Tham nhũng vì lương không đủ sống?
Tham nhũng vì lương không đủ sống?
(VietNamNet - 15/08/2005) - ''Cần có cơ chế để mỗi người đủ sống với tiền lương của mình, không muốn tham nhũng''. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên nói như vậy tại Hội nghị lấy ý kiến cho Luật phòng chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sáng 15/8.
''Tách lương, chống tham nhũng không làm được!''
Đồng tình với ông Liên, Phó Vụ trưởng Vụ pháp luật dân sự- kinh tế Bộ Tư pháp Nguyễn Am Hiểu dẫn chứng: Cách đây vài năm, tại một hội nghị bàn về cải cách hành chính, chống tham nhũng, một quan chức của Ngân hàng Thế giới đã thẳng thắn: ''Chương trình các anh nói thì hay nhưng tách lương ra thì không làm được!''
Theo ông, hai điểm mấu chốt chống tham nhũng là lương cao và biện pháp xử lý mạnh.
Bên cạnh yêu cầu cải cách tiền lương, Thứ trưởng Hoàng Thế Liên cho rằng, vô cùng quan trọng là cơ chế làm cho người có chức vụ, quyền hạn không thể tham nhũng. Cơ chế này đi liền với công khai, minh bạch, dân chủ.
Theo ông, ''phương thuốc'' chống tham nhũng tận gốc đã được nguyên Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đúc kết: Phải làm sao để cán bộ, công chức không muốn, không thể và không dám tham nhũng.
Phó vụ trưởng Vụ pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp, Nguyễn Công Hồng, cho rằng có sự ''gặp nhau'' trong tư tưởng chống tham nhũng. Trung Quốc có phương châm ''nghiêm khắc trị ngọn, tập trung trị gốc, phòng ngừa tham nhũng''.
Cơ quan độc lập chống tham nhũng: Chưa phù hợp vì sao?
Ông Nguyễn Công Hồng tỏ ý lo ngại: ''Hệ thống luật chưa đồng bộ, chưa bít chặt kẻ hở cho tham nhũng''. Trong khi đó, tham nhũng ngày càng tinh vi hơn. Chẳng hạn như hối lộ không có chuyện mặc cả ''tôi đưa tiền anh làm cho tôi'' mà núp dưới nhiều hình thức, ''mưa dần thấm lâu'' như hối lộ tạ ơn, hối lộ bảo hiểm...
Về cơ quan chống tham nhũng, có ý kiến đề nghị lập cơ quan chuyên trách độc lập chóng tham nhũng ''siêu quyền lực''. ''Qua tiếp xúc nhiều người, tôi thấy việc lập cơ quan như thế vào thời điểm này chưa phù hợp'', ông Hồng cho biết.
Ông Hồng bày tỏ quan điểm, kê khai tài sản của cán bộ, công chức không có gì là vi phạm quyền tài sản của cá nhân. Bởi vì khi anh chấp nhận làm cán bộ, công chức thì phải chịu những ràng buộc nhất định. Theo ông, không nên có sự phân biệt kê khai tài sản của vợ (chồng), con trong và ngoài sổ hộ khẩu vì có thể tách hộ khẩu dễ dàng.
Nhận xét chung về Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ông Nguyễn Am Hiểu cho rằng, dự luật này ''cá chép'' nhiều quy định từ các luật khác. Theo ông, lãng phí phổ biến và tràn lan ở ta xuất phát từ ''văn hoá lãng phí'' ăn sâu vào suy nghĩ và cách ứng xử của nhiều người.
''Quy hoạch sai, lãng phí nhiều nghìn tỷ đồng có phải bồi thường không? Có cần chế tài hình sự không?'', ông Hiểu đặt vấn đề. Ông cho biết có nhiều công trình làm xong chưa được bao lâu đã lạc hậu, hoặc không sử dụng lãng phí không thể đo đếm được.
Văn Tiến
(VietNamNet - 15/08/2005) - ''Cần có cơ chế để mỗi người đủ sống với tiền lương của mình, không muốn tham nhũng''. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên nói như vậy tại Hội nghị lấy ý kiến cho Luật phòng chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sáng 15/8.
''Tách lương, chống tham nhũng không làm được!''
Đồng tình với ông Liên, Phó Vụ trưởng Vụ pháp luật dân sự- kinh tế Bộ Tư pháp Nguyễn Am Hiểu dẫn chứng: Cách đây vài năm, tại một hội nghị bàn về cải cách hành chính, chống tham nhũng, một quan chức của Ngân hàng Thế giới đã thẳng thắn: ''Chương trình các anh nói thì hay nhưng tách lương ra thì không làm được!''
Theo ông, hai điểm mấu chốt chống tham nhũng là lương cao và biện pháp xử lý mạnh.
Bên cạnh yêu cầu cải cách tiền lương, Thứ trưởng Hoàng Thế Liên cho rằng, vô cùng quan trọng là cơ chế làm cho người có chức vụ, quyền hạn không thể tham nhũng. Cơ chế này đi liền với công khai, minh bạch, dân chủ.
Theo ông, ''phương thuốc'' chống tham nhũng tận gốc đã được nguyên Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đúc kết: Phải làm sao để cán bộ, công chức không muốn, không thể và không dám tham nhũng.
Phó vụ trưởng Vụ pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp, Nguyễn Công Hồng, cho rằng có sự ''gặp nhau'' trong tư tưởng chống tham nhũng. Trung Quốc có phương châm ''nghiêm khắc trị ngọn, tập trung trị gốc, phòng ngừa tham nhũng''.
Cơ quan độc lập chống tham nhũng: Chưa phù hợp vì sao?
Ông Nguyễn Công Hồng tỏ ý lo ngại: ''Hệ thống luật chưa đồng bộ, chưa bít chặt kẻ hở cho tham nhũng''. Trong khi đó, tham nhũng ngày càng tinh vi hơn. Chẳng hạn như hối lộ không có chuyện mặc cả ''tôi đưa tiền anh làm cho tôi'' mà núp dưới nhiều hình thức, ''mưa dần thấm lâu'' như hối lộ tạ ơn, hối lộ bảo hiểm...
Về cơ quan chống tham nhũng, có ý kiến đề nghị lập cơ quan chuyên trách độc lập chóng tham nhũng ''siêu quyền lực''. ''Qua tiếp xúc nhiều người, tôi thấy việc lập cơ quan như thế vào thời điểm này chưa phù hợp'', ông Hồng cho biết.
Ông Hồng bày tỏ quan điểm, kê khai tài sản của cán bộ, công chức không có gì là vi phạm quyền tài sản của cá nhân. Bởi vì khi anh chấp nhận làm cán bộ, công chức thì phải chịu những ràng buộc nhất định. Theo ông, không nên có sự phân biệt kê khai tài sản của vợ (chồng), con trong và ngoài sổ hộ khẩu vì có thể tách hộ khẩu dễ dàng.
Nhận xét chung về Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ông Nguyễn Am Hiểu cho rằng, dự luật này ''cá chép'' nhiều quy định từ các luật khác. Theo ông, lãng phí phổ biến và tràn lan ở ta xuất phát từ ''văn hoá lãng phí'' ăn sâu vào suy nghĩ và cách ứng xử của nhiều người.
''Quy hoạch sai, lãng phí nhiều nghìn tỷ đồng có phải bồi thường không? Có cần chế tài hình sự không?'', ông Hiểu đặt vấn đề. Ông cho biết có nhiều công trình làm xong chưa được bao lâu đã lạc hậu, hoặc không sử dụng lãng phí không thể đo đếm được.
Văn Tiến