Luật về quyền lập hội cần thông thoáng hơn
Trong thế giới hiện đại các tổ chức xã hội dân sự có vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu. Liên hợp quốc đặc biệt quan tâm thu hút các tổ chức này vào những hoạt động như bảo vệ hoà bình, cứu trợ các nạn nhân chiến tranh, thiên tai, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, đưa ra các quan điểm và ý kiến của mình về quá trình toàn cầu hoá v.v…
Trong thế giới hiện đại các tổ chức xã hội dân sự có vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu. Liên hợp quốc đặc biệt quan tâm thu hút các tổ chức này vào những hoạt động như bảo vệ hoà bình, cứu trợ các nạn nhân chiến tranh, thiên tai, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, đưa ra các quan điểm và ý kiến của mình về quá trình toàn cầu hoá v.v…
Ở Việt Nam, ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản đã ý thức được sự cần thiết và vai trò quyết định của đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc giải phóng đất nước khỏi ách thực dân, đế quốc, giành lại nền độc lập dân tộc cho nước nhà. Để thực hiện đại đoàn kết dân tộc Đảng đã ra sức tập hợp quần chúng trong các hội đoàn khác nhau, với các hình thức, trình độ và quy mô tổ chức phong phú, từ Thanh, Nông, Công, Phụ đến Hội Văn hoá Cứu quốc, thậm chí cả Hội Hướng đạo v.v…Tất cả vì mục tiêu giải phóng dân tộc. Chính vì nắm vững nghệ thuật vận động và tập hợp quần chúng nên 5000 chiến sĩ cộng sản đã lãnh đạo nhân dân ta thực hiện thành công cuộc Cách mạng Tháng 8 năm 1945, thành lập Nứơc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Các tổ chức quần chúng cũng đã đóng vai trò cực kì quan trọng trong 2 cuộc kháng chiến cứu nước và trong xây dựng hoà bình. Hiến pháp của nước ta những năm 1946, 1959, 1980, 1992 đều khẳng định quyền của công dân được thành lập hội. Năm 1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh ban bố Luật quy định quyền lập hội. Luật chỉ có 12 Điều ngắn gọn, súc tích và về cơ bản vẫn giữ nguyên giá trị cho đến ngày nay. Trong những năm Đổi Mới, Đảng và Nhà nước lãnh đạo nhân dân thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ , văn minh bằng việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, và cũng đang chú ý tạo điều kiện để người dân dược thành lập các hội, đoàn khác nhau mà bây giờ chúng ta quen gọi chung là xã hội dân sự. Nhà nước pháp quyền, thể chế thị trường và xã hội dân sự là thế chân vạc của một xã hội hiện đại. Ba khu vực đó tương tác với nhau, hỗ trợ lẫn nhau và kiểm soát lẫn nhau, tạo ra sự phat triển hài hoà của xã hội.
Trong những năm qua, chúng ta quan tâm nhiêu hơn đến việc xây dựng khuôn khổ pháp luật của nhà nước pháp quyền và thể chế thị trường, còn việc hình thanh một hành lang pháp lí cho xã hội dân sự thì ít được chú ý hơn. Ngoài những đoàn thể chính trị-xã hội như Mặt trận Tổ quốc Việt nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt nam thì đến nay trong cả nước cũng đã có hơn 300 hội hoạt động trên phạm vi toàn quốc, trong đó có khoảng 1/3 là các hội khoa học và kĩ thuật ;hơn 2000 hội hoạt động trên địa bàn tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương và hàng chục vạn hội cấp huyện, xã, phường, thị trấn. Nhiều hội có đăng kí hoạt động, nhưng số hội không đăng kí còn nhiều hơn. Trong nhiều truờng hợp các hội liên kết với nhau thành những tập hợp rất lớn như Liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam (Liên hiệp hội Việt Nam), Liên hiệp các hội văn học-nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Viêt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam v.v…Trong tình hình đó, việc xây dựng một bộ luật về hội là nhu cầu bức xúc của toàn xã hội. Từ hơn 10 năm nay, Bộ Nội vụ đã được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng Luật về Hội. Từ Dự thảo thứ 5, Bộ Nội vụ bắt đầu đưa ra lấy ý kiến rộng rãi. Riêng Liên hiệp hội Việt
Thứ nhất, về tên của Luật. Hiến pháp các thời kì ở nước ta đều khẳng định quyền lập hội của công dân. Sắc lệnh do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí năm 1957 cũng có tên gọi “LUẬT QUY ĐỊNH QUYỀN LẬP HỘI”. Do đó, đề nghị gọi luật sẽ được thông qua là LUẬT VỀ QUYỀN LẬP HỘI để khẳng quyền của công dân trong vấn đề này.
