Không nên “đẻ” thêm giấy
Dự thảo Nghị định hướng dẫn xúc tiến Thuơng mại
Không nên “đẻ” thêm giấy phép
Hiểu Long-Báo Đầu tư ngày 25/07/2005
Sự kiện được khá nhiều doanh nghiệp đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây là việc Bộ Thương mại đưa ra lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. Nghị định này tập trung vào 3 lĩnh vực chính là quảng cáo, khuyến mại và hội chợ triễn lãm thương mại. Mặc dù được đánh giá là có nhiều bước tiến đáng kể so với dự thảo lần trước, song theo nhận định chung tại cuộc tọa đàm về vấn đề này mới được Bộ Thương mại tổ chức tại Hà nội, thì dự thảo mới (lần thứ 3) vẫn còn một số điểm chưa hợp lý.
Một trong những vấn đề lớn được doanh nghiệp tập trung nêu ra là việc thống nhất cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Vấn đề này, theo các doanh nghiệp, tuy đã được đề cập nhiều lần tại 2 dự thảo trước, song nhìn chung vẫn chưa có sự thay đổi mà ngược lại, dường như có xu hướng gây khó khăn, phiền hà hơn cho doanh nghiệp trong thủ tục xin phép quảng cáo.
Ông Nguyễn Khắc Luận, Giám đốc Công ty Quảng cáo và Hội chợ Thuơng mại Vinexad (Bộ Thương mại) bức xúc, để hoàn thành thủ tục xin phép treo một pano quảng cáo ngoài trời, doanh nghiệp phải mất ít nhất 3 tháng xin đủ 4 loại giấy phép của 4 cơ quan hữu quan: ngành xây dựng, giao thông-công chính, văn hóa-thông tin và sở quy hoạch đô thị địa phương. Vậy mà dự thảo lần này lại bổ sung quy định phải đăng ký với Bộ Thương mại và Sở Thương mại địa phương cho sản phẩm quảng cáo thương mại. Theo Ông Luận, dường như có hơi hướng xuất hiện thêm “giấy phép con”. “Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này giờ đây lại phải đi “gõ cửa” thêm một cơ quan nhà nước nữa mới được cấp phép quảng cáo. Với 4 cơ quan nói trên, chúng tôi đã mất đứt 3 tháng để được cấp giấy phép, bây giờ lại thêm giấy phép của ngành thương mại nữa thì không hiểu phải kéo dài thêm bao nhiêu thời gian”, ông Luận nói.
Cũng theo phản ánh của ông Luận, thì hiện nay, vướng mắc lớn nhất và cũng là điều vô lý “khó chịu nhất” là phải mất công đi “trình bẩm” 4 – 5 cơ quan về mỗi vấn đề. Điều này không những gây phiền hà và mất thời gian cho doanh nghiệp, mà còn phản ánh sự chồng chéo và bất hợp lý của các văn bản pháp lý có liên quan. Ông Luận cho rằng, các cơ quan chức năng nên thống nhất một đầu mối quản lý cho doanh nghiệp đăng ký thuận lợi, đồng thời nên có một thông tư liên bộ để hướng dẫn rõ ràng, rành mạch các thủ tục xin phép quảng cáo, tránh rườm rà không đáng có như hiện nay.
Bình luận về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Chí, thành viên Ban soạn thảo cho rằng, việc ngành văn hóa tham gia vào quản lý hoạt động quảng cáo là một chuyện rất hy hữu. Ông Chí cho biết, pháp luật các nước đều quy định rõ vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo thuộc về ngành thương mại, họ không có khái niệm phân chia quảng cáo thường và quảng cáo thương mại, bởi bản chất của quảng cáo là hoạt động xúc tiến trong lĩnh vực thương mại. Chính vì quan điểm không đồng nhất này mà ở Việt Nam, cả ngành văn hóa lẫn thương mại đều tham gia quản lý hoạt động này và kéo theo sự tồn tại song song của cả 2 văn bản pháp lý là Luật Thương mại và Pháp lệnh Quảng cáo cũng điều chỉnh, từ đó gây nên chồng chéo khó khăn cho doanh nghiệp. Theo ông Chí, chỉ khi nào thống nhất được cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này thì những khó khăn trên mới có thể giải quyết một cách căn bản và tận gốc.
Đứng ở góc độ người tiêu dùng, ông Đỗ Gia Phan, đại diện Hiệp hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng cho rằng, việc đưa ra các quy định quảng cáo phải đảm bảo bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của người tiêu dùng, tránh để nhà sản xuất lợi dụng sự thiếu hiểu biết của tiêu dùng bóp méo và làm biến dạng hoạt động quảng cáo nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận. Ông Phan đề nghị, quy định bảo vệ trẻ em trong hoạt động quảng cáo thương mại cần phải rõ ràng và cụ thể để hạn chế tối đa việc doanh nghiệp lợi dụng sự non nớt của trẻ em nhằm phục vụ mục đích thương mại. Cũng theo ông Phan, không nên duy trì chương trình quảng cáo thương mại giới thiệu các loại thuốc và dược phẩm, mà chỉ nên dừng ở mức hướng dẫn một cách tách bạch và rõ ràng.
