâu có phải là họ không có nguồn của ngân sách Chính phủ, Bộ Ngoại giao Mỹ là 1 trong những bên tài trợ cho tổ chức đó, nhưng tổ chức đó vẫn tự coi là phi Chính phủ và là hội độc lập v.v... Đó chỉ là một trong các nguồn tài trợ. Chúng tôi xin kiến nghị để giải đáp phân vân của một số đồng chí đối với loại hội cho đến bây giờ hưởng ngân sách Nhà nước ở Điểm 1, Điều 30 và Mục b, chúng ta chỉ cần nên thêm "tài trợ của Nhà nước hoặc tài trợ công, tài trợ của tổ chức cá nhân trong nước v.v...". Nhưng không nên dùng chữ "ngân sách", vì vấn đề hội nhập quốc tế, "ngân sách" là lập tức chúng ta sẽ bảo thôi, thì chính sách hội nó không còn nữa, còn tài trợ công thì chúng ta cho là được. Vì khi tài trợ công, hàm ý đây là tài trợ để làm một việc cụ thể và chỉ cần báo cáo kết quả của việc làm đó thôi, chứ không phải là trực thuộc hoàn toàn ở Nhà nước. Đó là chỉ nói lên về đối ngoại thôi để cho nó chặt về đối ngoại.

Vì lẽ đó, chúng tôi đề nghị bỏ khái niệm "nộp thuế", nếu đã chấp nhận nguyên tắc là không phải vì mục đích lợi nhuận th ì ở Điều 25 đề nghị bỏ chữ thuế ở chỗ nộp thuế. Cuối cùng chúng tôi xin có một ý nữa là, có một đại biểu nói là không những nên tránh việc ở Điều 6 tên không trùng lắp về lĩnh vực hoạt động. Chúng tôi thấy cái đó không phù hợp với tinh thần khuyến khích các loại hoạt động khác nhau, không thể quy định vào thời buổi bây giờ, thời đại bây giờ mà trên một lĩnh vực chuyên môn chỉ có một hội, đây không nên nhầm lẫn với bên tôn giáo, tôn giáo thì nó khác. Ở đây các hội trong các hội chuyên môn có thể có vài ba hội trên cùng một lĩnh vực chuyên môn.

Các văn bản liên quan