Tiêu chuẩn của nhà nước

Thứ Hai 17:32 09-04-2007

Đại biểu quốc hội sẽ đại diện cho ai?

Nhiều năm qua việc quan tâm tới những lời hứa của các đại biểu quốc hội (ĐBQH) không nhiều. Người dân bỏ phiếu bầu ĐBQH cũng có dôi chút "cảm tính", đôin khi không bằng toàn bộ lý trí. Người ta đi bầu theo kiểu "cốt cho xong chuyện". Một người có thể bỏ phiếu thay cho cả nhà, cả một nhóm cử tri. Những cán bộ tại các điểm bầu cử cũng cho qua chuyện vì nếu không "dễ dãi" với cử tri thì không hoàn thành chỉ tiêu % đi bầu. Tóm lại, việc bầu cử như là một chuyện "họp xóm" và thường bị coi nhẹ. Chỉ có những người có lòng, có trách nhiệm, có điều kiện thoải mái vệ thời gian...thì cố gắng làm tốt công việc của mình trước Nhà nước và nhân dân.

Vì lý do đó, và những lý do khác nữa, người dân, mà ở đây chủ yếu là cử tri, không để ý nhiều đến động cơ của "người đại diện". Thấy gương mặt nào tàm tạm trở lên đến xuất sắc (theo cách nhìn của họ) là bầu. Và ngược lại không "vừa lòng" ai là gạch bỏ. Thế nên mới có chuyện "quân xanh" thắng "quân đỏ" ở cuôí ván cờ.

Cử tri ít để tâm đến lời hứa của ĐBQH, mà trực tiếp là đại biểu cho mình. Còn các đại biểu là ứng cử viên thường hứa ở hai thái cực: một là hứa sẽ đem hết nhiệt tình và trách nhiệm ra phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc (nói chung chung, nhưng luôn đúng). Thws hai, Có những người lấy lòng cử tri bằng việc hứa sẽ đem tiếng nói của địa phương, ngành lên trung ương, sẽ đại diện cho ý chí và nguyện vọng của cử tri nếu trúng cử...(đại loại là như vậy).

Bây giờ ngẫm lại, đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay, thì thấy rõ những lời hứa đó, hoặc là mang tính hình thức, thiếu trách nhiệm, hoặc là chỉ đơn thuần là cách lấy lòng dân (mị dân). Vì cách lựa chọn của cử tri không chuẩn xác nên có những ĐBQH chỉ là "Nghị gật". Vì  thế trong thời gian gần đây có những ý kiến không đồng tình với việc tham gia họp hành và đóng góp của DBQH trong nhiệm kì. Có những người chỉ tham gia vì muốn lấy "danh", đánh bóng tên tuổi hoặc để mưu cầu, tính toán một "nước cờ" cho cuộc đời, chứ không hề đóng góp cho dân, cho nước.

Thiết nghĩ, một ĐBQH, mặc dù do cử tri nơi nào tín nhiệm bầu ra, đều là đại diện cho quyền lợi chung của nhân dân. Việc họ mang chuyen môn, hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau vào Quốc Hội để đóng góp theo khía cạnh chuyên môn; Việc họ đem sự hiểu biết về một vùng, miền vào Quốc Hội là để đóng góp cho trúng, cho đúng, chứ không phải là dùng lợi thế vị trí của mình để cạnh tranh với ngành khác, địa phương khác.

ĐBQH khi đã làm nhiệm vụ của mình phải đặt lợi ích của nhân dân, Tổ quốc lên trên hết. Sự khiếm khuyết có chủ ý của người đại biểu nhân dân có thể sẽ làm cho tình hình chung thêm rắc rối, ý chí chung của Quốc Hội sẽ bị phân tán và thiếu thống nhất. Dĩ nhiên cũng cần loại trừ có những đóng góp lớn, có những hiến kế giá trị, có những lời bảo vệ quan điểm của ĐBQH có tính chân lý vẫn bị bác bỏ bởi số đông, song không nhhiều. Nhưng dù sao điều quan trọng là nhân dân phải nhìn được sự đóng góp đó cũng như cách thể hiện trách nhiệm của họ trước nhân dân và Tổ quốc. Nếu dược như vậy thì dân sẽ được nhờ, đất nước sẽ phồn thịnh và phát triển. Mong làm sao. (luugu's)

Các văn bản liên quan