Ông Nguyễn Danh Trọng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thứ Năm 07:23 29-06-2006


Qua dự thảo này tôi thấy BST cũng đã tiếp thu ý kiến bằng văn bản của NHNN. Tuy nhiên tôi có một số ý kiến sau:
Về tên gọi của nghị định, nên gọi là Nghị định giao dịch bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ dân sự kinh tế;
Các tiếp cận phải phù hợp với thực tiễn, từ ngữ phải dễ hiểu.
Về phạm vi điều chỉnh nên ghi là trong phạm vi dân sự và kinh tế, như thế sẽ bao quát hơn
Về vấn đề 1 tài sản dùng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ, theo BLDS thì ko quy định bên nhận bảo đảm giữ giấy tờ và trong nghị định này cũng không quy định, như vậy là chưa sát với thực tiễn hiện nay trong khi BLDS cũ lại quy định. Tuy nhiên có trường hợp cần phải tính vd như các tâu thuyền đi ra nước ngoài thì phải dùng giấy tờ chính.
Một số quy định về công chứng và đăng ký GDBĐ lại hơi chi tiết. Theo tôi chỉ cần ghi thực hiện theo quy định của pháp luật về công chứng và thực hiện theo quy  định của pháp luật về GDBĐ. Một điểm nữa là những quy định này mang nặng tính can thiệp của nhà nước, vd quy định tất cả các loại giao dịch phải đăng ký GDBĐ, tôi nghĩ trên thực tế sẽ rất khó thực hiện. Ta phải xác định mục đích của đăng ký: thứ nhất, cung cấp thông tin cho người thứ 3; thứ 2, bên nhận GDBĐ biết thứ tự thời gian thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm. Nên quy định sao cho nếu bên nhận bảo đảm thấy lợi thì họ mới đăng ký, còn trường hợp bên nhận thấy ko cần thì ko đăng ký để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Về tín chấp, trong này cũng có quy định về tín chấp để cho vay các hộ nghèo, tôi đồng ý với ý kiến của VCC ko nên quy định về tín chấp trong dự thảo này vì thuộc ngân hàng chính sách xã hội. Những trường hợp tín chấp khác do các ngân hàng tự xem xét quyết định, đó là quyền của tổ chức tín dụng, nhà nước không nên can thiệp.
Vấn đề bảo lãnh, trong BLDS quy định vẫn còn chung, trong nghị định này cũng quy định chung. Có 2 vấn đề tôi muốn tham gia: thứ nhất, trong này nói nặng về xử lý quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh còn mối quan hệ chính nghị định này cần xử lý đó là mối quan hệ giữa bên nhận bảo lãnh và bên bảo lãnh thì cần phải có những điều chi tiết hơn, cụ thể hơn. Bảo lãnh ở đây là đối nhân theo tôi như vậy chưa hoàn toàn đúng vì bảo lãnh thực chất là cam kết, như vậy không phải là đối nhân nữa, ko phải là tín chấp, vì vậy các mối quan hệ ở đây cần được xử lý mà hiện nay đang vướng trên thực tế. Bảo lãnh mà không thực hiện được nghĩa vụ thì phạm vi tài sản bảo lãnh phải trả là gì? Có ghi vào trong hợp đồng không, có xác định vào trong hợp đồng không? Nếu có thì mới xử lý được.
Về vấn đề xử lý tài sản, tôi nghĩ đây là 1 vấn đề nhạy cảm và vướng mắc trong thực tế, những quy định trong nghị định này vẫn chưa đủ để điều chỉnh vì hiện nay các tổ chức tín dụng vẫn còn mắc cho nên theo ý kiến của ngân hàng nhà nước thì những quy định trong nghị định 178, nghị định 85 và các thông tư còn phù hợp với thực tế thì nên đưa vào nghị định này. NHNN cũng như tôi muốn rằng sau khi có nghị định này thì chính phủ cũng nên giao cho NHNN cùng với các bộ ngành xây dựng 1 thông tư hướng dẫn trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng.

Các văn bản liên quan