Luật sư Lê Thị Thu Hương

Thứ Năm 07:23 29-06-2006


Về phạm vi điều chỉnh tôi đồng ý với nội dung đã được quy định trong dự thảo.
Về nguyên tắc áp dụng pháp luật quy định ở điều 2 chương 1, tôi đồng tình với ý kiến ưu tiên áp dụng pháp luật chuyên ngành dự trên nguyên tắc của BLDS với tính chất là đạo luật gốc, sẽ được áp dụng chung, thống nhất trong mọi lĩnh vực. Các quy định pháp luật chuyên ngành có thể quy định chi tiết, cụ thể để cho phù hợp với đối tượng điều chỉnh của chuyên ngành đó nhưng không được trái với nguyên tắc của BLDS do đó nếu như pháp luật cụ thể quy định trong từng lĩnh vực cụ thể đó khác với quy định của BLDS và nghị định này về việc xác lập thực hiện GDBĐ nhưng không trái với nguyên tắc cơ bản và tinh thần của BLDS thì quy định đó sẽ được ưu tiên áp dụng.
Ở điều 12 về hiệu lực của GDBĐ, thứ nhất về thời điểm GDBĐ có hiệu lực giữa các bên tham gia giao dịch tôi thấy có 1 vấn đề là: đồng ý rằng thời điểm có hiệu lực của GDBĐ giữa các bên tham gia giao dịch sẽ là thời điểm giao kết hợp đồng đã được quy định tại điều 404 của BLDS, vì đây là một nghị định hướng dẫn cho BLDS cho nên ko thể trái với quy định của luật trong trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác về thời điểm có hiệu lực của GDBĐ thì nó phải được xác định theo quy định hoặc thỏa thuận đó như nguyên tắc áp dụng của pháp luật trên bởi vì trong điều 13 quy định như vậy nó khá chung chung. Nên làm cụ thể hơn.
Thứ 2, về thời điểm GDBĐ có hiệu lực đối kháng với người thứ 3, vì các biện pháp bảo đảm bằng tài sản tại BLDS chỉ bao gồm 2 dạng: thứ nhất chuyển giao tài sản bảo đảm bao gồm cầm cố, đặt cọc, ký cược hoặc là ký quỹ; thứ 2 là không chuyển giao tài sản bảo đảm. Do đó các phương thức để tiến hành GDBĐ có giá trị pháp lý đối với bên thứ 3 thì cũng chỉ bao gồm chuyển giao tài sản cho bên nhận bảo đảm đối với trường hợp chuyển giao tài sản và đăng ký GDBĐ đối với trường hợp không chuyển giao tài sản, tương ứng với từng phương thức trên là thời điểm giao dịch bảo đảm có giá trị với người thứ 3 đó là thời điểm chuyển giao tài sản bảo đảm và đăng ký GDBĐ.
Một vấn đề góp ý nữa là quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm trong trường hợp tài sản đó ko thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, ở đây chúng ta cần xác định là bảo vệ bên nhận bảo đảm một cách ngay tình bở vì trên thực tế khi xác lập những quan hệ giao dịch tuy nhiên trong trường hợp nào thì sẽ được bảo vệ là vấn đề cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng, ở đây có vấn đề là quyền của bên nhận bảo đảm ngay tình chỉ được xem xét bảo vệ trong trường hợp bên bảo đảm là doanh nghiệp, cá nhân có đăng ký kinh doanh dùng các tài sản mua trả chậm, trả dần đi thuê là máy móc, thiết bị hoặc động sản không đăng ký quyền sở hữu khác để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì trong trường hợp nêu trên thì quyền của chủ sở hữu hữu sẽ luôn được ưu tiên bảo vệ trước bất cứ người thứ 3 nào kể cả bên nhận bảo đảm ngay tình nếu như chủ sở hữu đã đăng ký trong một thời hạn hợp lý, trong dự thảo quy định là 10 ngày và việc chuyển giao tài sản là sở hữu của mình cho bên bảo đảm chiếm giữ hoặc khai thác thì việc không thực hiện công khai hóa trong thời hạn trên sẽ không làm mất đi quyền của chủ sở hữu đối với tài sản nhưng nếu như có bên nhận bảo đảm ngay tình thì quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản sẽ phải được ưu tiên và ngoài các trường hợp nêu trên thì quyền của chủ sở hữu tài sản trong mọi trường hợp đều phải được bảo vệ.
Về việc xử lý tài sản của bên bảo lãnh, trong biện pháp bảo lãnh thì nghĩa vụ dân sự được bảo đảm thực hiện không phải bằng tài sản cụ thể của bên bảo lãnh mà bằng hành vi của bên bảo lãnh, thực hiện nghĩa vụ thay, nhưng trong trường hợp này bên bảo lãnh lại phải chịu trách nhiệm cho việc vi phạm nghĩa vụ dân sự và bên nhận bảo lãnh muốn xử lý tài sản của bên bảo lãnh lại phải thông qua thủ tục tại tòa án.
Về trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để hỗ trợ xử lý tài sản cầm cố thế chấp, chúng tôi đề nghị dự thảo nghị định không quy định về vấn đề nêu trên mà thực hiện sửa đổi bổ sung những quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hỗ trợ xử lý tài sản cầm cố thế chấp. Quy định về tín chấp thì tôi cũng đồng ý với ý kiến của ông Trình đã nêu là không quy định về tín chấp vì tín chấp không bao hàm cả việc việc bên bảo đảm phải thực hiện nghĩa vụ tài sản, ngoài ra tôi cũng xin bày tỏ sự nhất trí với ý kiến của luật gia Vũ Văn Tiền là cần phải bổ sung thêm đối tượng ở điều 63 bởi vì các hiệp hội doanh nghiệp cũng có thể bảo đảm bằng tín chấp cho các doanh nghiệp hội viên của mình, trên thực tế bảo đảm bằng tín chấp của các hiệp hội vẫn đang được thực hiện.  

Các văn bản liên quan