Trích ý kiến của ĐBQH Tào Hữu Phùng – Tỉnh Hà Tây

Thứ Ba 09:46 30-05-2006

Tôi xin đóng góp một số ý kiến cụ thể vào dự thảo Luật Chứng khoán. Về một số nhận xét chung thì tôi cho rằng đây là một luật chuyên ngành rất sâu về lĩnh vực chuyên môn. Ban soạn thảo đã tiếp thu đầy đủ những ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của đại biểu Quốc hội chuyên trách và ý kiến thẩm tra của Ủy ban kinh tế ngân sách. Theo tôi đánh giá đến Tờ trình này, dự thảo này trình ra Quốc hội thì về chất lượng theo yêu cầu, thể hiện trên mấy nét cơ bản như sau:

Thứ nhất, luật này ra sau, nhưng đã tuân thủ, kế thừa những luật trước có liên quan, đặc biệt là Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư và Luật Ngân sách Nhà nước, Pháp lệnh quản lý ngoại hối. Nói chung là không để có sự xung đột pháp luật. Tôi đánh giá rất cao ở chỗ luật này đã quán triệt nguyên tắc cải cách thủ tục hành chính. Tất cả những thủ tục, những giấy phép gây phiền hà thì đ ã thấy được giảm thiểu đến mức tối đa cần thiết, cho nên đảm bảo thông thoáng cho các nhà đăng ký kinh doang chứng khoán rất thuận lợi.

Đi vào cụ thể, theo gợi ý của Đoàn Chủ tịch tôi thấy có vấn đề tôi xin bày tỏ quan điểm của mình:
Thứ nhất, đ ịa vị pháp lý của Ủy ban chứng khoán Nhà n ư ớc, nh ư Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban kinh tế ngân sách có nêu lên mấy mô hình, theo tôi theo dõi, phổ biến hiện nay trên thế giới ng ư ời ta áp dụng mô hình Ủy ban chứng khoán trực thuộc Bộ Tài chính. Thực tế ở Việt Nam, từ năm 1997 đến tháng 3 năm 2004 Ủy ban chứng khoán của chúng ta là mô hình trực thuộc Chính phủ. Trong suốt 7 năm vừa rồi phải nói là thị trường chứng khoán của Việt Nam hoạt động kém phát triển và không hiệu quả, đi rất chập chững. Từ tháng 3 năm 2004, Ủy ban chứng khoán chuyển về Bộ Tài chính đến nay, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tài chính là một thành viên Chính phủ thì tôi thấy là thị trường chứng khoán có nhiều khởi sắc và bước đầu đ ã phát triển. Gần đâ y các vị đại biểu Quốc hội thấy nó có sự phát triển rất mạnh, ta có cảm giác phát triển nóng thị tr ường chứng khoán. Tôi thấy mô hình để Bộ tr ư ởng Bộ Tài chính chỉ đạo sẽ phù hợp với thông lệ quốc tế và các n ước xung quanh ta như Đô ng Nam Á, Thái Lan, ASEAN cũng theo mô hình này. Theo tôi kênh huy độn g thị tr ư ờng chứng khoán chỉ là một kênh và một yếu tố hình thành thị tr ường tài chính tiền tệ. Để trong Bộ Tài chính chỉ huy chung sẽ rất tốt, phối hợp được các kênh về thị trường , tập trung chỉ đạo Tổng tư lệnh là Bộ tr ưởng Bộ Tài chính thì nó sẽ đ iều hòa phối hợp được c ơ chế, chính sách và nó trợ giúp cho Ủy ban chứng khoán đ i đúng h ướng và hoạt độn g tốt.
Trên cơ sở đó tôi thấy nhiều ưu đ iểm đặ tra nếu nó ở trong mô hình Bộ Tài chính hiện nay. Tôi nhất trí quan đ iểm của Ban soạn thảo và của Ủy ban kinh tế ngân sách là trong thời gian tr ước mắt hiện nay chúng ta nên để mô hình địa vị pháp lý của Ủy ban chứng khoán là một c ơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tài chính nh ư ng tôi đồng ý là phải quy định về những quyền hạn độc lập chuyên môn của Ủy ban chứng khoán. Như Kiểm toán Nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, tôi thấy đó là một mô hình tốt.

