Quyền tác giả, bảo hộ đến đâu?
Quyền tác giả, bảo hộ đến đâu?
TT (Hà Nội) - Sáng 27-10 Quốc hội thảo luận dự án Luật sở hữu trí tuệ. Tôn trọng và bảo đảm tối đa quyền lợi của tác giả nhưng “cũng phải tôn trọng quyền của công chúng” - Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thông tin Phạm Quang Nghị (ĐB Hà Nam) băn khoăn trước qui định sử dụng tác phẩm đã công bố “không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả”...
Bộ trưởng Nghị phân tích: ở nước ngoài các đài truyền hình là của tư nhân, họ bỏ tiền ra đầu tư nên người nào muốn xem chương trình thì phải trả tiền. Trong khi đó, cơ chế vận hành của nước ta không giống trên thế giới, các đài phát thanh, truyền hình do Nhà nước đầu tư, trả lương.
“Nếu chỉ chú ý một vế quyền tác giả mà không chú ý tới công chúng, thì ngay quyền tác giả cũng bị ảnh hưởng” - ông nhận xét. Ca sĩ thôi không hát, khán giả không xem…, từ đó gây ra tổn thất, thiệt hại chung cho cả phía người sáng tác, người sử dụng lẫn công chúng hưởng thụ - bộ trưởng Nghị nhận định.
Tổng giám đốc Đài truyền hình VN Vũ Văn Hiến (ĐB Hậu Giang) đề nghị “nên có sự thống nhất”, hoặc là những chương trình phát không có nguồn thu, không mang tính chất thương mại thì không phải trả tiền bản quyền; hoặc tất cả chương trình phát sóng đều phải trả tiền bản quyền. Nhưng cá nhân ông cho rằng “đã thực hiện quyền sở hữu trí tuệ thì nên triệt để”, theo đó dù sử dụng tác phẩm “vào bất kỳ mục đích gì cũng phải trả tiền bản quyền cho tác giả”.
ĐB Đỗ Hồng Quân (tổng thư ký Hội Nhạc sĩ VN, ĐB Hà Tây) cho rằng một tác giả khi sáng tác một bản nhạc, đưa đến công chúng thì đã có cơ quan đặt hàng hoặc một tổ chức nào đó trả tiền nhuận bút ban đầu rồi. “Không nên để chuyện tất cả các tác phẩm sử dụng lại phải trả tiền” - ông Quân đề nghị. “Nếu không trên Đài Tiếng nói Việt Nam mỗi sáng đều phát quốc ca, tính mỗi lần phát trả 500-1.000 đồng thôi, thì từ năm 1945 đến giờ nhạc sĩ Văn Cao được... truy lĩnh rất nhiều tiền” - nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân dí dỏm.
“Cả thế giới không có nước nào mỗi lần hát quốc ca lại phải trả tiền cho người sáng tác bài hát quốc ca” - tổng giám đốc Đài Tiếng nói VN Vũ Văn Hiền (ĐB Yên Bái) chia sẻ. Ông lưu ý QH “đưa vào qui định này, chúng tôi sẽ rối bời, sẽ toàn đi chạy kiện về chuyện người ta đòi bản quyền thôi”.
Một bản nhạc được phát đi phát lại trên đài phát thanh, tác giả được nhiều tiền nhuận bút thì “điều đó là hoàn toàn xứng đáng” - ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) lại có ý kiến khác. Ông cho rằng sáng tạo của tác giả là quí báu. “Chỉ bằng mấy trăm ngàn mà mọi người cứ thoải mái sử dụng là xâm phạm quyền của tác giả, không khuyến khích sáng tác” - ông Thuyết nhấn mạnh.
