Luật “hở” – nhà thầu vẫn có thể “diễn kịch”
Luật "hở" - nhà thầu vẫn có thể "diễn kịch"
(VietNamNet) - Đây là bức xúc mà nhiều đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn đưa ra trước nghị trường khi góp ý cho dự thảo Luật Đấu thầu ngày 8/11.
"Rút ruột" tiền Nhà nước có kế hoạch!
ĐB Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) phản ánh chuyện "thích chỉ định thầu", đôi bên cùng có lợi, nhà thầu có công trình còn người chỉ định thầu được lại quả 5-7% giá gói thầu. Để lấy được tiền, nhà thầu cũng phải dành "tí phần" cho tài chính, kho bạc… Tiền chia chác đương nhiên của Nhà nước.
Ông chỉ ra một số mánh khoé "rút ruột" tiền Nhà nước một cách " có kế hoạch" trong đấu thầu: Từ chỗ thân quen, "người nhà" với chủ đầu tư, nhà thầu thám thính được có dự án, xoay sở ngay từ khâu đầu để trục lợi. "Nhà thầu tìm cách can thiệp vào báo cáo khả thi, lập thiết kế kỹ thuật để nâng khống giá lên 10-20%. Trúng thầu đã rút được ngay số phần trăm này, chưa nói đến rút ruột công trình". ĐB xuân cho biết.
Chỉ định thầu trong mua sắm hàng hoá bằng tiền tỷ của Nhà nước cũng không kém tiêu cực. Nếu có cơ quan, đơn vị nào đó mua ôtô mới thì bên bán rất sẵn lòng ‘biếu’ hoa hồng 5-7% cho người mua. Mua máy móc, thiết bị văn phòng, ‘báo giá thấp nhất’ cũng không phải là thấp nhất mà vẫn có khoản hoa hồng. "Chi hoa hồng để lôi kéo, cám dỗ, thực ra là hối lộ! Khoản này là tiền ngân sách, phải trả lại cho ngân sách", ĐB Xuân nói.
Học tập kinh nghiệm, ông dẫn ra cách làm của Trung Quốc lập trung tâm mua sắm công, đấu thầu công khai, khắc phục tình trạng Nhà nước "mua đắt nhưng chất lượng thấp, bán thì rẻ như cho".
"Làm sao đấu thầu rộng rãi, ngược lại, phải chiếm 85% thì mới hạn chế được tiêu cực, tham nhũng trong đấu thầu", ông hy vọng.
"Đạp giò" nhường một anh thắng thầu!
Ra luật để để bịt lổ hổng này nhưng nhiều đại biểu phát hiện vẫn còn kẻ hở. Một trong các tình huống được chỉ định thầu là "bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ, sự cố cần khắc phục ngay hoặc có yêu cầu khẩn cấp".
"Khẩn cấp có phải là công trình ‘nước đến chân mới nhảy’ chúc mừng ngày lễ, kỷ niệm, công trình văn hoá, thể thao… để sụt lún, rạn nứt ra không?", ĐB Lê Minh Hồng (Ninh Bình) băn khoăn.
ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) cũng đồng tình, đây là kẻ hở rất dễ bị lợi dụng. Ngay cả quy định đấu thầu hạn chế đối với dự án, công trình đòi hỏi về trình độ, kỹ thuật cao, ĐB Nguyễn Đình Xuân cũng cho rằng, giới hạn tối đa 5 nhà thầu tham gia dễ phát sinh tiêu cực. Các nhà thầu có thể diễn kịch "đạp giò nhau nhường cho một anh thắng thầu, đấu thầu công trình dự án khác lại đến lượt mình được nhường".
Theo ông, nên tổ chức đấu thầu rộng rãi nhưng coi như dự án đấu thầu có điều kiện. "Bố trí công ty gia đình", "quân xanh, quân đỏ", "chân gỗ, chân thật", trong đấu thầu vẫn diễn ra, ĐB Lê Minh Hồng lo lắng. Những hành vi này đã bị cấm nhưng theo ông, chế tài chưa đủ mạnh.
"Quy định xử lý quá nhẹ, vi phạm chết người mà chỉ bị cảnh cáo là không được. Theo tôi, không nên có hình thức cảnh cáo", ĐB Nguyễn Minh Thuyết hướng ứng. Theo ĐB Châu Thị Lê, ‘'luật nói cấm thông đồng trong đấu thầu nhưng chưa có điều nào xử lý được’'.
Bỏ giá thấp hơn 10% giá dự toán phải giải trình?
ĐB Châu Thị Lê: ‘'Luật nói cấm thông đồng trong đấu thầu nhưng chưa có điều nào xử lý được’'.
