Tổng hợp các vấn đề liên quan đến Luật Đấu thầu

Thứ Sáu 12:15 27-02-2009

1- Điều 11: bỏ quy định nhà thầu tư vấn lập BCNCKT không được tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế kỹ thuật của dự án. Bổ sung thêm nội dung của điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 58. Bổ sung nội dung về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu giữa 2 hoặc nhiều nhà thầu cùng tham gia đấu thầu đối với 1 gói thầu.

2- Điều 12: Bổ sung quy định về không được nêu thương hiệu, xuất xứ hàng hoá đối với hình thức chào hàng cạnh tranh.

3- Điều 20 (chỉ định thầu): Bổ sung quy định của Điều 40 Nghị định 58/CP. Giữ nguyên các mức chỉ định thầu.

4- Điều 31: Bổ sung thời gian trong đấu thầu như thời gian phê duyêth HSYC, HSMT, KQLCNT; xem xét rút ngắn thời gian từ thông báo mời thầu đến phát hành HSMT con 3-5 ngày; Bổ sung khái niệm gói thầu quy mô nhỏ và thời gian đối với gói thầu này.

5- Quy định về hợp đồng: nội dung chương hợp đồng cần được xem xét, bổ sung toàn bộ trong đó quy định rõ việc điều chỉnh hợp đồng, điều chỉnh giá, điều kiện áp dụng đối với từng loại hợp đồng.

6- Huỷ đấu thầu: bổ sung thêm trường hợp huỷ HSMT lập không đúng dẫn đến KQĐT không chuẩn xác.

7- Lưu trữ hồ sơ trong đấu thầu: chưa quy định cần bổ sung

8- Chi phí đăng tải thông báo mời thầu: chưa có cần bổ sung để phù hợp với chính sách xã hội hoá.

9- Lựa chọn đối tác đầu tư: bổ sung đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư.

10- Một số khác biệt với nhà tài trợ : đề nghị không cho phép tự động loại hồ sơ dự thầu có giá dự thầu sau khi sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch cao hơn hoặc thấp hơn giá trị định trước. Nâng mức quy định >10% giá dự thầu sẽ bị loại. Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể cao hơn 10%, nhưng không quá 30%. Ngưỡng chỉ định thầu như quy định là thấp.

11- Điều 1 : Quy định Luật Đấu thầu áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án sử dụng 30% vốn nhà nước là chưa hợp lý.

12 - Điều 4: Việc giải thích vốn nhà nước là quá rộng, không rõ, không hợp lý, không thống nhất giữa Luật Đầu tư và Luật Đấu thầu, gây nhiều bức xúc trong thực tế. Sửa đổi theo hướng làm rõ vốn nhà nước và chỉ bao gồm vốn ngân sách nhà nước và vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh.

13- Điều 1: Quy định Luật Đấu thầu áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án sử dụng 30% vốn nhà nước là chưa hợp lý.

14- Điều 4: Việc giải thích vốn nhà nước là quá rộng, không rõ, không hợp lý, không thống nhất giữa Luật Đầu tư và Luật Đấu thầu, gây nhiều bức xúc trong thực tế.

15 - Điều 11: - Quy định tại điểm a khoản 1 dẫn tới việc "cắt khúc" quá trình thực hiện các công việc tư vấn của dự án, khó kiểm tra, kiểm soát về chất lượng, không đảm bảo quyền tác giả trong tư vấn xây dựng.

- Điểm b, c, d khoản 1 là không khả thi và không áp dụng được trong thực tế hiện nay, đặc biệt đối với một số công trình chuyên ngành thì chỉ có những doanh nghiệp trong ngành mới có khả năng thực hiện.

16- Điều 29: Quy định việc sử dụng phương pháp chấm điểm “đạt/không đạt” để đánh giá về mặt kỹ thuật gói thầu xây lắp như đối với gói thầu mua sắm hàng hoá là không phù hợp, khó khăn trong việc áp dụng ngoài thực tế vì đấu thầu xây lắp có nhiều đặc thù khác với đấu thầu mua sắm hàng hóa.

17- Điều 40, 42 : Quy định thủ tục phê duyệt kết quả đấu thầu trước rồi mới thương thảo hợp đồng là không hợp lý. Cần quy định thương thảo hợp đồng xong rồi mới công bố trúng thầu để tránh tình trạng nhà thầu ép chủ đầu tư, đặc biệt là đối với các dự án, gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước có đấu thầu quốc tế.

