Trích ý kiến của Đại biểu Đinh Xuân Thảo – Kiên Giang về Dự thảo Luật bồi thường nhà nước.

Thứ Ba 13:46 26-05-2009

Trong đánh giá tác động của việc ban hành luật này, về mặt tích cực:

Thứ nhất nó góp phần để ổn định tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của nước ta.

Thứ hai, góp phần quan trọng đảm bảo yêu cầu hội nhập quốc tế. Còn về thách thức, nổi lên đấy là những khó khăn, thách thức ảnh hưởng đối với ngân sách Nhà nước khi mà thông qua và áp dụng luật này. Từ mặt tác động tốt tích cực cũng như là thách thức như thế thì tôi thấy với hai gợi ý cần tập trung thảo luận của Đoàn thư ký kỳ họp. Trước hết liên quan đến trách nhiệm quản lý thì thực ra ở đây chúng ta cũng vì nhiều ý kiến không đồng tình với việc có một cơ quan quản lý Nhà nước chuyên về lĩnh vực này, cho nên ta tránh từ quản lý Nhà nước đi thôi, nhưng mà thực chất ở đây là cần phải có quản lý Nhà nước, mặc dù ở đây không có từ Nhà nước nhưng mà thực chất cần có quản lý này. Bởi vì qua nghiên cứu luật của nhiều nước chúng tôi thấy người ta có, người ta giao cho những Bộ cụ thể, có nước giao cho Bộ tư pháp, có nước giao cho Bộ nội vụ, có nước giao cho Tòa án. Bởi vì chúng ta thấy ở đây rất quan trọng ở chỗ là nó sẽ liên quan đến việc bảo vệ quyền của người dân và thứ hai là về vấn đề ngân sách Nhà nước, cái này không có quản lý theo dõi thống nhất tổng hợp thì sẽ rất khó, mà tất nhiên trách nhiệm chủ yếu ở đây là trách nhiệm của Chính phủ đứng đầu thì tất nhiên phải có cơ quan giúp cho Chính phủ trong việc này.

Thứ hai, về phạm vi trách nhiệm bồi thường thì đúng là ở các nước thì mức độ cũng khác nhau, có nước yêu cầu là bồi thường kể cả 3 lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và tư pháp nhưng mà đa số đều chỉ có tập trung bồi thường vào hai lĩnh vực là hành pháp và tư pháp thôi thì chúng ta cũng theo mô hình thứ hai. Trong từng lĩnh vực thì cũng phải mở dần ra chứ không thể cùng một lúc nói là tất cả mọi cái vi phạm, sai phạm mà xảy ra thì đều phải bồi thường cả, làm được như thế rất tốt, nhưng khả năng, thách thức ở đây là đối với ngân sách của Nhà nước cũng mức độ. Cho nên tôi thấy như trong dự thảo đã đưa quy định ở Điều 13 và các điều tiếp theo quy định một số lĩnh vực vi phạm hành vi cụ thể nhưng sau đó vẫn có mở còn theo quy định của pháp luật nữa thì cùng với sự phát triển của đất nước và đặc biệt là kinh tế, chúng ta có thể mở tiếp. Cho nên tôi thấy quy định xử lý lại như ở trong dự thảo này là phù hợp. Tôi xin đóng góp như vậy và ủng hộ cũng như báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

 

Các văn bản liên quan