Thứ hai, các hội cho rằng luật phải áp dụng đối với tất cả các tổ chức mang tinh chất hội để đảm bảo tính thống nhất của phong trào nhân dân, sự bình đẳng giữa tất cả các hội. Theo tinh thần đó thì luật phải được áp dụng đối với tất cả các đoàn thể chính trị-xã hội, các hội có đăng kí và cả các hội không có đăng kí. Trong thời đại phát triển kinh tế thị trường và kinh tế tri thức không thể coi nhẹ vai trò của các hội của trí thức và các hội của các doanh nhân cũng như các hội khác.Vì vậy đối tượng áp dụng của Luật phải là tất cả các tổ chức hội.
Thứ ba, một nội dung gây nên nhiều tranh luận trong các hội thảo liên quan đến quản lí nhà nước đối với hội. Một thời gian dài trong lịch nước ta các cơ quan nhà nước thường có thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức rằng quản lí là phải chỉ huy, phải điều khiển, theo kiểu quản lí hành chính. Cơ quan nhà nước có quyền can thiệp rất sâu vào tổ chức và hoạt động của đối tượng bị quản lí. Nhưng chúng ta đang xây dựng và thực thi các chế định của nhà nước pháp quyền với ngưyên tắc tối thượng của luật pháp. Vì vậy, tính chất và nội dung của quản lí cũng phải thay đổi. Quản lí là xây dựng hành lang pháp lí và các điều kiện thuận lợi để các đối tượng bị quản lí hoạt động có hiệu quả nhất, có lợi nhất cho họ và cho xã hội trong khuôn khổ pháp lí đó. Trong dự thảo của Bộ Nội vụ không có chỗ nào có cụm từ “quản lí hành chính” hoặc “bộ chủ quản”, nhưng nguy cơ các bộ do thói quen vẫn sẽ thực hiện quản lí hành chính với tư cách là bộ chủ quản vẫn tiềm ẩn. Điều này đã được thực tiễn chứng minh sau khi Chính phủ ban hành Nghi định 88 năm 2003. Xác lập hình thức “bảo trợ” như nhiều năm trước đây có lẽ là phương thức tối ưu. Chỉ nên để Bộ Nội vụ thống nhất quản lí nhà nước đối với các hội là thích hợp nhất. Các bộ chuyên quản chỉ đóng vai trò bảo trợ. Tất nhiên, các bộ chuyên quản có trách nhiệm thực hiện quản lí nhà nước theo luật định trong lĩnh vực được phân công đối với tất cả các cá nhân và tổ chức trong cả nước, vì vậy không cần thiết phải đưa vấn đề các bộ này quản lí các hội vào Luật. Mặt khác, trong nội dung quản lí nhà nước đối với hội cũng nên đưa thêm nhiệm vụ: Xây dựng và duy trì Danh bạ đăng kí các hội, thiết lập và thường xuyên duy trì kênh đối thoại với các hội nhằm khuyến khích các hội tham gia tích cực vào các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội .
Thứ tư, hội có quyền tham gia các hoat động tư vấn, phản biện và giám định đối với tất cả mọi vấn đề mà hội quan tâm và có đủ năng lực, chứ không chỉ bó gọn trong lĩnh vực hoạt động của hội (Điều 31,khoản 5). Hơn nữa pháp luật không những không cấm mà còn khuyến khích thực hiện hoạt động này. Trong khoản 6 điều 7 chỉ nên nêu rằng việc thành lập các pháp nhân thuộc hội theo quy định của pháp luật là đủ, chứ không nhất thiết trong lĩnh vực mà điều lệ hội quy định.
Thứ năm, Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng đất nước, vì vậy trong một số trường hợp nên cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được tham gia các hội với tư cách hội viên chính thức, đặc biệt là trí thức, chứ không chỉ là hội viên liên kết hay hội viên danh dự. Mặt khác, theo thông lệ ở nhiều nước, chúng ta cũng nên cho phép cá nhân và tổ chức nước ngoài được quyền thành lập hội với những điều kiện nhất định. Ngoài ra nội dung liên quan đến thủ tục thành lập hội cũng phải đơn giản và thuận lợi hơn, tránh những việc mang tính chất “xin-cho”.
Trên đây là một số ý kiến đóng góp cho dự thảo số 10. Chúng tôi hi vọng rằng Quốc hội sẽ sáng suốt xem xét và thông qua Luật về Quyền lập hội với những nội dung tạo nên một môi trường pháp lí thuận lợi nhất cho sự phát triển xã hội dân sự ở nước ta để xã hội dân sự có điều kiện đóng góp lớn nhất cho sự phồn vinh của Tổ quốc ta.
PGS.TS Hồ Uy Liêm*
* Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp hội Việt