Có “bó” thêm hoạt động của DN quảng cáo?
Bộ Thương mại chuẩn bị ban hành Nghị định về xúc tiến thương mại
Có “bó” thêm hoạt động của doanh nghiệp quảng cáo?
Vũ Hồng Thúy- Báo Pháp luật Việt Nam ngày 24/07/2005
Ngày 22/7, Bộ Thương mại đã tổ chức tọa đàm lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại (sửa đổi) về hoạt động xúc tiến thương mại dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự. Nhiều doanh nghiệp cho rằng Nghị định này có nhiều điểm bó hẹp hoạt động vốn đã rất khó khăn, nhọc nhằn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo.
Phải có “giấy phép thứ 5”
Theo Thứ trưởng Luơng Văn Tự, mục đích của việc ban hành Nghị định này là xây dựng những quy định mang tính rõ ràng và minh bạch để phục vụ tốt nhất việc đưa Luật Thương mại vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XI đi vào cuộc sống. Dự thảo Nghị định gồm 6 chương, 68 Điều, Quy định chi tiết về hoạt động khuyến mãi, quảng cáo thương mại, hội chợ, triển lãm thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ cũng như vấn đề xử lý hành vi vi phạm và điều khoản thi hành. Ông Đỗ Thắng Hải, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cũng cho biết, bên cạnh các hoạt động cạnh tranh lành mạnh thì cũng có không ít doanh nghiệp đang lợi dụng việc quảng cáo, khuyến mại, tổ chức triển lãm, hội chợ để tiến hành cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp khác. Nghị định này sẽ góp phần hạn chế những biểu hiện tiêu cực đó và đưa hoạt động quảng cáo, khuyến mại, hội chợ, triển lãm đi vào nề nếp.
Tuy nhiên, điều mà đại diện các doanh nghiệp tham gia tọa đàm quan tâm lại là các quy định cụ thể của dự thảo Nghị định đang đặt các doanh nghiệp trước một thử thách mới của hành trình đi xin giấy phép. Một trong những quy định này là sản phẩm quảng cáo phải được cấp phép từ cơ quan quản lý sản phẩm quảng cáo thương mại là Sở Thương mại hoặc Bộ Thương mại tùy theo địa bàn quảng cáo. Ông Nguyễn Khắc Luận - Giám đốc công ty Vinasat cho rằng, chỉ theo các quy định hiện hành, một công ty đã phải xin 4 giấy phép của Sở Xây dựng, Sở Giao thông công chính, Sở Văn hóa-Thông tin, Cơ quan quản lý Quy hoạch đô thị thì mới được thực hiện một pano, áp phích quảng cáo. Để xin được giấy phép này, doanh nghiệp quảng cáo đã mất mấy tháng trời vô cùng gian nan, mệt mỏi. Nếu bây giờ lại phải thêm một giấy phép về sản phẩm quảng cáo của Sở Thương mại, Bộ Thương mại nữa thì doanh nghiệp không thể hoạt động tốt được chứ chưa nói đến hội nhập và phát triển. Ông Trần Nguyên Đán – Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam cũng đồng tình với ý kiến này. Ông cho rằng, nếu giữ nguyên những quy định như dự thảo thì Nghị định sẽ làm cho các doanh nghiệp phải xin thêm nhiều giấy tờ rườm rà trong khi chúng ta đang cần cải cách thủ tục hành chính để giúp các doanh nghiệp phát triển. Ông Đán cũng đề nghị mỗi thành phố nên lập một quy hoạch cụ thể cho hoạt động quảng cáo với những quy định rõ ràng, tránh tình trạng các doanh nghiệp đi chọn ngoài đường phố rồi tìm thấy chỗ nào còn trống thì xin đặt biển quảng cáo như hiện nay.
Khuyến mãi: không được quá 90 ngày
Một trong những nội dung được nhiều doanh nghiệp quan tâm tại Dự thảo Nghị định này là thời gian doanh nghiệp được phép tiến hành khuyến mãi đối với một sản phẩm. Ông Đỗ Thắng Hải, Phó Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại cho biết do chưa có quy định cụ thể về vấn đề này nên nhiều doanh nghiệp tiến hành khuyến mãi sản phẩm quanh năm để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Dự thảo Nghị định quy định: “Tổng thời gian thực hiện khuyến mãi đối với một loại hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 90 ngày trong một năm, một chương trình khuyến mãi không được vượt quá 45 ngày. Khoảng cách giữa hai chương trình khuyến mãi đối với cùng một loại hàng hóa, dịch vụ không được ngắn hơn 30 ngày”. Thời gian này không phân biệt theo mẫu mã sản phẩm nhuw bia lon hay bia chai mà chỉ phân biệt theo loại sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp cho rằng quy định thời gian như vậy là quá ngắn và đề nghị cho phép kéo dài thêm thời gian khuyến mãi sản phẩm. Nhiều nội dung khác của dự thảo Nghị định cũng được các doanh nghiệp đề nghị sửa cho phù hợp hơn với thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện tại, Bộ Thương mại đang đưa dự thảo Nghị định này lên trang Web của Bộ để lấy ý kiến đóng góp của đông đảo doanh nghiệp và các nhà làm luật để hoàn thiện và ban hành trong thời gian tới.