Chỉ có hai ý kiến của ĐBQH góp ý cho dự án Luật giao dịch điện tử vào chiều 27-10 sau khi ủy viên Ủy ban Thường vụ QH Hồ Đức Việt trình báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý. ĐB Ngô Anh Dũng (Quảng Ninh) thừa nhận: “Đây là luật mới về vấn đề mới. Việc ít ĐB tham gia ý kiến đã phản ánh điều này...”. Vì thế ông đặt vấn đề: nên chăng Văn phòng QH tổ chức trình bày một phiên giao dịch điện tử để ĐBQH... thấy tận mắt “chứ ta thông qua luật mà không hiểu gì về nó” là không ổn!
ĐB Dũng cung cấp thông tin: ngay trong quí 1-2006, Chủ tịch QH Nguyễn Văn An sẽ tham gia một hội nghị quốc tế về quyền trẻ em tổ chức tại Hà Nội. Lúc đó, từ Hà Nội, chủ tịch sẽ ký kết một số vấn đề thông qua hình thức giao dịch điện tử với vị chủ tịch Liên minh Các tổ chức về quyền trẻ em lúc này đang ở Geneva (Thụy Sĩ). Những thông tin ông Dũng cung cấp có vẻ đưa những khái niệm xa lạ trở nên gần gũi hơn, thiết thực hơn.
Ý kiến thứ hai là của ĐB Đỗ Trung Tá, bộ trưởng Bộ Bưu chính - viễn thông, cho rằng việc xây dựng Luật giao dịch điện tử là cần thiết trong tình hình công nghệ phát triển và thông lệ trong giao dịch của thế giới hiện nay. Ông Tá đề nghị dự luật điều chỉnh lại nội dung “thừa nhận chữ ký và chứng thư điện tử nước ngoài”. Theo ông, chỉ nên thừa nhận đối với những nước (hoặc các tổ chức) có ký hiệp định với VN về giao dịch này. Ông nêu một ý kiến rất đáng lưu ý: luật cần qui định bắt buộc những cơ quan nhà nước phải thực hiện các giao dịch công tác bằng giao dịch điện tử vì đó là cách rất tốt để công khai minh bạch, cải cách hành chính, giảm phiền hà nhũng nhiễu...
N.V.HẢI - Đ.ĐẠI – Theo Tuổi trẻ ngày 28/10/2005
TT (Hà Nội) - Sáng 27-10 Quốc hội thảo luận dự án Luật sở hữu trí tuệ. Tôn trọng và bảo đảm tối đa quyền lợi của tác giả nhưng “cũng phải tôn trọng quyền của công chúng” - Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thông tin Phạm Quang Nghị (ĐB Hà Nam) băn khoăn trước qui định sử dụng tác phẩm đã công bố “không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả”...
Bộ trưởng Nghị phân tích: ở nước ngoài các đài truyền hình là của tư nhân, họ bỏ tiền ra đầu tư nên người nào muốn xem chương trình thì phải trả tiền. Trong khi đó, cơ chế vận hành của nước ta không giống trên thế giới, các đài phát thanh, truyền hình do Nhà nước đầu tư, trả lương.
“Nếu chỉ chú ý một vế quyền tác giả mà không chú ý tới công chúng, thì ngay quyền tác giả cũng bị ảnh hưởng” - ông nhận xét. Ca sĩ thôi không hát, khán giả không xem…, từ đó gây ra tổn thất, thiệt hại chung cho cả phía người sáng tác, người sử dụng lẫn công chúng hưởng thụ - bộ trưởng Nghị nhận định.
Tổng giám đốc Đài truyền hình VN Vũ Văn Hiến (ĐB Hậu Giang) đề nghị “nên có sự thống nhất”, hoặc là những chương trình phát không có nguồn thu, không mang tính chất thương mại thì không phải trả tiền bản quyền; hoặc tất cả chương trình phát sóng đều phải trả tiền bản quyền. Nhưng cá nhân ông cho rằng “đã thực hiện quyền sở hữu trí tuệ thì nên triệt để”, theo đó dù sử dụng tác phẩm “vào bất kỳ mục đích gì cũng phải trả tiền bản quyền cho tác giả”.
