Hiệp hội Bất động sản Tp. HCM góp ý

Thứ Sáu 10:16 04-04-2008

Hiệp hội Bất động sản TPHCM 
Góp ý Dự Thảo Luật Đăng Ký Giao dịch bảo Đảm


1.       Còn một vài lỗi chính tả: Điều 3 khoản 2, Điều 13, sử dụng dấu câu chưa thống nhất: Điều 12 khoản 1 điểm b và Điều 12 khoản 2 điểm b.
 
2.       Tại Điều 3 khoản 1 nên thêm đối tượng đăng ký là Nhà ở, công trình xây dựng, căn hộ chung cư… Cần nêu cụ thể các trường hợp khác, pháp luật quy định là luật nào?
 
3.       Điều 4 khoản 4 nên định nghĩa cụ thể hơn động sản? bất động sản là gì?
 
4.       Theo Điều 7 thì trách nhiệm đăng ký thuộc một số Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp như vậy sẽ rất khó kiểm tra một giao dịch đã được đăng ký hay chưa, theo tôi nên có 1 trung tâm đăng ký theo từng đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu thông tin. Những bất động sản nào có diện tích lớn nằm giữa các tỉnh thì đăng ký tại tỉnh nào có phần diện tích lớn hơn.
 
5.       Đề nghị Điều 8 nên sửa đổi theo hướng ngắn gọn sau:
Việc đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản được thực hiện trên cơ sở nội dung kê khai trong đơn của người yêu cầu đăng ký. Các nội dung kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký phải đầy đủ và phù hợp với nội dung của giao dịch bảo đảm mà các bên đã giao kết. Trường hợp đăng ký thế chấp bằng tàu bay, tàu biển phải thực hiện trên cơ sở kiểm tra hồ sơ yêu cầu đăng ký và đối chiếu với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký.
 
6.       Tại Điều 9 – Về thời hạn có hiệu lực của việc đăng ký nên chọn phương án 1 sẽ thỏa đáng hơn, tránh thủ tục rườm rà gia hạn nhiều lần. Nếu chọn “phương án 2” sẽ không khuyến khích việc đăng ký giao dịch bảo đảm.
 
7.       Điều 10 khoản 1 điểm c nên bỏ tránh trường hợp ai cũng cho mình là khách hàng thường xuyên, để đơn giản cho Điều 12 khoản 1 điểm đ (bỏ luôn).
Nếu để “khách hàng thường xuyên” là khách hàng như thế nào? Để tránh tình trạng tranh chấp, khiếu kiện sảy ra, theo tôi nếu là “khách hàng thường xuyên” thì phải có biên bản thỏa thuận cụ thể giữa khách hàng và nơi đăng ký giao dịch bảo đảm.
Nên bỏ 2 hình thức gửi đơn qua fax và gửi đơn qua mạng theo điểm c và điểm d khoản 1 Điều 10 vì sẽ không xác định được thời điểm nhận đơn.
 
8.       Điều 12 khoản 1 điểm b nên thêm vào:
Đơn yêu cầu đăng ký không hợp lệ là đơn kê khai không đúng hoặc không đầy đủ những nội dung thuộc diện bắt buộc phải kê khai theo mẫu.
o       Điều 12 khoản 1 điểm đ là không cần thiết vì đã nằm trong điểm d khoản 1 Điều này.
 
9.       Điều 13 có nêu thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản tại thời điểm nội dung của đơn yêu cầu đăng ký được nhập vào Cơ sở dữ liệu theo tôi nên là kể từ thời điểm ra giấy xác nhận việc nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
 
10.     Điều 15 khoản 1 và khoản 3 nên thống nhất giải quyết việc đăng ký trong thời hạn một (1) ngày làm việc.
 
11.     Tại Điều 16 Đề nghị Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm nên phân theo thẩm quyền của Trung ương và địa phương. Ở Trung Ương là Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, còn ở địa phương là Trung tâm đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm. Những tài sản trên 5 tỷ thì đăng ký ở Cục Đăng ký quốc gia còn dưới 5 tỷ thì đăng ký tại Trung tâm đăng ký quốc gia.
 
12.     Điều 17 khoản 1 nên thêm “Đăng ký kịp thời, chính xác và đúng thứ tự ưu tiên …”
 
13.     Nên bỏ khoản 2 Điều 40 vì đây là tài sản bất động sản có giá trị lớn nên đề nghị Luật quy định chỉ một hình thức là “Nộp đơn trực tiếp”, không nên gửi đơn theo đường bưu diện.
 
TS. Đỗ Thị Loan
 

Các văn bản liên quan