Góp ý của Chi nhánh VCCI Khánh Hoà

Thứ Ba 00:29 30-05-2006
[size=18]Góp ý vào Dự thảo thông tư thay thế Thông tư 172

Phần a : Phạm vi áp dụng :

Mục II : Ngoài 4 đối tượng không chịu thuế xuất nhập khẩu – đề nghị : thêm đối tượng 5 hàng các doanh nghiệp Việt Nam nhập về VN do các Ngân hàng quốc tế bảo lãnh phải đưa vào kho ngoại quan chờ tiêu thụ tại VN nên chỉ nộp thuế khi xuất cho thị trường VN khi hàng ra khỏi kho ngoại quan.

Phần b : Căn cứ tính thuế :

Mục II:
- Điểm 3/3.1 : Giá tính thuế đối với phương tiện vận tải đi thuê – đề nghị : đối với vận tải biển, việc thuê phương tiện vận tải có thể là thuê chuyến, thuê định hạn. Theo thông lệ không nên đánh thuế vào loại hình thuê phương tiện này.
- Điểm 3/3.2 : Giá tính thuế đối với phương tiện vận tải đưa ra nước ngoài sửa chữa – đề nghị : không đánh thuế chi phí sửa chữa thực phải trả, ngoại trừ các trang thiết bị có giá trị lớn mua mới được lắp đặt trên tàu.
Trong hoá đơn chi phí sửa chữa gồm : phần vật tư + tiền công + thuế cho nước sở tại. Chỉ nên đánh thuế trên gia sthiết bị mới, không nên đánh thuế phần công sửa chữa và phần thuế.
- Điểm 3/3.6.1 : Cần phải tính đến đặc tính của thiết bị là hàng hoá mới khi nhập khẩu vào Việt Nam và những loại thiết bị thời gian sử dụng 3 năm đã lạc hậu.
- Điểm 3/3.6.2 : Cần xem lại việc tính thuế nhập khẩu đối với hàng hoá đã qua sử dụng trên % giá hàng hoá mới; không thể dựa vào giá hàng hoá mới để tính thuế đối với loại hàng này.

Phần c : Đăng ký, Kê khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và Nộp thuế :

Mục II, Điểm 2 : Thêm từ “số lượng” vào đoạn “Đối với những trường hợp bắt buộc phải có giám định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng , để đảm bảo chính xác ... thì thời hạn thông báo thuế được kéo dài hơn, nhưng tối đa không được quá 15 ngày làm việc”
Mục III, Điểm 2 : Đối với hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất xuất khẩu, nếu hết thời hạn 9 tháng chưa xuất được vì lý do thị trường, hàng bị trả lại, trục trặc L/C , tàu biển ... thì không nên phạt và không nên không được tiếp tục áp dụng thời hạn nộp thuế 9 tháng (hoặc hơn 9 tháng) của các lô hàng sau.

Phần D : Miễn thuế, Xét miễn thuế, Giảm thuế :

Nên xem xét trường hợp các hãng sản xuất ở nước ngoài gởi mẫu sản phẩm để công ty ở Việt Nam chào hàng (hàng điện máy, thiết bị vô tuyến, điện thoại, thiết bị văn phòng, ...) với số lượng ít, không mang tính kinh doanh – có được áp dụng như phần D/II/4/4.6 không ; cụ thể trong trường hợp : do các doanh nghiệp kinh doanh trong lãnh vực giao nhận vận tải đảm nhận việc vận chuyển và làm các thủ tục hải quan.

Mục II :
- Điểm 4/4.1 : Thêm “người Việt Nam đi du lịch nước ngoài” vào đoạn : “ Đối với các tổ chức, cá nhân được Nhà nước cử đi công tác, học tập ở nước ngoài hoặc người Việt Nam đi du lịch nước ngoài, ngoài tiêu chuẩn hành lý cá nhân xuất cảnh nếu có mang theo hàng hoá làm quà biếu, tặng cho các tổ chức, … định mức miễn thuế xuất hàng quà biếu, quà tặng.”
- Điểm 4/4.1 & 4.2 : Định mức hàng quà biếu, quà tặng được miễn thuế xuất khẩu – đề nghị : đối với cá nhân không vượt quá 1,5 triệu hoặc 100 USD.
- Điểm 4/4.6 : Phần : Thủ tục, hồ sơ xét miễn thuế hàng quà biếu, quà tặng, bao gồm :
“ Công văn đề nghị xét miễn thuế của doanh nghiệp vận tải (trong đó hàng của tổ chức, cá nhân nào và cam đoan sử dụng đúng mục đích) “ đề nghị bỏ đoạn “và cam đoan sử dụng đúng mục đích” vì doanh nghiệp vận tải không phải là người sử dụng hàng nên không thể cam đoan thay cho chủ hàng về việc sử dụng hàng đúng mục đích.

