Rất cần có bộ qui tắc ứng xử riêng
RẤT CẦN BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ RIÊNG
Duy Huy
Báo Pháp Luật ngày 21 tháng 7 năm 2005
Trong phát biểu mở đầu cuộc thảo luận, Tiến sỹ Nguyễn Văn Thanh-Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra (TTCP) – đã tổng kết ý kiến của các đại biểu Quốc hội về nội dung của buổi hội thảo. Theo đó, khi Dự thảo 4 của Luật PCTN được đưa ra trình Quốc hội đã có hai luồng ý kiến trái ngược nhau về vấn đề xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho các ngành nghề, đặc biệt là những nghề nhạy cảm. Một bộ phận đại biểu nhất trí với quy định trong Dự luật là phải xây dựng và phát triển bộ quy tắc ứng xử cho các ngành nghề như bộ Y đức của ngành Y nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch cho hoạt động của những người làm nghề đó. Ngược lại, một số đại biều lại thấy chưa cần thiết phải ban hành những bộ quy tắc ứng xử như vậy. Trong tình hình hiện nay, chỉ cần đưa vào Điều 35 Luật PCTN (Những việc cán bộ, công chức không được làm) là được. Tuy nhiên, Ông Thanh cho rằng, thực tế trong xã hội có nhiều vấn đề nảy sinh khó có thể cấm đoán vì chúng ở ranh giới giữa đạo đức và pháp luật nên cần phải có một bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp. Về vấn đề này, Phó Tổng thanh tra Mai Quốc Bình chỉ ra hiện trạng mâu thuẫn giữa chế độ tiền lương quá thấp với nhu cầu được làm việc trong các cơ quan nhà nước. Ông Bình nhấn mạnh, với chế độ tiền lương Nhà nước hiện nay, việc bộ máy nhà nước “sơ hóa”, nhũng nhiễu trong cán bộ công chức là không thể tránh khỏi nhưng nhu cầu được làm việc trong các cơ quan nhà nước không hề thuyên giảm vì đối với một bộ phận cán bộ công chức, khai thác chính công việc và điều kiện làm việc của mình là con đường nhanh nhất để cải thiện thu nhập, tạo ra những hiện tượng tiêu cực “bán công khai”, được chấp thuận và không dễ giải quyết.
Đồng tình với những ý kiến trên, các đại biểu Nguyễn Văn Bình (Tổng liên đoàn Lao Động Việt Nam), Đặng Thanh Tùng (Bộ Nội Vụ) phát biểu, hầu hết các quốc gia phát triển (và đang phát triển) đều có những bộ quy tắc ứng xử cho cán bộ công chức nên chúng ta cũng cần có bộ quy tắc đó. Tuy nhiên, không nên đưa các quy tắc ứng xử của cán bộ công chức vào trong Dự luật PCTN vì sẽ không bao hàm hết các nội dung cần thiết: Những điều không được làm, những điều phải làm và cả những điều được làm. Bên cạnh đó nền công vụ nước ta với các quy định ứng xử của cán bộ công chức chưa được hoàn thiện nên các cơ quan chức năng cần xây dựng những bộ quy tắc ứng xử riêng và trong nội dung có quy định liên quan đến PCTN. Trước mắt, có thể đưa các quy định này vào Luật PCTN nhưng chỉ đưa phần liên quan đến hoạt động PCTN vào mà thôi. Thêm nữa, trong Dự thảo Luật PCTN này còn thiếu những quy định về cơ chế Nhà nước đảm bảo cho cán bộ công chức “không thể, không muốn” tham nhũng. Chuyên gia H.Oberg góp ý, nên có những bộ quy tắc ứng xử cho cán bộ công chức dựa theo bộ quy tắc ứng xử dành cho cán bộ công chức của Liên hợp quốc hoặc bộ quy tắc mẫu của của Hội đồng châu Âu, nhưng phải ngắn gọn để mọi người dễ hiểu và dễ thực hiện, đảm bảo nguyên tắc chung là cán bộ công chức cần làm gì để đáp ứng những mong mỏi của của công chúng dành cho họ. Các bộ quy tắc không điều chỉnh theo hướng giữa Nhà nước với cán bộ công chức mà là mối quan hệ giữa cán bộ công chức với Nhà nước và người dân. Với những bộ quy tắc ứng xử như vậy sẽ đóng góp rất nhiều cho cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Việt Nam.
