Nhận xét dự thảo Báo cáo rà soát Luật bảo vệ môi trường – TS Vũ Thu Hạnh, ĐH Luật Hà Nội

Thứ Hai 10:12 12-09-2011

NHẬN XÉT DỰ THẢO BÁO CÁO

RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 2005

Người thực hiện: TS Vũ Thu Hạnh

Bộ môn Luật Môi trường

Trường Đại học Luật Hà Nội

1. VỀ TIÊU ĐỀ CỦA BÁO CÁO

- Tiêu đề của báo cáo là "Rà soát các quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2005" nhưng nội dung báo cáo không chỉ rà soát các quy định của Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2005 mà còn rà soát nhiều quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác. Nên chăng tiêu đề báo cáo cần thể hiện cả điều này.

- Luật BVMT 2005 quy định nhiều nội dung, báo cáo không rà soát hết các nội dung mà chỉ tập trung vào các quy định có liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp. Nên chăng tiêu đề của báo cáo cũng cần thể hiện rõ phạm vi này.

- Tiêu đề có thể được gợi ý là: "Rà soát các quy định của Luật BVMT 2005 và các quy định khác có liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp"

2. VỀ CÁCH THỨC THỂ HIỆN BÁO CÁO

- Trước khi đi vào những nội dung chính, báo cáo nên có phần giới thiệu/lời dẫn/đặt vấn đề trong đó xác định rõ mục tiêu, phạm vi, cách tiếp cận, phương pháp tiến hành... làm cơ sở cho việc triển khai những nội dung cụ thể, đồng thời giúp người đọc dễ hình dung cách thức thực hiện nhiệm vụ của nhóm chuyên gia.

3. VỀ TIÊU CHÍ RÀ SOÁT

- Tính toàn diện là một trong những tiêu chí quan trọng của hệ thống pháp luật cần được rà soát. Tính toàn diện cho phép trả lời câu hỏi các quy định của pháp luật đã đầy đủ chưa? Còn thiếu những quy định nào? Có những khoảng trống nào mà pháp luật chưa đề cập..., từ đó gây bất lợi cho doanh nghiệp.

- Ngoài ra, yếu tố kỹ thuật lập pháp, kỹ thuật lập quy cũng cần được rà soát, làm cơ sở cho đề xuất về mặt hình thức cũng như chất lượng của các quy định pháp luật.

4. VỀ NỘI DUNG RÀ SOÁT VÀ KIẾN NGHỊ

- Như trên đã nhận xét, do báo cáo không nêu rõ phạm vi nghiên cứu, rà soát; cách tiếp cận các vấn đề cần rà soát nên câu hỏi được đặt ra là cơ sở nào để nhóm tác giả chỉ rà soát 6 vấn đề? Trật tự của các vấn đề cần rà soát là gì? Tại sao vấn đề quy chuẩn kỹ thuật môi trường lại được rà soát trước vấn đề đánh giá tác động môi trường? Vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu lại được rà soát trước vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh? Vấn đề thẩm quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương lại được đặt sau vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và đặt giữa vấn đề về đánh giá tác động môi trường với vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất và quản lý chất thải?...

- Cách thể hiện các vấn đề (cột thứ 2 của ma trận) thiếu nhất quán. Ví dụ, vấn đề 1 - Quy chuẩn kỹ thuật môi trường gồm có vấn đề quy chuẩn kỹ thuật môi trường, trong khi vấn đề 2 - Bảo vệ môi trường trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu lại bao gồm các vấn đề như chưa có khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu theo pháp luật môi trường dẫn tới mâu thuẫn, không bảo đảm tính hợp lý trong các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hay c hưa có các quy định liên quan đến xuất khẩu chất thải , quy định cấm nhập khẩu phương tiện giao thông vận tải để phá dỡ không bảo đảm phát triển bền vữn g.. . Cần thống nhất cách thể hiện vấn đề rà soát. Cụ thể là: Những nhận định về thiếu hay thừa quy định hay mâu thuần, chồng chéo giữa các quy định chỉ nên xem là những phát hiện sau khi tiến hành rà soát 6 vấn đề. Còn nếu theo cách viết trong báo cáo thì đó lại chính là vấn đề cần phải rà soát và minh chứng bằng các quy định của pháp luật. Tương tự, sự thiếu nhất quán trong cách thể các vấn đề còn xuất hiện tại vấn đề 3, vấn đề 4...

- Cách thể hiện Tiêu chí vi phạm (cột 4) cũng chưa chính xác và nhất quán. Cụm từ "Tiêu chí vi phạm" chưa thực sự khoa học. Nếu vẫn muốn sử dụng cụm từ này thì nên thay là "Tiêu chí bị vi phạm". Thêm nữa, như trên đã đề cập, do thiếu tiêu chí "Tính toàn diện" nên tại cột 4 của các Stt 1, 2, 4, 9, 10, 11, 12, 1, 17 đều có chung nhận xét là "thiếu quy định". Thiếu quy định là những phát hiện sau khi rà soát chứ đó không phải là tiêu chí bị vi phạm.

- Ngoài 6 vấn đề đã nêu, một số nội dung pháp luật khác cũng được xem là tác động đáng kể đến quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp. Ví dụ, các quy định về nghĩa vụ tài chính trong lĩnh vực môi trường; về thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật môi trường; về khắc phục ô nhiễm, ứng phó sự cố môi trường; về giải quyết tranh chấp môi trường mà một bên là doanh nghiệp; về bảo vệ môi trường đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa... Nếu được rà soát sẽ bảo đảm tính toàn diện hơn của báo cáo.

Các văn bản liên quan