Trích ý kiến của Đại biểu Trần Việt Hưng – Hoà Bình về Dự thảo Luật bồi thường nhà nước.

Thứ Ba 16:33 26-05-2009

Tôi xin được tham gia một số ý kiến liên quan đến dự thảo Luật bồi thường Nhà nước gồm những nội dung như sau:

Thứ nhất, về tên gọi, trước đây tôi cũng đã có theo dõi rất kỹ về tên gọi cũng thấy rằng nhiều đại biểu Quốc hội có đến 90% là không đồng ý với tên là Luật bồi thường Nhà nước khi mà Ban soạn thảo đưa ra lần đầu. Bây giờ theo ý kiến của tôi thì hiện nay chúng ta lại thiên về hướng tên gọi, tên dự thảo là Luật bồi thường Nhà nước, nhưng theo tôi đồng tình với một số ý kiến đại biểu và cũng như ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đó là nên đặt tên là Luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì nó rõ ràng dễ hiểu trong quần chúng nhân dân.

Nội dung thứ hai, về trách nhiệm quản lý về công tác bồi thường thì tôi đồng tình với dự thảo đó là cần phải có một cơ quan giúp cho Chính phủ trong việc quản lý Nhà nước về công tác bồi thường Nhà nước thực hiện nhiệm vụ này. Tất nhiên so sánh nó rất khập khiễng nhưng tôi muốn nói rằng khi chúng ta làm Luật quản lý nợ công thì cũng có 3 đơn vị thực hiện quản lý nợ công và rất nhiều đại biểu Quốc hội có ý kiến là việc này mặc dù các cơ quan đều có trách nhiệm nhưng cần phải có một cơ quan làm đầu mối là giao cho Bộ Tài chính. Tôi nghĩ rằng việc này trách nhiệm là công tác bồi thường quản lý Nhà nước nên có rất nhiều cơ quan trong 3 lĩnh vực và nên giao cho Bộ Tư pháp quản lý giúp cho Chính phủ quản lý thống nhất về bồi thường Nhà nước là hợp lý.

Nội dung thứ ba là về trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước quy định tại Điều 13 có rất nhiều đại biểu nói rằng hiện nay có rất nhiều trường hợp quy định về những lĩnh vực bồi thường Nhà nước. Theo tôi dự thảo nên quy định thêm Khoản 12 quy định về các trường hợp được bồi thường khác do luật quy định thì nó đã bao hàm cả. Tôi nghĩ như vậy thì hợp lý hơn.

Trong dự thảo đã nêu lên 11 nội dung, nhiều trường hợp về trách nhiệm bồi thường và phải bồi thường Nhà nước tôi nghĩ cũng hợp lý và cụ thể, nếu kê ra thì dài quá, chỉ nêu những vấn đề cụ thể thường xảy ra và bổ sung thêm Khoản 12 là khoản các trường hợp được bồi thường do pháp luật quy định là phù hợp.

Nội dung thứ tư, liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Hội đồng giải quyết bồi thường Nhà nước. Trong Báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nêu rằng không nhất thiết, nhưng theo tôi đề nghị là nên bổ sung công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động giải quyết bồi thường vì những lý do sau:

Thứ nhất là nếu chúng ta không quy định thì sẽ dẫn đến tình trạng giải quyết bồi thường sẽ thực hiện một cách dễ dàng và bồi thường cho xong chuyện, bồi thường Nhà nước thì tiền là tiền Nhà nước cho nên cốt được việc của mình, ví dụ như là dân không kêu thì thôi, báo cáo các đồng chí như vậy. Khi bồi thường thỏa thuận cần có sự giám sát.

Thứ hai mặc dù là trong Nghị định 47 của Chính phủ quy định gián tiếp về kiểm tra giám sát thông qua hội đồng thế, nhưng theo tôi cũng nên ghi nhận vào Luật, chúng ta nâng lên thành Luật để quy định cho rõ ràng mà dễ thực hiện khi chúng ta đã thành một quy phạm pháp luật.

Thứ ba, mặc dù trong Nghị quyết 388 cũng không quy định vấn đề này nhưng thực tế chúng ta làm trong quá trình thực hiện có các cơ quan cấp trên cũng giám sát việc này. Do đó chúng ta cũng nên quy định cụ thể vào luật để làm sao cho nó có hiệu quả.

Nội dung thứ tư, đó là việc quy định nội dung này vào thì cũng là để đảm bảo cơ chế công khai, dân chủ, chúng ta đảm bảo các cơ chế đó.

Thứ năm nội dung quan trọng đó là phía trên đã đề xuất, dự thảo đã quy định cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về mặt bồi thường nhà nước, coi như là quản lý thì đi đôi với kiểm tra. Nếu quản lý mà không đi đôi với kiểm tra thì tôi cho rằng cũng không còn ý nghĩa của quản lý nữa. Do đó việc kiểm tra giám sát nên giao cho cơ quan trực tiếp, cụ thể là Bộ tư pháp trong việc là quản lý nhà nước giúp Chính phủ về công tác bồi thường nhà nước, đảm bảo thêm nhiệm vụ về công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát bồi thường là hợp lý. Chính vì lí do đó nên bổ sung thêm phần là trách nhiệm quản lý trong công tác bồi thường, nên bổ sung thêm một điều nữa mà có thể tạm gọi là Điều 11a cũng được, Điều 12 chúng ta sẽ đẩy đi thì quy định rõ là việc kiểm tra xử lý việc ban hành quyết định giải quyết bồi thường trái pháp luật thì quy định rõ là cơ quan có trách nhiệm quản lý Nhà nước về công tác bồi thường thì có nhiệm vụ kiểm tra giám sát việc các quyết định của các cơ quan bồi thường đúng hay sai, nếu được pháp luật cho phép thì ra quyết định mà hủy quyết định đó hoặc nếu không cho phép thì kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền để hủy quyết định đó.

Thứ hai cũng quy định rõ, mặc dù Pháp lệnh Cán bộ công chức sắp tới có hiệu lực thi hành cũng quy định rõ, nhưng tôi đề nghị ghi rõ trong này nó là việc cán bộ công chức trong việc ban hành quyết định giải quyết bồi thường theo luật mà vi phạm thì bị xử lý kỷ luật và chịu trách nhiệm bồi thường vật chất hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Nội dung thứ ba trong nội dung này đó là người yêu cầu bồi thường thiệt hại, các hành vi bị cấm theo quy định, người yêu cầu bồi thường mà thực hiện các hành vi bị cấm theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 12 của luật này bị thu hồi toàn bộ khoản tiền bồi thường đã nhận thì theo mức độ vi phạm và trách nhiệm hành chính, hình sự theo quy định của pháp luật. Tên nội dung này tôi đề nghị cần phải bổ sung thêm nội dung này vào để đảm bảo tính quản lý, kiểm tra, giám sát phù hợp đảm bảo có hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về bồi thường Nhà nước.

Các văn bản liên quan