ĐB Đỗ Hồng Quân (tổng thư ký Hội Nhạc sĩ VN, ĐB Hà Tây) cho rằng một tác giả khi sáng tác một bản nhạc, đưa đến công chúng thì đã có cơ quan đặt hàng hoặc một tổ chức nào đó trả tiền nhuận bút ban đầu rồi. “Không nên để chuyện tất cả các tác phẩm sử dụng lại phải trả tiền” - ông Quân đề nghị. “Nếu không trên Đài Tiếng nói Việt Nam mỗi sáng đều phát quốc ca, tính mỗi lần phát trả 500-1.000 đồng thôi, thì từ năm 1945 đến giờ nhạc sĩ Văn Cao được... truy lĩnh rất nhiều tiền” - nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân dí dỏm.
“Cả thế giới không có nước nào mỗi lần hát quốc ca lại phải trả tiền cho người sáng tác bài hát quốc ca” - tổng giám đốc Đài Tiếng nói VN Vũ Văn Hiền (ĐB Yên Bái) chia sẻ. Ông lưu ý QH “đưa vào qui định này, chúng tôi sẽ rối bời, sẽ toàn đi chạy kiện về chuyện người ta đòi bản quyền thôi”.
Một bản nhạc được phát đi phát lại trên đài phát thanh, tác giả được nhiều tiền nhuận bút thì “điều đó là hoàn toàn xứng đáng” - ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) lại có ý kiến khác. Ông cho rằng sáng tạo của tác giả là quí báu. “Chỉ bằng mấy trăm ngàn mà mọi người cứ thoải mái sử dụng là xâm phạm quyền của tác giả, không khuyến khích sáng tác” - ông Thuyết nhấn mạnh.
Chỉ có hai ý kiến của ĐBQH góp ý cho dự án Luật giao dịch điện tử vào chiều 27-10 sau khi ủy viên Ủy ban Thường vụ QH Hồ Đức Việt trình báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý. ĐB Ngô Anh Dũng (Quảng Ninh) thừa nhận: “Đây là luật mới về vấn đề mới. Việc ít ĐB tham gia ý kiến đã phản ánh điều này...”. Vì thế ông đặt vấn đề: nên chăng Văn phòng QH tổ chức trình bày một phiên giao dịch điện tử để ĐBQH... thấy tận mắt “chứ ta thông qua luật mà không hiểu gì về nó” là không ổn!
ĐB Dũng cung cấp thông tin: ngay trong quí 1-2006, Chủ tịch QH Nguyễn Văn An sẽ tham gia một hội nghị quốc tế về quyền trẻ em tổ chức tại Hà Nội. Lúc đó, từ Hà Nội, chủ tịch sẽ ký kết một số vấn đề thông qua hình thức giao dịch điện tử với vị chủ tịch Liên minh Các tổ chức về quyền trẻ em lúc này đang ở Geneva (Thụy Sĩ). Những thông tin ông Dũng cung cấp có vẻ đưa những khái niệm xa lạ trở nên gần gũi hơn, thiết thực hơn.
Ý kiến thứ hai là của ĐB Đỗ Trung Tá, bộ trưởng Bộ Bưu chính - viễn thông, cho rằng việc xây dựng Luật giao dịch điện tử là cần thiết trong tình hình công nghệ phát triển và thông lệ trong giao dịch của thế giới hiện nay. Ông Tá đề nghị dự luật điều chỉnh lại nội dung “thừa nhận chữ ký và chứng thư điện tử nước ngoài”. Theo ông, chỉ nên thừa nhận đối với những nước (hoặc các tổ chức) có ký hiệp định với VN về giao dịch này. Ông nêu một ý kiến rất đáng lưu ý: luật cần qui định bắt buộc những cơ quan nhà nước phải thực hiện các giao dịch công tác bằng giao dịch điện tử vì đó là cách rất tốt để công khai minh bạch, cải cách hành chính, giảm phiền hà nhũng nhiễu...
N.V.HẢI - Đ.ĐẠI – Theo Tuổi trẻ ngày 28/10/2005