Có “bó” thêm hoạt động của doanh nghiệp quảng cáo?
Vũ Hồng Thúy- Báo Pháp luật Việt Nam ngày 24/07/2005
Ngày 22/7, Bộ Thương mại đã tổ chức tọa đàm lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại (sửa đổi) về hoạt động xúc tiến thương mại dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự. Nhiều doanh nghiệp cho rằng Nghị định này có nhiều điểm bó hẹp hoạt động vốn đã rất khó khăn, nhọc nhằn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo.
Phải có “giấy phép thứ 5”
Theo Thứ trưởng Luơng Văn Tự, mục đích của việc ban hành Nghị định này là xây dựng những quy định mang tính rõ ràng và minh bạch để phục vụ tốt nhất việc đưa Luật Thương mại vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XI đi vào cuộc sống. Dự thảo Nghị định gồm 6 chương, 68 Điều, Quy định chi tiết về hoạt động khuyến mãi, quảng cáo thương mại, hội chợ, triển lãm thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ cũng như vấn đề xử lý hành vi vi phạm và điều khoản thi hành. Ông Đỗ Thắng Hải, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cũng cho biết, bên cạnh các hoạt động cạnh tranh lành mạnh thì cũng có không ít doanh nghiệp đang lợi dụng việc quảng cáo, khuyến mại, tổ chức triển lãm, hội chợ để tiến hành cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp khác. Nghị định này sẽ góp phần hạn chế những biểu hiện tiêu cực đó và đưa hoạt động quảng cáo, khuyến mại, hội chợ, triển lãm đi vào nề nếp.
Tuy nhiên, điều mà đại diện các doanh nghiệp tham gia tọa đàm quan tâm lại là các quy định cụ thể của dự thảo Nghị định đang đặt các doanh nghiệp trước một thử thách mới của hành trình đi xin giấy phép. Một trong những quy định này là sản phẩm quảng cáo phải được cấp phép từ cơ quan quản lý sản phẩm quảng cáo thương mại là Sở Thương mại hoặc Bộ Thương mại tùy theo địa bàn quảng cáo. Ông Nguyễn Khắc Luận - Giám đốc công ty Vinasat cho rằng, chỉ theo các quy định hiện hành, một công ty đã phải xin 4 giấy phép của Sở Xây dựng, Sở Giao thông công chính, Sở Văn hóa-Thông tin, Cơ quan quản lý Quy hoạch đô thị thì mới được thực hiện một pano, áp phích quảng cáo. Để xin được giấy phép này, doanh nghiệp quảng cáo đã mất mấy tháng trời vô cùng gian nan, mệt mỏi. Nếu bây giờ lại phải thêm một giấy phép về sản phẩm quảng cáo của Sở Thương mại, Bộ Thương mại nữa thì doanh nghiệp không thể hoạt động tốt được chứ chưa nói đến hội nhập và phát triển. Ông Trần Nguyên Đán – Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam cũng đồng tình với ý kiến này. Ông cho rằng, nếu giữ nguyên những quy định như dự thảo thì Nghị định sẽ làm cho các doanh nghiệp phải xin thêm nhiều giấy tờ rườm rà trong khi chúng ta đang cần cải cách thủ tục hành chính để giúp các doanh nghiệp phát triển. Ông Đán cũng đề nghị mỗi thành phố nên lập một quy hoạch cụ thể cho hoạt động quảng cáo với những quy định rõ ràng, tránh tình trạng các doanh nghiệp đi chọn ngoài đường phố rồi tìm thấy chỗ nào còn trống thì xin đặt biển quảng cáo như hiện nay.
Khuyến mãi: không được quá 90 ngày
Một trong những nội dung được nhiều doanh nghiệp quan tâm tại Dự thảo Nghị định này là thời gian doanh nghiệp được phép tiến hành khuyến mãi đối với một sản phẩm. Ông Đỗ Thắng Hải, Phó Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại cho biết do chưa có quy định cụ thể về vấn đề này nên nhiều doanh nghiệp tiến hành khuyến mãi sản phẩm quanh năm để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Dự thảo Nghị định quy định: “Tổng thời gian thực hiện khuyến mãi đối với một loại hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 90 ngày trong một năm, một chương trình khuyến mãi không được vượt quá 45 ngày. Khoảng cách giữa hai chương trình khuyến mãi đối với cùng một loại hàng hóa, dịch vụ không được ngắn hơn 30 ngày”. Thời gian này không phân biệt theo mẫu mã sản phẩm nhuw bia lon hay bia chai mà chỉ phân biệt theo loại sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp cho rằng quy định thời gian như vậy là quá ngắn và đề nghị cho phép kéo dài thêm thời gian khuyến mãi sản phẩm. Nhiều nội dung khác của dự thảo Nghị định cũng được các doanh nghiệp đề nghị sửa cho phù hợp hơn với thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện tại, Bộ Thương mại đang đưa dự thảo Nghị định này lên trang Web của Bộ để lấy ý kiến đóng góp của đông đảo doanh nghiệp và các nhà làm luật để hoàn thiện và ban hành trong thời gian tới.