ĐB Châu Thị Lê (Bình Thuận) thấy sự nghịch lý ‘'bỏ thầu giá thấp’', viện lý do tạo việc làm cho công nhân nhưng "tiền nguyên vật liệu không đủ, lấy đâu tiền trả lương’'. Nhưng thực tế, nhà thầu sau đó tìm cách '‘chạy chọt’', nâng giá gói thầu, phát sinh tiêu cực.
Theo ĐB Lê Huy Luyện (Bà Rịa - Vũng Tàu), nên quy định như trước đây, nếu bỏ thầu giá thấp hơn 10% so với giá dự toán thì phải giải trình. Kẻ hở cho đấu thầu giá thấp chính là giá bỏ thầu được coi là yếu tố ‘chốt’ để chọn mặt nhà thầu.
ĐB Nguyễn Đình Xuân bật mí: ‘'Tôi biết có dự án chỉ 2 tỷ đồng, nhà thầu A hơn hẳn về trình độ, kỹ thuật nhưng vẫn thua B chỉ vì bỏ giá kém… 2 triệu đồng’'. Nhiều đại biểu đề xuất, khi xét thầu phải đánh giá cả năng lực tài chính và giải pháp, điều kiện kỹ thuật. Trên cơ sở đó, xây dựng thang điểm, ai được điểm cao thì trúng thầu.
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Ngọc Trân bày tỏ lo âu về hiện tượng bán thầu, chia nhỏ công trình, dự án bán cho nhà thầu phụ để ăn chênh lệch. ‘Bán thầu hưởng 10-15% cho B một phết, rồi đến B’ hai phết thì làm sao bảo đảm chất lượng công trình’. Chính vì thế, ông đề nghị quy định chặt về đấu thầu và thầu phụ.
Về lộ trình 3 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực để chấm dứt ‘'khép kín’' trong đấu thầu, ông Nguyễn Ngọc Trân không tán thành mà đề nghị phải làm ngay.
ĐB Trương Văn Hiền (Nghệ An) cùng quan điểm này. Đa số ý kiến đại biểu đồng tình phạm vi điều chỉnh của Luật chỉ ở khu vực nhà nước (đầu thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp và cung cấp dịch vụ), khuyến khích tư nhân làm theo Luật đấu thầu.
‘'Đồng tiền đi liền khúc ruột! Cứ để tư nhân họ chọn nên làm thế nào có lợi nhất, tốt nhất’', Chủ tịch HĐQT PetroVietnam Phạm Quang Dự (ĐB Bà Rịa – Vũng Tàu) bày tỏ.
Sáng 9/11, Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về dự án Luật đấu thầu.
Văn Tiến
(VietNamNet) - Đây là bức xúc mà nhiều đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn đưa ra trước nghị trường khi góp ý cho dự thảo Luật Đấu thầu ngày 8/11.
"Rút ruột" tiền Nhà nước có kế hoạch!
ĐB Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) phản ánh chuyện "thích chỉ định thầu", đôi bên cùng có lợi, nhà thầu có công trình còn người chỉ định thầu được lại quả 5-7% giá gói thầu. Để lấy được tiền, nhà thầu cũng phải dành "tí phần" cho tài chính, kho bạc… Tiền chia chác đương nhiên của Nhà nước.
Ông chỉ ra một số mánh khoé "rút ruột" tiền Nhà nước một cách " có kế hoạch" trong đấu thầu: Từ chỗ thân quen, "người nhà" với chủ đầu tư, nhà thầu thám thính được có dự án, xoay sở ngay từ khâu đầu để trục lợi. "Nhà thầu tìm cách can thiệp vào báo cáo khả thi, lập thiết kế kỹ thuật để nâng khống giá lên 10-20%. Trúng thầu đã rút được ngay số phần trăm này, chưa nói đến rút ruột công trình". ĐB xuân cho biết.
Chỉ định thầu trong mua sắm hàng hoá bằng tiền tỷ của Nhà nước cũng không kém tiêu cực. Nếu có cơ quan, đơn vị nào đó mua ôtô mới thì bên bán rất sẵn lòng ‘biếu’ hoa hồng 5-7% cho người mua. Mua máy móc, thiết bị văn phòng, ‘báo giá thấp nhất’ cũng không phải là thấp nhất mà vẫn có khoản hoa hồng. "Chi hoa hồng để lôi kéo, cám dỗ, thực ra là hối lộ! Khoản này là tiền ngân sách, phải trả lại cho ngân sách", ĐB Xuân nói.
Học tập kinh nghiệm, ông dẫn ra cách làm của Trung Quốc lập trung tâm mua sắm công, đấu thầu công khai, khắc phục tình trạng Nhà nước "mua đắt nhưng chất lượng thấp, bán thì rẻ như cho".
"Làm sao đấu thầu rộng rãi, ngược lại, phải chiếm 85% thì mới hạn chế được tiêu cực, tham nhũng trong đấu thầu", ông hy vọng.
