Anh Trung, Tổng Công ty thép Việt Nam

Thứ Năm 07:24 29-06-2006


Từ sáng đến giờ tôi được nghe rất nhiều ý kiến từ góc độ ngân hàng đến mức có cảm giác rằng chúng ta đang bàn đến bảo đảm tiền vay chứ không phải bảo đảm cho các hoạt động dân sự, chính vì vậy tôi muốn nếu 1 ý kiến từ góc độ 1 doanh nghiệp đó là chúng ta lĩnh vực bảo đảm dân sự trong đó có cả thương mại và kinh tế nữa. Thực tế đối với 1 doanh nghiệp chúng tôi thấy rằng chúng tôi có thể vừa đóng vai trò bảo đảm và vai trò người nhận bảo đảm, đối với các tổ chức tín dụng và những nhà cung cấp vật tư thì chúng tôi nhà người bảo đảm còn khi chúng tôi bán hàng, cung cấp sản phẩm cho nơi khác thì chúng tôi lại trở thành người nhận bảo đảm. Chính vì vậy tôi thấy nếu bàn về vấn đề GDBĐ trước hết chúng ta phải bàn đến những vấn đề bảo đảm còn những gì không bảo đảm, tôi nghĩ bàn đến là thừa, chính vì vậy những yếu tố nào liên quan đến bảo đảm thì chúng ta sẽ đề cập đến và bạn luận xem bảo đảm như thế nào và ở mức độ nào để cho tất cả các giao dịch đó được lành mạnh được trong sáng và có thể được thực hiện các giao dịch để phát triển kinh tế. Cho nên ở đây tôi xin nói thế này, với mối quan hệ là người bảo đảm với ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ cho chúng tôi thì việc quy định đó là do phía những người nhận bảo đảm của chúng tôi đưa ra, các anh tín dụng chúng tôi hay tín chấp chúng tôi thì cũng tốt, nhưng ngược lại từ phía chúng tôi cung cấp sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi sang đối tượng khác thì chúng tôi lại cần có 1 sự bảo đảm cho hoạt động của chúng tôi vì nếu không chúng tôi có thể gặp rủi ro. Chính vì vậy vấn đề này đã được đề cập ở đây nhiều lần nhưng tôi muốn nói ở đây là 1 tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện 1 hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự hay không thì tôi vẫn trăn trở là tài sản đó phải lớn hơn nghĩa vụ mà mình bảo đảm, vd tôi có 1 hệ thống bán xe, nếu quân của tôi bán chịu 1 cái xe cho anh Huỳnh thì phải có gì đó bảo đảm chứ, nếu tôi hỏi quân tôi là anh Huỳnh lấy gì bảo đảm mà quân tôi bảo rằng có cái xe máy bảo đảm vậy nếu xảy ra rủi ro là anh Huỳnh ko có khả năng thanh toán thì cái gì bảo vệ cho quyền lợi của chúng tôi ở đây? Vậy khi làm nghị định này ta phải tính xem liệu ta có bị người khác lợi dụng quy định này hay không? Tôi biết là theo thỏa thuận nhưng vì hệ thống quản lý của chúng ta thì người quản lý ở bên trên phải đưa ra 1 cái quy định để cho người dưới thực hiện mà vẫn quản lý được. Theo quy định của Tổng công ty chúng tôi khi bán hàng thì phải có bảo đảm và giá trị bảo đảm đó phải lớn hơn lượng hàng mình bán vậy mà mỗi một năm chúng tôi cũng mất tới 100 tỷ tiền nợ khó đòi và lại phát sinh những mối quan hệ về hình sự trong đó và đây là lĩnh vực “tiêu diệt” nhiều cán bộ của chúng tôi. Tôi đưa vấn đề này ra để nói rằng nếu chúng ta đưa ra 1 quy  định mà không sát với thực tế thì về phía doanh nghiệp cũng không dám áp dụng cái đó hoặc nếu áp dùng thì sẽ bị hậu quả mà bản thân chúng ta không nghĩ sẽ bị hình sự hóa nhưng thực tế nó sẽ đẩy nhiều vụ án từ kinh tế sang hình sự. Tôi vẫn bảo lưu ý kiến về giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.
Ý kiến thứ 2, trong buổi hôm nay trong bài đặt vấn đề của chị Hiền có đề cập tới 1 vấn đề mà chúng tôi rất tâm huyết là tư duy làm luật của chúng ta đã thay đổi. Tuy nhiên khi đọc nghị định này tôi thấy chúng ta vẫn thiên về tư duy quy định những cái được làm thôi cho nên vấn đề tạo ra được bình diễn công bằng, ổn định cho các đối tượng để thực thi pháp luật này vẫn còn bị hạn chế; ta đã định hướng rồi thay đổi tư duy rồi thì phải thể hiện trên thực tế, như vậy mới thực sự tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động của các doanh nghiệp. Việc triển khai nghị định này nếu theo đúng được với những mong muốn của chúng ta thì sẽ ngăn ngừa được sự trục lợi trong vấn đề nay và cũng ngăn ngừa được việc hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế và như vậy sẽ phát huy các nguồn lực của xã hội để phát triển kinh tế của chúng ta.

Các văn bản liên quan