 18 - Điều 20, khoản 1, mục đ : Không còn phù hợp do với tình hình biến động giá như hiện nay.

19 - Điều 49,57: Không thống nhất với Thông tư 09/2008/TT-BXD có thể dẫn đến sự không công bằng với các nhà thầu.

20 – Khoản 1, điều 31 : Không thống nhất với hướng dẫn của một số nhà tài trợ. Ví dụ, nhà tài trợ JIBIC quy định thời gian chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển tối thiểu là 6 tuần.

21 - Điều 48 : Chưa có hình thức EPC và chìa khóa trao tay. Hơn nữa, chưa thống nhất với pháp luật Xây dựng quy định 3 hình thức: Trọn gói, đơn giá cố định và giá điều chỉnh.

22 - Điều 40  : Thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu các gói thầu có giá trị nhỏ (bao gồm cả chỉ định thầu) trong các dự án lớn (dự án nhóm A) đề nghị nên phân cấp cho chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ dự án.

23- Điểm a, khoản 1 điều 11: mâu thuẩn với khoản 4, điều 55 và khoản 2 điều 102 Luật Xây dựng.

24 - Điều 48, 50: cần tách riêng và quy định cụ thể thành 2 trường hợp: Hợp đồng theo đơn giá cố định, theo đơn giá điều chỉnh.

25 – Bổ sung quy định về gói thầu quy mô nhỏ.

26- Về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu, khi cần thiết có thể phê duyệt hồ sơ mời thầu của một số gói thầu thuộc dự án đồng thời với phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án để giảm bớt thời gian triển khai.

27- Bổ sung quy định: nhà thầu phải hiểu biết, có chứng chỉ về khóa học đấu thầu.

28 - Điều 12: Bổ sung: cấm sử dụng nhà thầu phụ thuộc đối tượng đang trong thời gian bị xử lý theo hình thức “cấm tham gia hoạt động đấu thầu”.

29- Điều 15: Đồng tiền dự thầu- không quá 3 loại đồng tiền trong 1 hồ sơ mời thầu.

30 - Điều 20: Đề nghị nâng mức giá gói thầu dịch vụ tư vấn lên 1 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp lên 1,5 tỷ đồng.

31- Điều 21: nghiên cứu bỏ quy định mua sắm trực tiếp tại điều, chuyển hẳn sang chào hàng cạnh tranh.

 

 

32- Điều 27: Không thống nhất với điều 43 Nghị định 58/2008.

33- Điểm đ, khoản 1, Điều 20, về chỉ định thầu, đề nghị sửa đổi để có thể linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với thực tế như sau “hạn mức giá trị các gói thầu dịch vụ tư vấn, gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp do CP quy định, căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội từng thời điểm”.

34- Khoản 6, Điều 31, quy định về thời gian trong đấu thầu, đề nghị nghiên cứu rút ngắn thời gian thẩm định với nội dung kế hoạch đấu thầu.

35- Khoản 3, Điều 3: Trên thực tế các điều ước quốc tế, các thỏa thuận quốc tế không quy định rõ về đấu thầu, do đó trong quá trình thực hiện có nhiều vướng mắc.

36- Khoản 3, Điều 9: cần cho phép chủ đầu tư được phép ủy quyền ký kết hợp đồng với nhà thầu.

37- Khoản 3, Điều 15 “Các loại chi phí trong nước phải được chào thầu bằng đồng Việt Nam”. Việc thực hiện quy định trên đối với các dự án ODA là rất khó.

38- Khoản 1, Điều 20, đề nghị mở rộng các trường hợp được chỉ định thầu:

- Các công trình đang khai thác cần gấp rút sửa chữa để bảo đảm an toàn.

- Các gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá trị <1,5 tỷ đồng với dự án nhóm A,B; gói thầu xây lắp và mua sắm hàng hóa <3 tỷ với dự án nhóm A,B; các gói thầu tư vấn <2,5 tỷ, các gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp <5 tỷ với các dự án quan trọng quốc gia.

- Các gói thầu tư vấn lập dự án đầu tư, gói thầu lập, thẩm định dự án quy hoạch, gói thầu lập đề xuất dự án đối với các dự án thực hiện theo hình thức BOT, BTO,BT.

*Về thủ tục chỉ định thầu, đề nghị nghiên cứu sửa đổi theo hướng đơn giản hóa.

39- Về thời gian trong đấu thầu: đề nghị quy định trương hợp gia hạn hiệu lực HSDT quá 210 ngày.