Hiện nay thị trường chứng khoán chúng ta đ ang hoạt đ ộng ổn đ ịnh, bước đ ầu có nề nếp thì chúng ta không nên sáo trộn vào tổ chức, cứ để như hiện nay. Tôi tán thành trong thời gian tươ ng lai dài hơn, thị trường chứng khoán chúng ta phát triển mạnh, vững chắc thì chúng ta có thể sẽ sắp xếp lại thành một mô hình như thế nào đó cho phù hợp, khi đó sẽ trình Quốc hội xem xét sau.
Đi vào cụ thể mấy điều tôi thấy cần góp ý thêm cho nó phù hợp và thống nhất trong luật, một số đ iều cụ thể tôi xin tham gia.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban chứng khoán tại Đ iều 8. Tôi tán thành về c ơ bản, nhưng đối chiếu với Đ iều 8 và các điều sau, ví dụ như ở Đ iều 67, Đ iều 68, Đ iều 71 thì nó lại không phù hợp với Đ iều 8. Tôi đề nghị một là phải sửa Điều 8, hai là phải chỉnh lý các điều sau cho phù hợp, ví dụ như tại Đi ều 67, Đ iều 67 nó không phù hợp với Đ iều 8 chỗ nào, trong Đ iều 8 không cho phép Uỷ ban Chứng khoán có quyền thay đổi tên công ty, tạm ngừng hoạt đ ộng, thành lập chi nhánh ở nước ngoài.
Ở Đ iều 68, tại Khoản 1 cũng thế, cũng trái với Đ iều 8 của Luật Chứng khoán. Khoản 1, Điều 8 nói thế này: Công ty chứng khoán, công ty quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện việc chia tách, sát nhập, hợp nhất, chuyển đổi phải được sự chấp thuận của Uỷ ban chứng khoán. Điều 8 không cho phép Uỷ ban chứng khoán làm điều này. Điều khác lại quy định việc này do Thủ tướng Chính phủ quy định. Tôi đề nghị xem lại Khoản 1, Điều 68.

Cũng như khoản 1, Điều 74 quy định Công ty chứng khoán, công ty quản lý đầu tư chứng khoán phải giải thể, được tự giải thể, nhưng trước khi hoạt động phải được sự chấp thuận của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Hay việc giải thể , đầu tư chứng khoán phải theo luật giải thể doanh nghiệp, nhưng một điều tiên quyết là phải được chấp thuận của Uỷ ban Chứng khoán. Tôi tán thành điều này, nhưng những điều này phải đối chiếu, phải dẫn chiếu với Điều 8. Một cách xử l ý thứ nhất là phải bổ su ng vào Điều 8 một số quyền hạn cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, thứ hai là phải sửa Điều 67, 68, 71 th ì nó sẽ phù hợp.

Ý cuối cùng tôi có nhận xét, trong các đ iều khoản quy đ ịnh về nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán, của Trung tâm giao dịch chứng khoán, của Công ty chứng khoán và công ty quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán thì các điều khoản quy đ ịnh về nghĩa vụ của các đơn vị này rất đầy đủ, rất chi tiết. Nhưng có một nghĩa vụ rất quan trọng của các đ ơ n vị doanh nghiệp này về nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước theo quy đ ịnh của pháp luật thì các đồng chí bỏ quên, không biết có phải quên hay các đồng chí cố tình không đưa vào.

Báo cáo với Quốc hội, hiện nay một trong các tình trạng của các doanh nghiệp là trốn thuế, nợ thuế, rồi gian lận thương mại, không chấp hành nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, gây khó khăn cho chúng ta rất nhiều. Ví dụ như trong pháp luật, quy định là phải chấp hành quy định của Luật Thống kê, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán nhưng các luật nghĩa vụ đối với ngân sách các đồng chí không quy định. Tôi đề nghị là đối chiếu với tất cả các điều trong dự thảo luật quy định nghĩa vụ cho các Công ty chứng khoán này phải nên thêm một điều nữa là nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Các văn bản liên quan