Không nên “đẻ” thêm giấy phép
Hiểu Long-Báo Đầu tư ngày 25/07/2005
Sự kiện được khá nhiều doanh nghiệp đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây là việc Bộ Thương mại đưa ra lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. Nghị định này tập trung vào 3 lĩnh vực chính là quảng cáo, khuyến mại và hội chợ triễn lãm thương mại. Mặc dù được đánh giá là có nhiều bước tiến đáng kể so với dự thảo lần trước, song theo nhận định chung tại cuộc tọa đàm về vấn đề này mới được Bộ Thương mại tổ chức tại Hà nội, thì dự thảo mới (lần thứ 3) vẫn còn một số điểm chưa hợp lý.
Một trong những vấn đề lớn được doanh nghiệp tập trung nêu ra là việc thống nhất cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Vấn đề này, theo các doanh nghiệp, tuy đã được đề cập nhiều lần tại 2 dự thảo trước, song nhìn chung vẫn chưa có sự thay đổi mà ngược lại, dường như có xu hướng gây khó khăn, phiền hà hơn cho doanh nghiệp trong thủ tục xin phép quảng cáo.
Ông Nguyễn Khắc Luận, Giám đốc Công ty Quảng cáo và Hội chợ Thuơng mại Vinexad (Bộ Thương mại) bức xúc, để hoàn thành thủ tục xin phép treo một pano quảng cáo ngoài trời, doanh nghiệp phải mất ít nhất 3 tháng xin đủ 4 loại giấy phép của 4 cơ quan hữu quan: ngành xây dựng, giao thông-công chính, văn hóa-thông tin và sở quy hoạch đô thị địa phương. Vậy mà dự thảo lần này lại bổ sung quy định phải đăng ký với Bộ Thương mại và Sở Thương mại địa phương cho sản phẩm quảng cáo thương mại. Theo Ông Luận, dường như có hơi hướng xuất hiện thêm “giấy phép con”. “Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này giờ đây lại phải đi “gõ cửa” thêm một cơ quan nhà nước nữa mới được cấp phép quảng cáo. Với 4 cơ quan nói trên, chúng tôi đã mất đứt 3 tháng để được cấp giấy phép, bây giờ lại thêm giấy phép của ngành thương mại nữa thì không hiểu phải kéo dài thêm bao nhiêu thời gian”, ông Luận nói.
Cũng theo phản ánh của ông Luận, thì hiện nay, vướng mắc lớn nhất và cũng là điều vô lý “khó chịu nhất” là phải mất công đi “trình bẩm” 4 – 5 cơ quan về mỗi vấn đề. Điều này không những gây phiền hà và mất thời gian cho doanh nghiệp, mà còn phản ánh sự chồng chéo và bất hợp lý của các văn bản pháp lý có liên quan. Ông Luận cho rằng, các cơ quan chức năng nên thống nhất một đầu mối quản lý cho doanh nghiệp đăng ký thuận lợi, đồng thời nên có một thông tư liên bộ để hướng dẫn rõ ràng, rành mạch các thủ tục xin phép quảng cáo, tránh rườm rà không đáng có như hiện nay.
Bình luận về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Chí, thành viên Ban soạn thảo cho rằng, việc ngành văn hóa tham gia vào quản lý hoạt động quảng cáo là một chuyện rất hy hữu. Ông Chí cho biết, pháp luật các nước đều quy định rõ vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo thuộc về ngành thương mại, họ không có khái niệm phân chia quảng cáo thường và quảng cáo thương mại, bởi bản chất của quảng cáo là hoạt động xúc tiến trong lĩnh vực thương mại. Chính vì quan điểm không đồng nhất này mà ở Việt Nam, cả ngành văn hóa lẫn thương mại đều tham gia quản lý hoạt động này và kéo theo sự tồn tại song song của cả 2 văn bản pháp lý là Luật Thương mại và Pháp lệnh Quảng cáo cũng điều chỉnh, từ đó gây nên chồng chéo khó khăn cho doanh nghiệp. Theo ông Chí, chỉ khi nào thống nhất được cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này thì những khó khăn trên mới có thể giải quyết một cách căn bản và tận gốc.
Đứng ở góc độ người tiêu dùng, ông Đỗ Gia Phan, đại diện Hiệp hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng cho rằng, việc đưa ra các quy định quảng cáo phải đảm bảo bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của người tiêu dùng, tránh để nhà sản xuất lợi dụng sự thiếu hiểu biết của tiêu dùng bóp méo và làm biến dạng hoạt động quảng cáo nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận. Ông Phan đề nghị, quy định bảo vệ trẻ em trong hoạt động quảng cáo thương mại cần phải rõ ràng và cụ thể để hạn chế tối đa việc doanh nghiệp lợi dụng sự non nớt của trẻ em nhằm phục vụ mục đích thương mại. Cũng theo ông Phan, không nên duy trì chương trình quảng cáo thương mại giới thiệu các loại thuốc và dược phẩm, mà chỉ nên dừng ở mức hướng dẫn một cách tách bạch và rõ ràng.