Phần E : Hoàn lại thuế, truy thu thuế :

Mục I :
- Điểm 2 : Trình tự giải quyết hoàn lại thuế được thực hiện như sau :
Thêm “1.9”và “ hoặc không thu thuế xuất khẩu” vào đoạn “ Đối với các trường hợp 1.8 và 1.9, điểm 1, mục 1, phần E, Tổng cục Hải quan căn cứ vào hồ sơ theo quy định để kiểm tra, xem xét và ký quyết định hoàn lại thuế (hoặc không thu thuế) cho các đối tượng. Riêng đối với việc giải quyết không thu thuế nhập khẩu khi hàng xuất khẩu buộc phải nhập khẩu trở lại , Cục Hải quan các tỉnh, thành phố căn cứ vào điều kiện, hồ sơ quy định tại tiết 1.8 và 1.9 điểm 1, mục I, phần E, Thông tư này để xét và ra quyết định không thu thuế nhập khẩu hoặc không thu thuế xuất khẩu “
- Điểm 3 : Phần “ Thời hạn xét hoàn thuế “ đề nghị viết lại :
“Trong thời hạn 15 ngày (không phải 30 ngày) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo đúng quy định của đối tượng được xét hoàn lại thuế, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm ký hoàn lại thuế cho các đói tượng được hoàn lại thuế theo thẩm quyền quy định. Trường hợp từ chối hoặc không đáp ứng đủ hồ sơ theo quy định thì cơ quan xét hoàn thuế phải có văn bẳn trả lời cho đối tượng xin hoàn thuế , trong đó ghi rõ lý do trong vòng 5 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận hồ sơ xin hoàn thuế của đối tượng xin hoàn thuế. Cơ quan có thẩm quyền phải hoàn thuế cho đối tượng được hoàn thuế trong vòng 5 ngày (ngày làm việc ) kế từ ngày ký quyết định hoàn thuế. Nếu quá thời hạn quy định, cơ quan có thẩm quyền không hoàn thuế cho đối tượng được hoàn thuế thì phải tính thuế suất ngân hàng theo thời điểm đó cho đối tượng được hoàn thuế. “

Mục II/4 : Đề nghị sửa lại như sau :”Thời hạn nộp thuế phải truy thu là trong vòng 05 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày đối tượng nộp thuế ký nhận quyết định truy thu. Nếu quá thời hạn quy định nêu trên mà mà đối tượng nộp thuế chưa nộp thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điểm 1 Mục I Phần G Thông tư này.”

Phần G : Xử lý vi phạm :

Mục I : Xử lý vi phạm về thuế :
- Điểm 1: Phần “Đối với đối với đối tượng nộp thuế” – Thông tư ghi chi tiết quy định cụ thể.
- Điểm 2 : Phần “ Đối với cán bộ thuế và cá nhân khác” – Thông tư ghi sơ sài – đề nghị phải quy định cụ thể như quy định cho đối tượng nộp thuế.
Đoạn :”Đối với cán bộ thuế và các cá nhân khác vi phạm Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu... . Cán bộ và cơ quan thu thuế cố tình xử lý sai thì đối tượng nộp thuế vẫn phải bị truy thu đủ số thuế còn thiếu, ...” là vô lý vì “cố tình xử lý sai” (không phải vì lý do khách quan dẫn đến việc xử lý sai).
Đoạn : “... nếu việc truy nộp đủ số thuế mà gây thiệt hại cho đối tượng nộp thuế thì cán bộ, cơ quan thu thuế phải bồi thường theo quy định của pháp luật” đề nghị phải quy định cụ thể từng hình thức gây thiệt hại cho đối tương nộp thuế – tương ứng với từng hình thức xử lý theo từng trường hợp vi phạm đối với cán bộ, cơ quan thu thuế.

