Lấn cấn chuyện khuyến mại
Lấn cấn chuyện... khuyến mại
Hiểu Long - Báo Đầu tư ngày 1/08/2005
Một trong những nội dung được các doanh nghiệp (DN) hết sức quan tâm trong Dự thảo Nghị định về Xúc tiến thương mại (XTTM) là các quy định điều chỉnh hoạt động khuyến mại. Các quy định này, theo các DN, không những phải đáp ứng được yêu cầu chấn chỉnh hoạt động khuyến mại và đưa lĩnh vực này đi vào nền nếp, mà quan trọng hơn là phải tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động của các DN, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho việc áp dụng các hình thức khuyến mại lành mạnh nhằm hỗ trợ DN nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
Tuy nhiên, nhiều DN cho rằng, các quy định về khuyến mại đưa ra trong Dự thảo mới nhất của Nghị định này chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu trên, mà trên thực tế mới chỉ phản ánh những nhìn nhận chủ quan của người làm luật đối với hoạt động này.
Theo đại diện Công ty cổ phần Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, quy định thời hạn trao giải thưởng của chương trình khuyến mại không được vượt quá 30 ngày kể từ ngày kết thúc chương trình khuyến mại là không mang tính thực tế. Theo lý giải của Công ty này, thì quy trình của một chương trình khuyến mại của bất cứ một DN nào đều rất phức tạp, gồm nhiều công đoạn và rất tốn thời gian, đặc biệt là đối với các chương trình khuyến mại quy mô lớn.
Liên quan đến quy định về xử lý giải thưởng tồn đọng theo hướng "sung công" 50% trị giá giải thưởng còn tồn đọng, nhiều DN cũng tỏ ý không đồng tình vì quy định này thoạt nghe thì tưởng như hết sức chặt chẽ, nhưng thực ra lại bất hợp lý và vẫn tạo kẽ hở có thể lợi dụng. Một công ty chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ tổ chức chương trình khuyến mại cho biết, về nguyên tắc, tất cả các DN khi tổ chức chương trình khuyến mại đều tính toán cơ cấu giải thưởng dựa trên doanh số hàng hoá dự kiến bán ra. Nếu hàng hoá tiêu thụ hết đúng như dự kiến thì chắc chắn sẽ có số lượng khách hàng trúng thưởng đúng theo cơ cấu giải thưởng đã dự trù.
Nhưng trong trường hợp hàng hoá không bán hết thì rõ ràng vẫn có khả năng giải thưởng còn tồn đọng do không có khách hàng trúng thưởng. Trong trường hợp đó, nếu DN vẫn phải nộp 50% tổng giá trị giải thưởng tồn đọng thì sẽ bị thiệt. Mặt khác, bà Bạch Kim Chung, đại diện Nhà máy Bia Hà Tây lưu ý các nhà soạn thảo cần tính tới một thực tế là giải thưởng được chuẩn bị thường bằng hiện vật. Nếu theo quy định này thì khi không có khách hàng trúng thưởng, DN sẽ rất lúng túng trong việc nộp công quỹ. Theo bà Chung, các quy định này cần rõ ràng, cụ thể và minh bạch để vừa đảm bảo việc xử lý giải thưởng tồn đọng hợp lý, vừa tránh tình trạng một mặt khiến các DN "ấm ức" thiệt thòi, nhưng mặt khác vẫn tạo ra kẽ hở để "người gian" có thể lợi dụng.
Theo một số đề xuất, nên chăng Việt Nam có thể làm theo kinh nghiệm của một số nước trong việc xử lý giải thưởng tồn đọng, đó là sung vào quỹ từ thiện. Đánh giá về cách xử lý này, Luật sư Nguyễn Minh Chí, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam cho rằng, đây là biện pháp hợp lý nhất, có thể dung hoà được giữa yếu tố "tình" của DN và "lý" của pháp luật. Hơn nữa, theo ông Chí, "đã nộp vào quỹ từ thiện thì có lẽ chẳng ai phải lăn tăn chuyện nhiều hay ít và người nộp cũng cảm thấy không bị thiệt như phải sung vào công quỹ".
