Trích ý kiến của ĐBQH Hoàng Thanh Phú – Tỉnh Thái Nguyên

Thứ Năm 14:27 26-10-2006
Kính thưa Quốc hội!

Tôi cho rằng Dự thảo Luật trình Quốc hội cho ý kiến để thông qua là tương đối hoàn chỉnh. Tuy vậy, tôi xin phép tham gia 3 ý kiến.

Ý kiến thứ nhất là về phạm vi điều chỉnh. Về phạm vi điều chỉnh, chúng tôi đề nghị Quốc hội xem xét là nên điều chỉnh cả việc công chứng và chứng thực vì ba lý do sau.

Lý do thứ nhất, giải trình của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội rất đúng về luật pháp, về phân luồng, nhưng phải nghĩ đến vấn đề liên quan đến tạo điều kiện cho dân trong quá trình xây dựng luật. Hiện nay thực tế đối với dân trong vấn đề công chứng và chứng thực các nội dung về vấn đề chứng thực chiếm tỷ lệ rất lớn. Do thủ tục hành chính của chúng ta, cho nên đòi hỏi dân phải nhiều văn bản chứng thực. Cho nên nếu tách ra hai cơ quan như thế này, tôi cho rằng chưa tạo điều kiện tốt cho dân.

Lý do thứ hai, đối với các cơ quan hành chính của chúng ta hiện nay đã quá tải rồi, trong thực tế quá tải hiện nay ta cứ tiếp tục giao những nhiệm vụ về hành chính cho các cơ quan hành chính, tôi cho rằng càng quá tải, cho nên không nên giao chứng thực cho Uỷ ban nhân dân các cấp.

Vấn đề thứ ba, ta có xu hướng về hình thành sang dịch vụ công, chuyển sang hoặc làm các dịch vụ công. Ở đây, tôi nhất trí với việc chuyển dần công chứng sang làm dịch vụ công, nhưng trong điều kiện trước mắt nếu như các tổ chức công chứng này chỉ có thực hiện công chứng không thôi thì tôi cho rằng phát triển rất chậm và không phát triển được vì hiện nay công chứng không nhiều, công chứng hiện nay chỉ nằm trong hợp đồng, hợp đồng thì có người thực hiện hợp đồng công chứng, có người không thực hiện công chứng. Do vậy, tôi đề nghị nên có xem xét kể cả phạm vi điều chỉnh, kể cả chứng thực. Đấy là ý kiến thứ nhất, chúng tôi đề nghị Quốc hội xem xét.

Ý kiến thứ hai, đề nghị Quốc hội xem xét về tổ chức công chứng, ở đây theo Dự thảo luật thì có hai hình thức.

Một là vẫn duy trì Phòng công chứng.

Hai là Văn phòng công chứng.

Tôi đề nghị bây giờ tạo điều kiện cho dân thì nên tổ chức những dịch vụ công chứng có lẽ thuận lợi nhiều hơn cho dân. Thà ta đưa ra một ít tiền để làm dịch vụ, để làm vấn đề này. Cho nên theo tôi trong luật này nên chỉ tổ chức một loại hình vấn đề công chứng là Văn phòng công chứng. Còn đối với các Phòng công chứng hiện nay nên chuyển sang làm dịch vụ luôn, không nên chờ thời gian nữa, tôi nghĩ không cần thiết phải chờ thời gian. Tất cả những Phòng công chứng hiện nay đang là cơ quan Nhà nước thì chuyển sang làm dịch vụ, tức là chuyển sang cơ quan sự nghiệp có thu có lẽ tốt hơn. Chúng tôi đề nghị nên chỉ có một loại hình là Văn phòng công chứng. Đấy là ý kiến thứ hai.

Ý kiến thứ ba, liên quan đến vấn đề công chứng viên, trong luật có quy định bổ nhiệm công chứng viên. Tôi đề nghị xem xét có nên dùng từ "bổ nhiệm" hay không? Hay là dùng từ "chứng thực" anh ấy là công chứng viên, bởi vì anh chỉ cấp thẻ thôi. Vì công chứng viên ở đây phần lớn sau này sẽ chuyển sang làm dịch vụ, chứ không phải là cán bộ viên chức Nhà nước, không thuộc là cán bộ viên chức Nhà nước. Cho nên, không thể gọi là cơ quan Nhà nước để quyết định bổ nhiệm cái này được, nên gọi nó là chứng thực công chứng viên, cấp được chứng thực này bằng một thẻ, đấy là ý thứ ba.

Một số vấn đề cụ thể, chúng tôi đề nghị xem xét mấy điều thế này:

Thứ nhất, Điều 22 giao cho Sở Tư pháp có quyền tạm đình chỉ, cái này cần quy định rõ là Giám đốc Sở Tư pháp, không nên gọi là Sở Tư pháp chung chung, Điều 22 tôi đề nghị sửa như vậy.

Liên quan đến Điều 28, Khoản 5 Văn phòng công chứng bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động trong trường hợp không hoạt động liên tục trong 3 tháng, cái này trang 11, trong Khoản 5 tức là trong quá trình hoạt động Văn phòng công chứng bị thu hồi giấy phép, nếu không hoạt động liên tục 3 tháng, đấy là Điều 28. Điều 31 nội dung công bố hoạt động, ở đây mới ghi 2 khoản thôi, còn một cái nữa là phải công bố hoạt động này trên các phương tiện thông tin đại chúng là khi bị giải thể. Nên thêm một khoản nữa là khi bị giải thể cũng phải công bố, ở Điều 31 chỉ thấy thành lập hoặc khi thay đổi, nhưng cần phải có khi giải thể.

Các văn bản liên quan