Quốc hội thảo luật Dự án Luật Sỏ hữu trí tuệ
Ngày 27-10, kỳ họp thứ 8, QH khoá XI bước sang ngày làm việc thứ chín, thảo luận những vấn đề còn ý kiến khác nhau của các dự án: Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Giao dịch điện tử.
Thế nào là quyền sở hữu trí tuệ?
Buổi sáng, các đại biểu QH nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH Hồ Ðức Việt đọc Báo cáo của Ủy ban Thường vụ QH giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Sở hữu trí tuệ. Báo cáo nêu rõ dự án, Luật Sở hữu trí tuệ đã được đại biểu QH thảo luận tại kỳ họp thứ 7, được tiếp thụ, chỉnh lý và thảo luận tại Hội nghị đại biểu QH chuyên trách, và được tiếp tục tiếp thụ, chỉnh lý để trình kỳ họp thứ tám của QH.
Báo cáo giải trình nêu rõ những điểm, những vấn đề của dự án Luật đã được chỉnh lý, như về tên gọi, bố cục, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Sở hữu trí tuệ. Những nội dung cụ thể được chỉnh lý gồm quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghệ, quyền đối với giống cây trồng, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ...
Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ xác định: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền hợp pháp của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Quyền tác giả là quyền hợp pháp của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình và chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền hợp pháp của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện hoặc đầu tư chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng mới hoặc người thừa kế từ những người nêu trên.
Thảo luận dự án Luật Sở hữu trí tuệ, các đại biểu QH đều khẳng định những cố gắng rất cao của Ban soạn thảo đã tiếp thụ, chỉnh lý rất công phu và có hệ thống về một dự án Luật rất đặc thù và có tính chuyên sâu. Ðại biểu Nguyễn Ngọc Trân (An Giang) đề nghị Ban soạn thảo cần sử dụng đúng định nghĩa đã được xác định về khái niệm ‘‘chỉ dẫn địa lý’‘, nếu không sẽ nhầm lẫn với khái niệm ‘‘nhãn hiệu hàng hóa’‘ gây bất lợi cho tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu; việc quy định về ‘‘quyền đối với giống cây trồng’‘ đại biểu này lưu ý cần cân nhắc thận trọng, nhất là không nên quy định cấm nông dân không được trao đổi giống cây trồng với nhau. Vì thế, đại biểu Nguyễn Ngọc Trân đề nghị không nên đưa những quy định ‘‘quyền đối với giống cây trồng’‘ vào dự án Luật này, nếu cần thiết sẽ xây dựng một luật chuyên ngành đối với quyền giống cây trồng. Ðại biểu Nguyễn Thị Hồng Minh (An Giang) lại đề nghị, vẫn để nguyên các quy định về ‘‘quyền đối với giống cây trồng’‘ trong dự thảo Luật, nhưng cần có các điều luật khuyến khích các hoạt động sáng tạo của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giống cây trồng.
Nhiều đại biểu QH nhấn mạnh, đối với nước ta, một nước coi trọng sản xuất nông nghiệp, thì việc bảo vệ quyền sở hữu trong sáng tạo và phổ biến giống cây trồng mới là rất quan trọng, vì thế, các quy định của luật về vấn đề này cần tôn trọng quyền sáng tạo, quyền sở hữu của tổ chức, tập thể và cá nhân, đồng thời tiếp thụ có chọn lọc những quy định của thông lệ, luật pháp quốc tế trong quá trình Việt Nam hội nhập nền kinh tế thế giới.
Về quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đại biểu Hoàng Thị Lệ (Cao Bằng) cho rằng, hiện nay quyền này nằm ‘‘phân tán’‘ ở các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để thực hiện thống nhất sau khi ban hành Luật, nên đưa về một đầu mối đặt ở một bộ hoặc trực thuộc Chính phủ. Các đại biểu Mạc Kim Tôn (Thái Bình), Mai Anh (Khánh Hòa) đề nghị cần bảo hộ ‘‘phần mềm máy tính’‘, vì sản phẩm này hàm chứa nhiều phát minh và sáng tạo. Các đại biểu Ðỗ Hồng Quân (Hà Tây), Vũ Văn Hiến (Hậu Giang) góp nhiều ý kiến về trả nhuận bút cho tác phẩm âm nhạc; coi trọng các sáng tạo trong xây dựng chương trình truyền hình là cơ bản, không nên tính đến các phương tiện truyền dẫn như phát sóng qua vệ tinh, qua kỹ thuật số, qua internet...
Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Hoàng Văn Phong, thay mặt Ban soạn thảo giải trình thêm một số vấn đề mà đại biểu QH nêu ra trong thảo luận dự án Luật Sở hữu trí tuệ, và cho rằng, có thể ở một, hai điều nào đó trong dự án Luật, khi thiết kế, có cảm giác là điều luật được tiếp thụ từ điều luật của nước ngoài, nhưng nhìn tổng thể, dự luật đã tính đến điều kiện Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc cho phù hợp với thông lệ và pháp luật quốc tế về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Cụ thể, dự án Luật không cấm nông dân trao đổi giống cây trồng mới cho nhau, khuyến khích các hoạt động sáng tạo, nhằm tạo ra ngày càng nhiều các loại giống cây trồng có chất lượng tốt, hiệu quả cao.