Hiểu Long - Báo Đầu tư ngày 1/08/2005
Một trong những nội dung được các doanh nghiệp (DN) hết sức quan tâm trong Dự thảo Nghị định về Xúc tiến thương mại (XTTM) là các quy định điều chỉnh hoạt động khuyến mại. Các quy định này, theo các DN, không những phải đáp ứng được yêu cầu chấn chỉnh hoạt động khuyến mại và đưa lĩnh vực này đi vào nền nếp, mà quan trọng hơn là phải tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động của các DN, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho việc áp dụng các hình thức khuyến mại lành mạnh nhằm hỗ trợ DN nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
Tuy nhiên, nhiều DN cho rằng, các quy định về khuyến mại đưa ra trong Dự thảo mới nhất của Nghị định này chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu trên, mà trên thực tế mới chỉ phản ánh những nhìn nhận chủ quan của người làm luật đối với hoạt động này.
Theo đại diện Công ty cổ phần Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, quy định thời hạn trao giải thưởng của chương trình khuyến mại không được vượt quá 30 ngày kể từ ngày kết thúc chương trình khuyến mại là không mang tính thực tế. Theo lý giải của Công ty này, thì quy trình của một chương trình khuyến mại của bất cứ một DN nào đều rất phức tạp, gồm nhiều công đoạn và rất tốn thời gian, đặc biệt là đối với các chương trình khuyến mại quy mô lớn.
Liên quan đến quy định về xử lý giải thưởng tồn đọng theo hướng "sung công" 50% trị giá giải thưởng còn tồn đọng, nhiều DN cũng tỏ ý không đồng tình vì quy định này thoạt nghe thì tưởng như hết sức chặt chẽ, nhưng thực ra lại bất hợp lý và vẫn tạo kẽ hở có thể lợi dụng. Một công ty chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ tổ chức chương trình khuyến mại cho biết, về nguyên tắc, tất cả các DN khi tổ chức chương trình khuyến mại đều tính toán cơ cấu giải thưởng dựa trên doanh số hàng hoá dự kiến bán ra. Nếu hàng hoá tiêu thụ hết đúng như dự kiến thì chắc chắn sẽ có số lượng khách hàng trúng thưởng đúng theo cơ cấu giải thưởng đã dự trù.
Nhưng trong trường hợp hàng hoá không bán hết thì rõ ràng vẫn có khả năng giải thưởng còn tồn đọng do không có khách hàng trúng thưởng. Trong trường hợp đó, nếu DN vẫn phải nộp 50% tổng giá trị giải thưởng tồn đọng thì sẽ bị thiệt. Mặt khác, bà Bạch Kim Chung, đại diện Nhà máy Bia Hà Tây lưu ý các nhà soạn thảo cần tính tới một thực tế là giải thưởng được chuẩn bị thường bằng hiện vật. Nếu theo quy định này thì khi không có khách hàng trúng thưởng, DN sẽ rất lúng túng trong việc nộp công quỹ. Theo bà Chung, các quy định này cần rõ ràng, cụ thể và minh bạch để vừa đảm bảo việc xử lý giải thưởng tồn đọng hợp lý, vừa tránh tình trạng một mặt khiến các DN "ấm ức" thiệt thòi, nhưng mặt khác vẫn tạo ra kẽ hở để "người gian" có thể lợi dụng.
Theo một số đề xuất, nên chăng Việt Nam có thể làm theo kinh nghiệm của một số nước trong việc xử lý giải thưởng tồn đọng, đó là sung vào quỹ từ thiện. Đánh giá về cách xử lý này, Luật sư Nguyễn Minh Chí, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam cho rằng, đây là biện pháp hợp lý nhất, có thể dung hoà được giữa yếu tố "tình" của DN và "lý" của pháp luật. Hơn nữa, theo ông Chí, "đã nộp vào quỹ từ thiện thì có lẽ chẳng ai phải lăn tăn chuyện nhiều hay ít và người nộp cũng cảm thấy không bị thiệt như phải sung vào công quỹ".