Trích ý kiến của ĐBQH Nguyễn Hữu Đồng – Tỉnh Nam Định

Thứ Năm 14:15 31-08-2006

Kính thưa Hội nghị,
Từ sáng đến bây giờ các đại biểu có nêu, trong đó có một số ý cũng nêu lên băn khoăn, trăn trở về nguyên tắc cư trú, sở hộ khẩu, tôi thấy có mấy ý kiến:
Trước hết, quan điểm cá nhân tôi thấy hoan nghênh Ban soạn thảo chuẩn bị nội dung này, tôi cho rằng là phù hợp với hiện tại và cũng là áp dụng trong thời gian tới tương đối điều chỉnh. Ở đây tôi chỉ xin trong các bố cục, riêng một số nội dung và các điều, đề nghị Ban soạn thảo cái gì nó liên đới mới đến dân, mà có tính chất trước đây chúng ta ở thời kỳ bao cấp thì nó mang tính phải chạy chọt làm hành dân thì bây giờ rút bớt các nội dung ra.
Tôi nói ví dụ như Điều 30, sáng nay đại biểu Nam ở Bình Dương có nói, kể cả Khoản 3 và Khoản 4, chỗ này là Nhà nước phải có trách nhiệm với người dân. Khoản 3 có thể là: "Khi thay đổi địa giới hành chính, đường phố" và tôi đề nghị là cả số nhà nữa, thì cơ quan quản lý cư trú có thẩm quyền, căn cứ vào đó thay đổi địa giới hành chính phải chịu trách nhiệm.
Còn Khoản 4 thì bỏ, bởi vì luật pháp sinh ra là do Nhà nước, do quy hoạch và do các địa phương thì phải tập trung thì nó đỡ cho dân ở chỗ này. Tôi cho rằng đưa ra loại này là phù hợp. Tương tự như vậy các điều kể cả Điều 31 đăng ký tạm trú, tôi thấy riêng về cư trú tôi rất tán thành những ý kiến anh Phan Anh Minh ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi quan điểm là chỉ cần cư trú thường xuyên và lưu trú, còn đưa tạm trú thì nó lại trở thành mập mờ để cho người thi hành các giấy tờ này cũng có điều kiện để hành dân và ngược lại người dân cũng khổ giữa lưu trú với tạm trú. Cho nên, về cư trú tôi thấy chỉ cần tập trung cư trú thường xuyên và lưu trú thì nó đảm bảo và không phiền hà, nếu đẻ thêm 3 hình thức này thì vừa tốn thời gian, vừa gây nhiều phiền hà, phức tạp. Đó là tôi thấy như vậy.
Còn quan điểm của tôi, trước hết về vấn đề hộ khẩu quan điểm tôi nhất trí như Ban dự thảo và phân tích của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bởi vì chúng ta nêu nên quyền tự do, sáng nay cũng nhiều ý kiến các vị nêu nên băn khoăn trăn trở, riêng tôi thấy hộ khẩu của thời bao cấp là do các điều kiện để đáp ứng nhu cầu vật chất hay nhu cầu cần thiết của một con người cụ thể thì đều như vậy. Nhưng đến bây giờ chúng ta thấy các điều kiện hoàn cảnh này cơ bản đã được đáp ứng, nhưng quan trọng hơn là chúng ta đang chuyển sang thời hội nhập, quản lý hộ chúng ta thấy bây giờ đang rất sơ hở, chúng tôi có cảm giác rất sơ hở. Cho nên tập trung hộ khẩu để nó vừa thực hiện ngay từ cơ sở cho đến Trung ương nắm được vững chắc hơn và trong phát triển kinh tế xã hội thì chúng ta bây giờ vẫn đang nêu dân số, hộ khẩu, diện tích và bình quân để tính toán đầu tư cho dân số trên một đơn vị diện tích, bây giờ trong các xư lý của Tổng Cục Thống kê cả nước vẫn là sử dụng có hộ khẩu. Cho nên tôi thấy lý giải cũng nhiều đại biểu nêu rồi còn quan điểm của tôi, tôi cho rằng vẫn sử dụng. Chỉ có quan trọng về mặt sau này, thủ tục hành chính để thực hiện sổ hộ khẩu này như thế nào để làm cho nó không phiền hà đến dân và người thi hành tập trung tốt được. Đặc biệt một số nội dung tôi thấy ở các điều mà sáng nay đại biểu nào có nêu lên làm sao hộ khẩu này và đăng ký hộ khẩu này nó thuận lợi để dân tự giác, người ta cảm thấy không phiền hà thì quản lý xã hội của chúng ta sẽ chắc. Nếu chúng ta lại càng gây những giấy tờ đòi hỏi phải đủ các thứ, thứ này, thứ khác, tôi cho rằng cái quan trọng là giấy tùy thân đó là chứng minh nhân dân đã có rồi. Còn hộ khẩu để nắm chiều sâu của nó và nó phục vụ cho kể cả trong quá trình thực hiện chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội của chúng ta được tốt. Về vấn đề hộ khẩu như vậy.
Còn về vấn đề tập trung là thủ tục, chúng tôi thấy đề nghị Ban soạn thảo các đồng chí xem xét, một là trong thực tiễn hiện nay và hộ khẩu cũng thế tôi cho rằng kể cả từ Điều 21 nói rất rõ rồi, mà hiện tại đến bây giờ chúng ta không tranh luận. Ví dụ anh Cường phó đoàn của Hà Nội anh nói ngay gia đình anh cũng là hai sổ hộ khẩu, cho nên cái này thực tiễn đã có rồi mà trong quá trình quản lý khu vực rồi, cho nên chúng ta không phải tranh luận nhiều, vì nó là phù hợp. Tôi cho rằng mở rộng việc này tương đối thoáng, chúng ta chỉ còn mỗi bước đi đó là cụ thể hóa sau này về triển khai có thực hiện không? Đó là vấn đề thứ ba.
Cuối cùng Điều 2, đối tượng áp dụng, một số đại biểu cũng có nói với chúng tôi riêng về người nước ngoài nên đưa ra Luật Xuất nhập cảnh điều chỉnh, chỗ này không cần đưa vào trong này nữa.

Các văn bản liên quan