Một số ý kiến của TS. Hoàng Thị Ngân – VP Chính phủ

Chủ Nhật 23:01 30-03-2008

Một số ý kiến về Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
(Dự thảo ngày 27.2.2008) 

      Hoàn thiện quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy cải cách thể chế, cải cách lập pháp và hoạt động lập quy của các cơ quan nhà nước. Sự cần thiết của Dự án Luật này đã được chứng minh bằng sự hiện diện trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội. Đến nay, Dự thảo Luật đã được hoàn chỉnh ở mức độ nhất định. Các nội dung của Dự thảo cho thấy sự chuẩn bị cả về lý luận và thực tiễn của người  soạn thảo. So với đợt sửa đỏi vào năm 2002, Dự thảo lần này đã thể chế rõ hơn tư tưởng và chính sách của Luật là dân chủ hoá hoạt động xây dựng pháp luật, bảo đảm tính minh bạch của pháp luật và hoạt động xây dựng pháp luật, bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam…
            Để góp phần hoàn thiện Dự thảo, xin tham gia một số ý kiến như sau:

            1. Về co cấu, bố cục của Dự thảo

            Về cơ bản, cơ cấu của Dự thảo là hợp lý. Tuy nhiên, Chương IV và VII chỉ hình thành từ duy nhất một điều và về hình thức, không hài hoà với các chương khác.

            Các chương dành quy định về trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật của mỗi chủ thể đều mang tên goi : "Soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của …". Có lẽ, không nhất thiết phái có từ "soạn thảo " trong tên gọi các chương này, nhất là đối với Chương III là Chương được bắt đầu bằng Mục và Điều về lập Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội (Điều 22). Nếu chỉ đặt tên chương là "Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của..." thì sẽ phù hợp hoàn toàn với tên gọi của bản thân Dự án  Luật và đủ độ bao quát các nội dung của Chương.

            2. Về đối tượng và phạm vi điều chỉnh

            Với tên gọi "ban hành văn bản quy phạm pháp luật", việc Dự thảo quy định cả việc kiểm tra sau và hoàn thiện pháp luật cũng có thể được chấp nhận, đáp ứng yêu cầu của thực tế. Tuy nhiên,"hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật" nên được làm phong phú thêm, nhất là về đánh giá tác động và hiệu quả kinh tế, xã hội của văn bản quy phạm pháp luật.
            Cũng nên cân nhắc việc thiết kế một chương riêng với một số quy định về công khai văn bản quy phạm pháp luật. Có thể ghép vào chương những quy định chung và các chương khác.

            3.   Về một số chính sách của Luật

            Như đã nêu, Dự án Luật rõ ràng đã được hình thành trên cơ sở những tư tưởng lập pháp nhất định. Tuy nhiên, sẽ là hoàn thiện hơn nếu Dự án góp phần cùng với các Dự án luật khác giải quyết trong chừng mực có thể một số vấn đề sau đây :
            - Mối quan hệ giữa văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước. Vấn đề này đã từng được đặt ra khi nghiên cứu sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 và trong bối cảnh hoàn thiện bộ máy nhà nước trong mô hình Nhà nước pháp quyền XHCN.

            - Mối quan hệ giữa lập pháp của Quốc hội (kể cả hoạt động ban hành pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ) và lập quy của Chính phủ thông qua việc ban hành nghị định được gọi là "độc lập".
            - Sự tham gia của các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp vào quy trình xây dựng pháp luật, nhất là trong các bước như lập dự kiến Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tham gia ý kiến và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

            4. Về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và nội dung văn bản quy phạm pháp luật

            Việc đơn giản hoá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như dự kiến lag hợp lý và có cơ sở.
            Nội dung thông tư của Chánh án TSNDTC và Viện tưởng VKSNDTC nên được làm rõ hơn (Điều 18).
 
            5. Về lập Chương trình xây dựng pháp luật

            Hoạch định tư tưởng, chính sách định hướng và làm căn cứ vững chắc đưa một dự án vào Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội là vấn đề được đặc biệt quan tâm gần đây. Điều 22 Dự thảo nên làm rõ một số nội dung, chẳng hạn như việc thẩm tra của Uỷ ban của Quốc hội đối với dự kiến Chương trình (mặc dù ngay khoản 1 của Điều này đã nêu căn cứ xây dựng Chương trình). 

            6. Về soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật 

            Nên có biện pháp (dù không dễ dàng) khắc phục hạn chế trong hoạt động của các Ban Soạn thảo hiện nay, nhất là luật, pháp lệnh. Mối quan hệ giữa cơ quan chủ trì soạn thảo và Ban Soạn thảo đã được chú ý song thực chất, gánh nặng soạn thảo vẫn thuộc về bộ được phân công chủ trì xây dựng luật. 

            7. Về thẩm định 

            Việc thấm định tính thực tế, khả thi của Dự án là hết sức nặng nề (Điều 32) và cần cân nhắc, Hơn nữa, cũng nên làm rõ mối quan hệ giữa góp ý mang tính chuyên môn sâu của một số bộ quản lý ngành, lĩnh vực (Điều 31) với thẩm định về điều kiện bảo đảm thực hiện các quy định do Bộ Tư pháp tiến hành (Điều 32). 

            8. Về thủ tục xây dựng dự án, dự thảo 

            Mặc dù yêu cầu xây dựng luật là cần quy định thật chi tiết song một số bước do các chủ thể thuộc cơ cấu Chính phủ được quy định quá cụ thể; một số trong đó mang tính quy chế, lề lối làm việc thuộc thẩm quyền quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.   

            9. Về giám sát, kiểm tra 

            Cần cân nhắc việc sửa đổi theo hướng giám sát, kiểm tra việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Luật này quy định về ban hành văn bản quy phạm pháp luật song đối tượng hướng đến trực tiếp chính là văn bản quy phạm pháp luật. Mặc dù được thay tên gọi song bản thân Điều 87 (nội dung giám sát, kiểm tra ...) lại quy định về giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật mà không phải "ban hành văn bản quy phạm pháp luật". Cũng chưa rõ chế tài khi vi phạm việc "ban hành văn bản quy phạm pháp luật". "Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành không phù hợp với pháp luật " phải được cắt nghĩa. 

Các văn bản liên quan