Về Điều 35 Dự thảo Luật PCTN (Những điều cán bộ công chức không được làm), có đại biểu cho rằng không cần thiết phải liệt kê một cách chi tiết như vậy khi Pháp lệnh Cán bộ công chức và một số văn bản khác có quy định, mà chỉ cần tóm tắt lại dưới dạng “cán bộ công chức có trách nhiệm thực hiện đầy đủ những quy định về những điều không được làm theo quy định của pháp luật’. Ngược lại, theo đại biểu Ngô Thị Tám (Bộ Nội Vụ) vẫn nên để nguyên nội dung Điều 35 như trong Dự thảo nhưng cần có thêm những quy định cụ thể hơn về tiêu chuẩn xác định hành vi nào của cán bộ công chức là “cửa quyền, hách dịch, nhũng nhiễu”. Cũng theo đại biểu Tám, thời gian xử lý báo cáo về dấu hiệu trách nhiệm theo Điều 37 là chưa hợp lý vì có những vụ việc chỉ cần một thời gian ngắn thì đã chuyển từ “dấu hiệu” thành “hành vi trách nhiệm nghiêm trọng”. Chuyên gia H.Oberg không đồng tình với ý kiến cho rằng chỉ nên quy định cấm các cán bộ lãnh đạo “không được kinh doanh trong lĩnh vực mà mình có trách nhiệm quản lý, sau khi rời chức vụ trong một thời gian nhất định”, vì theo ông, ngay cả những cán bộ không nắm được chức vụ cao cũng có thể có được những thông tin cần thiết về kinh doanh, kỹ thuật…đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế (đây là điều mà quốc gia khác cũng quan tâm)…
Duy Huy
Báo Pháp Luật ngày 21 tháng 7 năm 2005
Trong phát biểu mở đầu cuộc thảo luận, Tiến sỹ Nguyễn Văn Thanh-Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra (TTCP) – đã tổng kết ý kiến của các đại biểu Quốc hội về nội dung của buổi hội thảo. Theo đó, khi Dự thảo 4 của Luật PCTN được đưa ra trình Quốc hội đã có hai luồng ý kiến trái ngược nhau về vấn đề xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho các ngành nghề, đặc biệt là những nghề nhạy cảm. Một bộ phận đại biểu nhất trí với quy định trong Dự luật là phải xây dựng và phát triển bộ quy tắc ứng xử cho các ngành nghề như bộ Y đức của ngành Y nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch cho hoạt động của những người làm nghề đó. Ngược lại, một số đại biều lại thấy chưa cần thiết phải ban hành những bộ quy tắc ứng xử như vậy. Trong tình hình hiện nay, chỉ cần đưa vào Điều 35 Luật PCTN (Những việc cán bộ, công chức không được làm) là được. Tuy nhiên, Ông Thanh cho rằng, thực tế trong xã hội có nhiều vấn đề nảy sinh khó có thể cấm đoán vì chúng ở ranh giới giữa đạo đức và pháp luật nên cần phải có một bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp. Về vấn đề này, Phó Tổng thanh tra Mai Quốc Bình chỉ ra hiện trạng mâu thuẫn giữa chế độ tiền lương quá thấp với nhu cầu được làm việc trong các cơ quan nhà nước. Ông Bình nhấn mạnh, với chế độ tiền lương Nhà nước hiện nay, việc bộ máy nhà nước “sơ hóa”, nhũng nhiễu trong cán bộ công chức là không thể tránh khỏi nhưng nhu cầu được làm việc trong các cơ quan nhà nước không hề thuyên giảm vì đối với một bộ phận cán bộ công chức, khai thác chính công việc và điều kiện làm việc của mình là con đường nhanh nhất để cải thiện thu nhập, tạo ra những hiện tượng tiêu cực “bán công khai”, được chấp thuận và không dễ giải quyết.