Mục II : Thẩm quyền xử lý vi phạm về thuế :
Cần phải quy định rõ trong mục này cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm về thuế đối với Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Chi cụ Hải quan, cán bộ thuế ... ( như : áp mã số thuế sai, tính sai thuế, hoàn thuế không đúng thời hạn, ...)


[b]Nhận định chung :

1. Dự thảo thông tư này rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu và dễ áp dụng hơn nhiều so với Thông tư 172.
2. Dự thảo vẫn chưa xoá bỏ được sự bất bình đẳng trong quan hệ giữa đối tượng nộp thuế với cơ quan Nhà nước; Ví dụ : - Không đề cập đến phải hoàn thuế cho đối tượng nộp thuế do cán bộ hải quan áp mã số sai, tính thuế sai (cao hơn so với thực tế đúng số phải nộp). – Không đề cập đến thời hạn hoàn thuế cho đối tượng nộp thuế sau khi ký quyết định hoàn thuế mà chỉ quy định “Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo đúng quy định của đối tượng được xét hoàn lại thuế, cơ quan có thẩm quyền có quyết định hoàn lại thuế ...” – Trong khi truy thu thuế thì quy định rất rõ “ Thời hạn nộp thuế phải truy thu là trong vòng 05 ngày (ngày theo lịch) kể từ ngày ký quyết định truy thu”
Trong phần xử lý vi phạm :
• Đối với đối tượng nộp thuế : đưa ra khá nhiều vi phạm ( 46 dòng)
• Đối với cán bộ thuế và cá nhân khác : đưa ra rất chung chung ( chỉ có 6 dòng)

[b]Câu hỏi :
1. Nếu tàu đi sửa chữa ở nước ngoài bằng phương tiện tự di chuyển thì giá tính thuế được tính như thế nào ?
2. Khi Hải quan yêu cầu giám định lại lô hàng xuất nhập khẩu và kết quả giám định đúng với thông tin DN đã khai báo thì ai sẽ chịu chi phí có liên quan đến việc giám định như: phí giám định, phí lưu bãi, bốc xếp, ... và những thiệt hại do hàng chậm tiêu thụ, ...?

[b]Một số ý kiến khác có liên quan đến thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu :

• Hiện nay, theo các quy định của Nhà nước, khi doanh nghiệp nhập thiết bị đồng bộ thì được miễn thuế hoàn toàn nhưng nếu nhập một số phụ tùng, linh kiện từ nước ngoài và sử dụng số chi tiết còn lại được sản xuất trong nước để tiết kiệm ngoại tệ và tạo việc làm cho người lao động thì phải nộp thuế cho phụ tùng, chi tiết nhập khẩu. Điều này sẽ không khuyến khích được tiết kiệm chi phí, ngoại tệ, không khuyến khích các doanh nghiệp sáng tạo, tự sản xuất.
• Trong khi các dự án xây dựng khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu đối với các trang thiết bị cho khách sạn thì các dự án xây dựng khách sạn do các doanh nghiệp trong nước đầu tư phải nộp thuế cho các laọi thiết bị này. Quy định này tạo ra sự bất bình đẳng trong môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
• Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp xuất khẩu nếu không thực hiện thanh toán 100% qua ngân hàng sẽ không được hoàn thuế VAT. Quy định này đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc thanh toán với khách hàng. Cần có những quy định tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp khi lựa chọn hình thức thanh toán, việc hoàn thuế VAT không nên phụ thuộc vào phương thức thanh toán.
• Đối với những mặt hàng Nhà nước cấm nhập khẩu nhưng được sản xuất và tiêu thụ trong nước như thuốc lá nên quy định cho nhập đối với trường hợp nhận hàng mẫu (số lượng ít) để tham khảo chất lượng, để sản xuất hàng xuất khẩu ...Vì thiếu những quy định như vậy dẫn đến việc các doanh nghiệp trong nước mất cơ hội sản xuất và khách hàng.

Đề nghị Bộ Tài chính xem xét lại các quy định này.


[b]Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Khánh Hoà

Các văn bản liên quan