Quốc hội thảo luận Dự án Luật GDĐT
Chính phủ thống nhất quản lý hoạt động giao dịch điện tử
Ngày 27-10, kỳ họp thứ 8, QH khoá XI bước sang ngày làm việc thứ chín, thảo luận những vấn đề còn ý kiến khác nhau của các dự án: Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Giao dịch điện tử.
Buổi chiều, QH thảo luận về những vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Giao dịch điện tử.
Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của QH Hồ Ðức Việt trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giao dịch điện tử. Báo cáo cho biết: Tại kỳ họp thứ 7, QH khóa XI, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Luật Giao dịch điện tử. Sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ QH đã chỉ đạo các Ủy ban của QH, các cơ quan hữu quan tổ chức nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu QH để chỉnh lý và đưa ra thảo luận tại Hội nghị đại biểu QH chuyên trách, rồi gửi đến các đại biểu QH để thảo luận tại các Ðoàn đại biểu QH.
Tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu QH, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH, Ủy ban Thường vụ QH nhận thấy, hầu hết các đại biểu nhất trí với tên gọi của luật là Luật Giao dịch điện tử. Về phạm vi điều chỉnh, nhiều ý kiến tán thành các quy định về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử, giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước, giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, an ninh, an toàn và bảo mật trong giao dịch điện tử, v.v. như dự thảo Luật đã trình QH tại kỳ họp thứ 7. Những ý kiến này cho rằng, Luật Giao dịch điện tử không chỉ quy định về hình thức của giao dịch điện tử mà còn quy định nhiều nội dung quan trọng nhằm thừa nhận giá trị pháp lý của giao dịch điện tử, đồng thời rất cần thiết phải quy định về giao dịch điện tử của các cơ quan nhà nước.
Về nguyên tắc chung tiến hành giao dịch điện tử, Báo cáo cho biết: Ða số các đại biểu QH nhất trí với các nguyên tắc cơ bản được quy định trong Luật là: tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch; tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện giao dịch điện tử; không một loại công nghệ nào được coi là duy nhất trong giao dịch điện tử; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn trong giao dịch điện tử; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng; giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Ðiều 40 của Luật này.
Về trách nhiệm quản lý nhà nước hoạt động giao dịch điện tử, nhiều đại biểu đề nghị quy định trong Luật là: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử. Bộ Bưu chính - Viễn thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử tại địa phương. Hầu hết các đại biểu nhất trí với dự thảo quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử là: Cản trở việc lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử; cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi và nhận thông điệp dữ liệu; thay đổi, xóa, hủy, giả mạo, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu; tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống điều hành có hành vi khác nhằm phá hoại hạ tầng công nghệ về giao dịch điện tử; tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật; gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép chữ ký điện tử của người khác.
Về chữ ký điện tử, Ủy ban Thường vụ QH tiếp thu ý kiến các đại biểu QH, chỉnh lý lại điều 21 là: Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô-gich với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký. Chữ ký điện tử được xem như bảo đảm an toàn là chữ ký điện tử đáp ứng các điều kiện quy định. Chữ ký điện tử có thể được chứng thực bởi một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.
Sau khi ông Hồ Ðức Việt trình bày Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giao dịch điện tử, hai đại biểu là Ðỗ Trung Tá (Bắc Giang), Ngô Anh Dũng (Quảng Ninh) phát biểu ý kiến, đề nghị bổ sung vào luật quy định, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có điều kiện phải dành một phần kinh phí để triển khai Luật Giao dịch điện tử, tránh tình trạng viện lý do để không triển khai.
Nguồn: Nhân Dân điện tử
Ngày 27-10, kỳ họp thứ 8, QH khoá XI bước sang ngày làm việc thứ chín, thảo luận những vấn đề còn ý kiến khác nhau của các dự án: Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Giao dịch điện tử.
Buổi chiều, QH thảo luận về những vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Giao dịch điện tử.
Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của QH Hồ Ðức Việt trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giao dịch điện tử. Báo cáo cho biết: Tại kỳ họp thứ 7, QH khóa XI, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Luật Giao dịch điện tử. Sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ QH đã chỉ đạo các Ủy ban của QH, các cơ quan hữu quan tổ chức nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu QH để chỉnh lý và đưa ra thảo luận tại Hội nghị đại biểu QH chuyên trách, rồi gửi đến các đại biểu QH để thảo luận tại các Ðoàn đại biểu QH.
Tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu QH, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH, Ủy ban Thường vụ QH nhận thấy, hầu hết các đại biểu nhất trí với tên gọi của luật là Luật Giao dịch điện tử. Về phạm vi điều chỉnh, nhiều ý kiến tán thành các quy định về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử, giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước, giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, an ninh, an toàn và bảo mật trong giao dịch điện tử, v.v. như dự thảo Luật đã trình QH tại kỳ họp thứ 7. Những ý kiến này cho rằng, Luật Giao dịch điện tử không chỉ quy định về hình thức của giao dịch điện tử mà còn quy định nhiều nội dung quan trọng nhằm thừa nhận giá trị pháp lý của giao dịch điện tử, đồng thời rất cần thiết phải quy định về giao dịch điện tử của các cơ quan nhà nước.
Về nguyên tắc chung tiến hành giao dịch điện tử, Báo cáo cho biết: Ða số các đại biểu QH nhất trí với các nguyên tắc cơ bản được quy định trong Luật là: tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch; tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện giao dịch điện tử; không một loại công nghệ nào được coi là duy nhất trong giao dịch điện tử; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn trong giao dịch điện tử; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng; giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Ðiều 40 của Luật này.
Về trách nhiệm quản lý nhà nước hoạt động giao dịch điện tử, nhiều đại biểu đề nghị quy định trong Luật là: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử. Bộ Bưu chính - Viễn thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử tại địa phương. Hầu hết các đại biểu nhất trí với dự thảo quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử là: Cản trở việc lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử; cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi và nhận thông điệp dữ liệu; thay đổi, xóa, hủy, giả mạo, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu; tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống điều hành có hành vi khác nhằm phá hoại hạ tầng công nghệ về giao dịch điện tử; tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật; gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép chữ ký điện tử của người khác.
Về chữ ký điện tử, Ủy ban Thường vụ QH tiếp thu ý kiến các đại biểu QH, chỉnh lý lại điều 21 là: Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô-gich với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký. Chữ ký điện tử được xem như bảo đảm an toàn là chữ ký điện tử đáp ứng các điều kiện quy định. Chữ ký điện tử có thể được chứng thực bởi một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.
Sau khi ông Hồ Ðức Việt trình bày Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giao dịch điện tử, hai đại biểu là Ðỗ Trung Tá (Bắc Giang), Ngô Anh Dũng (Quảng Ninh) phát biểu ý kiến, đề nghị bổ sung vào luật quy định, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có điều kiện phải dành một phần kinh phí để triển khai Luật Giao dịch điện tử, tránh tình trạng viện lý do để không triển khai.
Nguồn: Nhân Dân điện tử