40- Sửa đổi ”Giá trị dự toán của các gói thầu xây lắp phải được duyệt trước khi mở thầu” – không yêu cầu phải có dự toán duyệt mới trình duyệt hồ sơ mời thầu.

41- Đề nghị điều chỉnh quy định về hình thức tự thực hiện để thống nhất với Luật Xây dựng và áp dụng quy định tại điểm a, khoản 1 các điều 41,50,57,75,89 và điểm b, khoản 2 Điều 45 của Luật Xây dựng.

42- Điều 57: đề nghị điều chỉnh để phù hợp với Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn. Kiến nghị điều chỉnh theo hướng giao cho Người có thẩm quyền quyết định đầu tư được phép quy định các loại nguyên, nhiên vật liệu được điều chỉnh giá theo điều kiện hợp đồng phù hợp với thực tế.

43- Về hình thức hợp đồng, đề nghị điểu chỉnh, bổ sung để thống nhất về hình thức hợp đồng giữa Luật đấu thầu(4 hình thức) và Luật Xây dựng (3 hình thức).

44- Điều 12 khoản 5: Bổ sung quy định về không được nêu thương hiệu, xuất xứ hàng hóa đối với hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh.

45- Điều 20: Bổ sung nội dung quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 101 của Luật Xây Dựng và bỏ khoản 8 Điều 40 của NĐ 58/CP (Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng quyết định)

46- Điều 26 khoản 1: về phương thức đấu thầu, bổ sung nội dung: áp dụng đấu thầu 1 túi hồ sơ đối với các dịch vụ tư vấn: tư vấn thẩm tra thiết kế; dự toán; tư vấn giám sát thi công xây lắp; tư vấn lập HSMT;phân tích đánh giá HSDT; tư vấn đánh giá tác động môi trường; tư vấn kiểm định chất lượng; tư vấn kiểm toán và một số công việc thuộc chi phí quản lý dự án và chi phí khác của dự án.

47- Điều 31 Khoản 1: Bỏ thủ tục sơ tuyển vì gây ra nhiều hạn chế tiêu cực: thông thầu, kéo dài tiến độ dự án.

48- Điều 37,38: Quy định rõ hơn về điều kiện giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu đối với gói thầu ODA.

49-Điều 60,61: Phân cấp mạnh hơn và bỏ một số thủ tục trong đấu thầu như: danh sách xếp hạng NT; danh sách NT đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật. 

50- Điều 55 – bảo đảm thực hiện hợp đồng, nhà tài trợ cho rằng giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng chỉ được tăng lên khi HSDT đề xuất sử dụng quá nhiều tiền trong giai đoạn đầu thực hiện hợp đồng hoặc khi không đảm bảo cân đối. Do vậy, để đảm bảo tính ràng buộc khi nhà thầu thực hiện hợp đồng thì có thể xem xét, bổ sung nội dung theo ý kiến nhà tài trợ.

51- Đối với các gói thầu có giá chỉ định thầu dưới 150 triệu thì không phải làm thủ tục chỉ định thầu mà được ký hợp đồng trực tiếp.

52- Bổ sung quy định về tỷ lệ tối đa, tối thiều của từng thành viên tring liên danh và nhà thầu phụ.

53- Đối với các gói thầu tư vấn đã được thực hiện bước mời quan tâm đủ 3 nhà thầu trở lên tham dự thì danh sách phê duyệt mời tham gia đấu thầu không nhất thiết tối thiểu 3 nhà thầu.

54- Quy định mức độ xử lý khi vi phạm một trong các mốc thời gian trong đấu thầu.

55- Điều 6 khoản 4: quy định mỗi gói thầu chỉ có một hồ sơ mời thầu và được tiến hành đấu thầu một lần, nhưng trong thực tế có nhiều gói thầu bị huỷ dấu thầu, phải tổ chức đấu thầu lại, vì vậy, nên bỏ điều này.

56- Điều 12 khoản 17: đề nghị sửa thành “Tổ chức đấu thầu khi gói thầu chưa được phân bổ vốn dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu”.

57- Điều 35 khoản 1: thay cụm từ “yêu cầu quan trọng” bằng “điều kiện tiên quyết”, bổ sung thêm nội dung “không đáp ứng yêu cầu về năng lực kinh nghiệm”.

58- Điều 37, 38: đề nghị bổ sung một khoản về “đáp ứng điều kiện tiên quyết”.

Các văn bản liên quan