Đồng tình với những ý kiến trên, các đại biểu Nguyễn Văn Bình (Tổng liên đoàn Lao Động Việt Nam), Đặng Thanh Tùng (Bộ Nội Vụ) phát biểu, hầu hết các quốc gia phát triển (và đang phát triển) đều có những bộ quy tắc ứng xử cho cán bộ công chức nên chúng ta cũng cần có bộ quy tắc đó. Tuy nhiên, không nên đưa các quy tắc ứng xử của cán bộ công chức vào trong Dự luật PCTN vì sẽ không bao hàm hết các nội dung cần thiết: Những điều không được làm, những điều phải làm và cả những điều được làm. Bên cạnh đó nền công vụ nước ta với các quy định ứng xử của cán bộ công chức chưa được hoàn thiện nên các cơ quan chức năng cần xây dựng những bộ quy tắc ứng xử riêng và trong nội dung có quy định liên quan đến PCTN. Trước mắt, có thể đưa các quy định này vào Luật PCTN nhưng chỉ đưa phần liên quan đến hoạt động PCTN vào mà thôi. Thêm nữa, trong Dự thảo Luật PCTN này còn thiếu những quy định về cơ chế Nhà nước đảm bảo cho cán bộ công chức “không thể, không muốn” tham nhũng. Chuyên gia H.Oberg góp ý, nên có những bộ quy tắc ứng xử cho cán bộ công chức dựa theo bộ quy tắc ứng xử dành cho cán bộ công chức của Liên hợp quốc hoặc bộ quy tắc mẫu của của Hội đồng châu Âu, nhưng phải ngắn gọn để mọi người dễ hiểu và dễ thực hiện, đảm bảo nguyên tắc chung là cán bộ công chức cần làm gì để đáp ứng những mong mỏi của của công chúng dành cho họ. Các bộ quy tắc không điều chỉnh theo hướng giữa Nhà nước với cán bộ công chức mà là mối quan hệ giữa cán bộ công chức với Nhà nước và người dân. Với những bộ quy tắc ứng xử như vậy sẽ đóng góp rất nhiều cho cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Việt Nam.
Về Điều 35 Dự thảo Luật PCTN (Những điều cán bộ công chức không được làm), có đại biểu cho rằng không cần thiết phải liệt kê một cách chi tiết như vậy khi Pháp lệnh Cán bộ công chức và một số văn bản khác có quy định, mà chỉ cần tóm tắt lại dưới dạng “cán bộ công chức có trách nhiệm thực hiện đầy đủ những quy định về những điều không được làm theo quy định của pháp luật’. Ngược lại, theo đại biểu Ngô Thị Tám (Bộ Nội Vụ) vẫn nên để nguyên nội dung Điều 35 như trong Dự thảo nhưng cần có thêm những quy định cụ thể hơn về tiêu chuẩn xác định hành vi nào của cán bộ công chức là “cửa quyền, hách dịch, nhũng nhiễu”. Cũng theo đại biểu Tám, thời gian xử lý báo cáo về dấu hiệu trách nhiệm theo Điều 37 là chưa hợp lý vì có những vụ việc chỉ cần một thời gian ngắn thì đã chuyển từ “dấu hiệu” thành “hành vi trách nhiệm nghiêm trọng”. Chuyên gia H.Oberg không đồng tình với ý kiến cho rằng chỉ nên quy định cấm các cán bộ lãnh đạo “không được kinh doanh trong lĩnh vực mà mình có trách nhiệm quản lý, sau khi rời chức vụ trong một thời gian nhất định”, vì theo ông, ngay cả những cán bộ không nắm được chức vụ cao cũng có thể có được những thông tin cần thiết về kinh doanh, kỹ thuật…đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế (đây là điều mà quốc gia khác cũng quan tâm)…