"Đạp giò" nhường một anh thắng thầu!
Ra luật để để bịt lổ hổng này nhưng nhiều đại biểu phát hiện vẫn còn kẻ hở. Một trong các tình huống được chỉ định thầu là "bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ, sự cố cần khắc phục ngay hoặc có yêu cầu khẩn cấp".
"Khẩn cấp có phải là công trình ‘nước đến chân mới nhảy’ chúc mừng ngày lễ, kỷ niệm, công trình văn hoá, thể thao… để sụt lún, rạn nứt ra không?", ĐB Lê Minh Hồng (Ninh Bình) băn khoăn.
ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) cũng đồng tình, đây là kẻ hở rất dễ bị lợi dụng. Ngay cả quy định đấu thầu hạn chế đối với dự án, công trình đòi hỏi về trình độ, kỹ thuật cao, ĐB Nguyễn Đình Xuân cũng cho rằng, giới hạn tối đa 5 nhà thầu tham gia dễ phát sinh tiêu cực. Các nhà thầu có thể diễn kịch "đạp giò nhau nhường cho một anh thắng thầu, đấu thầu công trình dự án khác lại đến lượt mình được nhường".
Theo ông, nên tổ chức đấu thầu rộng rãi nhưng coi như dự án đấu thầu có điều kiện. "Bố trí công ty gia đình", "quân xanh, quân đỏ", "chân gỗ, chân thật", trong đấu thầu vẫn diễn ra, ĐB Lê Minh Hồng lo lắng. Những hành vi này đã bị cấm nhưng theo ông, chế tài chưa đủ mạnh.
"Quy định xử lý quá nhẹ, vi phạm chết người mà chỉ bị cảnh cáo là không được. Theo tôi, không nên có hình thức cảnh cáo", ĐB Nguyễn Minh Thuyết hướng ứng. Theo ĐB Châu Thị Lê, ‘'luật nói cấm thông đồng trong đấu thầu nhưng chưa có điều nào xử lý được’'.
Bỏ giá thấp hơn 10% giá dự toán phải giải trình?
ĐB Châu Thị Lê: ‘'Luật nói cấm thông đồng trong đấu thầu nhưng chưa có điều nào xử lý được’'.
ĐB Châu Thị Lê (Bình Thuận) thấy sự nghịch lý ‘'bỏ thầu giá thấp’', viện lý do tạo việc làm cho công nhân nhưng "tiền nguyên vật liệu không đủ, lấy đâu tiền trả lương’'. Nhưng thực tế, nhà thầu sau đó tìm cách '‘chạy chọt’', nâng giá gói thầu, phát sinh tiêu cực.
Theo ĐB Lê Huy Luyện (Bà Rịa - Vũng Tàu), nên quy định như trước đây, nếu bỏ thầu giá thấp hơn 10% so với giá dự toán thì phải giải trình. Kẻ hở cho đấu thầu giá thấp chính là giá bỏ thầu được coi là yếu tố ‘chốt’ để chọn mặt nhà thầu.
ĐB Nguyễn Đình Xuân bật mí: ‘'Tôi biết có dự án chỉ 2 tỷ đồng, nhà thầu A hơn hẳn về trình độ, kỹ thuật nhưng vẫn thua B chỉ vì bỏ giá kém… 2 triệu đồng’'. Nhiều đại biểu đề xuất, khi xét thầu phải đánh giá cả năng lực tài chính và giải pháp, điều kiện kỹ thuật. Trên cơ sở đó, xây dựng thang điểm, ai được điểm cao thì trúng thầu.
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Ngọc Trân bày tỏ lo âu về hiện tượng bán thầu, chia nhỏ công trình, dự án bán cho nhà thầu phụ để ăn chênh lệch. ‘Bán thầu hưởng 10-15% cho B một phết, rồi đến B’ hai phết thì làm sao bảo đảm chất lượng công trình’. Chính vì thế, ông đề nghị quy định chặt về đấu thầu và thầu phụ.
Về lộ trình 3 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực để chấm dứt ‘'khép kín’' trong đấu thầu, ông Nguyễn Ngọc Trân không tán thành mà đề nghị phải làm ngay.
ĐB Trương Văn Hiền (Nghệ An) cùng quan điểm này. Đa số ý kiến đại biểu đồng tình phạm vi điều chỉnh của Luật chỉ ở khu vực nhà nước (đầu thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp và cung cấp dịch vụ), khuyến khích tư nhân làm theo Luật đấu thầu.
‘'Đồng tiền đi liền khúc ruột! Cứ để tư nhân họ chọn nên làm thế nào có lợi nhất, tốt nhất’', Chủ tịch HĐQT PetroVietnam Phạm Quang Dự (ĐB Bà Rịa – Vũng Tàu) bày tỏ.
Sáng 9/11, Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về dự án Luật đấu thầu.
Văn Tiến