Bà Vũ Thị Hồng Yến, Ngân hàng Public Bank

Thứ Năm 07:22 29-06-2006


Tôi muốn nhắc lại vấn đề về 1 tài sản bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ, theo BLDS thì điều 324 có quy định khi 1 tài sản bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ thì giá trị của tài sản phải lớn hơn tổng các nghĩa vụ mà nó bảo đảm tính theo giá xác định tại thời điểm đấy. Cho nên khi đưa ra tòa xử thì phải xác định theo giá tại thời điểm đó, giá đó có thể do ngân hàng và người cấp tín dụng nghĩa là cả doanh nghiệp bảo đảm thỏa thuận hoặc qua 1 cơ quan tư vấn về giá, nếu làm như thế sẽ tạo được tính đồng nhất. Vì đây là nghị định bảo đảm nên những gì liên quan đến cấp tín dụng cũng như nghĩa vụ ko có giá trị bảo đảm thì ko nên quy định vào nghị định này có nghĩa là tài sản để đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ thì tài sản đấy ít nhất phải bằng tổng giá trị của nghĩa vụ mà nó bảo đảm. Còn việc những người nhận bảo đảm sau này thì họ phải chia ra, vd 1 ngân hàng cuối cùng giao dịch tài sản 1triệu USD nhưng họ cho vay đến 900,000 USD rồi thì người cho vay cuối cùng là 200,000USD thì họ có thể chia ra 100,000USD đấy sẽ theo GDBĐ còn 100,000 USD có thể cho vay bằng tín chấp. Theo tôi đã là GDBĐ thì phải thống nhất với BLDS tức là tại thời điểm giao dịch đấy phát sinh thì tổng giá trị của tài sản bảo đảm phải bằng hoặc lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.
Về vấn đề người bảo đảm phải có trách nhiệm thông báo cho những người nhận bảo đảm sau về những bảo đảm trước đó hoặc việc thông báo đó coi như hoàn thành khi giao dịch đó được đăng ký như vậy việc thông báo đã chuyển sang cơ quan đăng ký, họ sẽ thông báo cho người nhận sau bằng cách nào? Người nhận bảo đảm sau sẽ phải gửi thư cho cơ quan đăng ký để biết được trước đấy tài sản A, B, C, D đấy đã được đăng ký chưa hoặc khi ra đăng ký họ mới được biết tài sản đó đã được đăng ký theo 1 giao dịch bảo đảm khác cho nên giá trị tài sản đó chỉ còn từng này thôi và điều này sẽ ảnh hưởng đến giao kết của người bảo đảm cuối cùng là có thể 1 phần nghĩa vụ sẽ không được đảm bảo. Về vấn đề này tôi cũng thống nhất với ý kiến của anh Phương bên Vietcombank là người bảo đảm phải có trách nhiệm thông báo và người nhận bảo đảm sau phải hỏi người nhận bảo đảm trước, tôi nghĩ bên nước ngoài họ vấn làm như vậy. Cho nên trong nghị định mình nên quy định rõ rằng người bảo đảm phải thông báo cho người nhận bảo đảm sau hoặc cơ quan đăng ký GDBĐ phải thông báo như thế nào đấy hoặc người nhận bảo đảm sau phải đi hỏi. Tôi cũng muốn nghị định này thay thế các nghị định 178, 85, và cũng nên nêu ra vấn đề bảo hiểm vì mình đã hội nhập nên tất cả các tài sản thế chấp đều phải bảo hiểm và cũng phải nên có những quy định về bảo hiểm tài sản cho đến khi thực hiện hết nghĩa vụ.
Liên quan đến giao dịch cầm cố và tín chấp, theo tôi bảo lãnh đối với nước ngoài là đối nhân, tuy nhiên đối nhân như chị Hiền vừa dẫn là Bill Gate, tuy ko nói đến tài sản nhưng họ biết tài sản của ông rất lớn, cho nên người bảo lãnh là người phải có uy tín và tài sản lớn, ngầm hiểu đằng sau là họ có giá trị tài sản lớn, chứ không chỉ bảo lãnh bằng tín nhiệm đơn thuần. Để tránh được khó khăn trong xử lý bảo lãnh nên quy định trong nghị định là khi người được nhận bảo lãnh đấy không thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn thì người bảo lãnh phải đứng ra thực hiện nghĩa vụ thay. Còn nếu đã tín chấp thì tín chấp hoàn toàn luôn chứ không dùng chữ bảo lãnh để đưa vào nghị định này nữa.
Về vấn đề xử lý tài sản, nghị định có quy định khi xử lý tài sản thì bên nhận bảo đảm phải thông báo công khai với Cục đăng ký GDBĐ hoặc thông báo cho các bên nhận bảo đảm khác, nếu không thông báo thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Vấn đề ở đây là nếu nhiều người cùng nhận tài sản thì ai sẽ là người đứng ra thông báo? Cho nên mình phải quy định cả vấn đề là người nào đứng ra thông báo, có thể là người đứng ra phát mại tài sản đó.
Về vấn đề giữ bản gốc và bản photo, tôi nhất trí với quan điểm bên thế chấp động sản dùng bản photo với điều kiện các cơ quan chức năng khác cũng đồng ý. Nếu như cho phép họ gữ bản gốc sẽ tăng nguy cơ bên thế chấp không thực hiện nghĩa vụ như việc bán tài sản thế chấp. Tôi theo quan điểm của 178 và 85 là bản gốc phải do người nhận cầm cố giữ.

Các văn bản liên quan