Ban soạn thảo sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp của đại biểu QH, tiếp tục chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ, trình QH thông qua tại kỳ họp này.
Nguồn: Nhân dân điện tử
Thế nào là quyền sở hữu trí tuệ?
Buổi sáng, các đại biểu QH nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH Hồ Ðức Việt đọc Báo cáo của Ủy ban Thường vụ QH giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Sở hữu trí tuệ. Báo cáo nêu rõ dự án, Luật Sở hữu trí tuệ đã được đại biểu QH thảo luận tại kỳ họp thứ 7, được tiếp thụ, chỉnh lý và thảo luận tại Hội nghị đại biểu QH chuyên trách, và được tiếp tục tiếp thụ, chỉnh lý để trình kỳ họp thứ tám của QH.
Báo cáo giải trình nêu rõ những điểm, những vấn đề của dự án Luật đã được chỉnh lý, như về tên gọi, bố cục, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Sở hữu trí tuệ. Những nội dung cụ thể được chỉnh lý gồm quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghệ, quyền đối với giống cây trồng, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ...
Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ xác định: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền hợp pháp của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Quyền tác giả là quyền hợp pháp của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình và chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền hợp pháp của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện hoặc đầu tư chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng mới hoặc người thừa kế từ những người nêu trên.
Thảo luận dự án Luật Sở hữu trí tuệ, các đại biểu QH đều khẳng định những cố gắng rất cao của Ban soạn thảo đã tiếp thụ, chỉnh lý rất công phu và có hệ thống về một dự án Luật rất đặc thù và có tính chuyên sâu. Ðại biểu Nguyễn Ngọc Trân (An Giang) đề nghị Ban soạn thảo cần sử dụng đúng định nghĩa đã được xác định về khái niệm ‘‘chỉ dẫn địa lý’‘, nếu không sẽ nhầm lẫn với khái niệm ‘‘nhãn hiệu hàng hóa’‘ gây bất lợi cho tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu; việc quy định về ‘‘quyền đối với giống cây trồng’‘ đại biểu này lưu ý cần cân nhắc thận trọng, nhất là không nên quy định cấm nông dân không được trao đổi giống cây trồng với nhau. Vì thế, đại biểu Nguyễn Ngọc Trân đề nghị không nên đưa những quy định ‘‘quyền đối với giống cây trồng’‘ vào dự án Luật này, nếu cần thiết sẽ xây dựng một luật chuyên ngành đối với quyền giống cây trồng. Ðại biểu Nguyễn Thị Hồng Minh (An Giang) lại đề nghị, vẫn để nguyên các quy định về ‘‘quyền đối với giống cây trồng’‘ trong dự thảo Luật, nhưng cần có các điều luật khuyến khích các hoạt động sáng tạo của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giống cây trồng.
Nhiều đại biểu QH nhấn mạnh, đối với nước ta, một nước coi trọng sản xuất nông nghiệp, thì việc bảo vệ quyền sở hữu trong sáng tạo và phổ biến giống cây trồng mới là rất quan trọng, vì thế, các quy định của luật về vấn đề này cần tôn trọng quyền sáng tạo, quyền sở hữu của tổ chức, tập thể và cá nhân, đồng thời tiếp thụ có chọn lọc những quy định của thông lệ, luật pháp quốc tế trong quá trình Việt Nam hội nhập nền kinh tế thế giới.
Về quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đại biểu Hoàng Thị Lệ (Cao Bằng) cho rằng, hiện nay quyền này nằm ‘‘phân tán’‘ ở các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để thực hiện thống nhất sau khi ban hành Luật, nên đưa về một đầu mối đặt ở một bộ hoặc trực thuộc Chính phủ. Các đại biểu Mạc Kim Tôn (Thái Bình), Mai Anh (Khánh Hòa) đề nghị cần bảo hộ ‘‘phần mềm máy tính’‘, vì sản phẩm này hàm chứa nhiều phát minh và sáng tạo. Các đại biểu Ðỗ Hồng Quân (Hà Tây), Vũ Văn Hiến (Hậu Giang) góp nhiều ý kiến về trả nhuận bút cho tác phẩm âm nhạc; coi trọng các sáng tạo trong xây dựng chương trình truyền hình là cơ bản, không nên tính đến các phương tiện truyền dẫn như phát sóng qua vệ tinh, qua kỹ thuật số, qua internet...
Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Hoàng Văn Phong, thay mặt Ban soạn thảo giải trình thêm một số vấn đề mà đại biểu QH nêu ra trong thảo luận dự án Luật Sở hữu trí tuệ, và cho rằng, có thể ở một, hai điều nào đó trong dự án Luật, khi thiết kế, có cảm giác là điều luật được tiếp thụ từ điều luật của nước ngoài, nhưng nhìn tổng thể, dự luật đã tính đến điều kiện Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc cho phù hợp với thông lệ và pháp luật quốc tế về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Cụ thể, dự án Luật không cấm nông dân trao đổi giống cây trồng mới cho nhau, khuyến khích các hoạt động sáng tạo, nhằm tạo ra ngày càng nhiều các loại giống cây trồng có chất lượng tốt, hiệu quả cao.
Ban soạn thảo sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp của đại biểu QH, tiếp tục chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ, trình QH thông qua tại kỳ họp này.
Nguồn: Nhân dân điện tử