Hội nhập hoạt động Hàng hải quốc tế
Quốc hội thảo luận dự án Bộ luật Hàng hải Việt Nam (sửa đổi): Hội nhập hoạt động Hàng hải quốc tế
Theo TTXVN
Sáng 10-5-2005, Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Bộ luật hàng hải Việt Nam (sửa đổi). 5 vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau đã được Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu đưa ra Quốc hội để các đại biểu tập trung thảo luận. Đó là các vấn đề về Sở hữu trong điều kiện đăng ký tầu biển Việt Nam; thế chấp tầu biển; thẩm quyền tạm giữ tầu biển theo thủ tục hành chính của Giám đốc Cảng vụ; phân loại cảng biển; tổ chức hoa tiêu hàng hải.
Đa số ý kiến của đại biểu Quốc hội tán thành không nên quy định trong dự thảo Bộ luật này về quyền sở hữu đối với tầu biển là một trong những điều kiện đăng ký tầu biển Việt Nam để khuyến khích tầu biển nước ngoài đăng ký tại Việt Nam và mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Về thế chấp tầu biển, đại biểu Trần Thế Vượng (Hải Dương) và một số đại biểu khác đề nghị quy định cụ thể trong Bộ luật hàng hải mà không nên áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự vì đây là tài sản có tính chất đặc thù.
Theo pháp luật Việt Nam và tập quán hàng hải quốc tế thì khi phát sinh quyền cầm giữ hàng hải, các khiếu nại được đảm bảo bằng thế chấp tầu biển không có quyền ưu tiên cao hơn các khiếu nại phát sinh quyền cầm giữ hàng hải. Khi thế chấp, giấy tờ gốc của tầu biển vẫn phải mang theo hành trình của con tầu mà không giao cho người nhận thế chấp. Quy định này là phù hợp với thực tiễn hoạt động hàng hải của Việt Nam và quốc tế.
Nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội nhất trí với quy định về phân loại cảng biển như trong dự thảo Bộ luật là: Cảng biển quốc gia, cảng biển địa phương và cảng biển khác.
Vấn đề tổ chức hoa tiêu hàng hải có 2 loại ý kiến, loại ý kiến thứ nhất đề nghị hoa tiêu hàng hải cần được tổ chức để phục vụ hoạt động công ích, vì mục tiêu hàng đầu của hoa tiêu hàng hải là đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Đại biểu Lê Huy Luyện (Bà Rịa-Vũng Tầu) cho rằng quy định về hoa tiêu hàng hải như trong dự án Bộ luật là chưa đầy đủ, không nêu cao được trách nhiệm và tính tự vươn lên của tổ chức hoa tiêu hàng hải, gây trở ngại cho sự phát triển hàng hải. Do vậy nên quy định tổ chức hoa tiêu hàng hải theo hướng có thu dịch vụ để đảm bảo trách nhiệm của hoa tiêu hàng hải trong khi tầu biển xẩy ra tổn thất.
Nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội quan tâm về thẩm quyền tạm giữ tầu biển theo thủ tục hành chính của Giám đốc Cảng vụ. Một số ý kiến tán thành quy định của dự thảo Bộ luật về thẩm quyền tạm giữ tầu biển của Giám đốc Cảng vụ, nhưng đề nghị quy định cụ thể về thời hạn tạm giữ, trình tự, thủ tục tạm giữ tầu.
Ý kiến khác đề nghị không nên giao cho Giám đốc Cảng vụ tạm giữ tầu biển mà chỉ quy định Tòa án có thẩm quyền bắt giữ tầu biển.
Đại biểu Hoàng Thanh Phú (Thái Nguyên) nhất trí với quy định của dự án Bộ luật về thẩm quyền tạm giữ tầu biển giao cho Giám đốc Cảng vụ, nhưng việc quy định các hành vi vi phạm của tầu biển để dẫn tới nguyên nhân bị tạm giữ phải đảm bảo cho hội nhập quốc tế, không nên để cho các chủ tầu nước ngoài lo sợ khi đến Việt Nam.
Do vậy việc quy định 22 hành vi là quá nhiều mà chỉ cần quy định 4 yếu tố tầu biển vi phạm phải tạm giữ là: An ninh hàng hải, trật tự hàng hải, bảo vệ môi trường hàng hải và việc liên quan đến tranh chấp kinh tế.
Theo TTXVN
Sáng 10-5-2005, Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Bộ luật hàng hải Việt Nam (sửa đổi). 5 vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau đã được Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu đưa ra Quốc hội để các đại biểu tập trung thảo luận. Đó là các vấn đề về Sở hữu trong điều kiện đăng ký tầu biển Việt Nam; thế chấp tầu biển; thẩm quyền tạm giữ tầu biển theo thủ tục hành chính của Giám đốc Cảng vụ; phân loại cảng biển; tổ chức hoa tiêu hàng hải.
Đa số ý kiến của đại biểu Quốc hội tán thành không nên quy định trong dự thảo Bộ luật này về quyền sở hữu đối với tầu biển là một trong những điều kiện đăng ký tầu biển Việt Nam để khuyến khích tầu biển nước ngoài đăng ký tại Việt Nam và mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Về thế chấp tầu biển, đại biểu Trần Thế Vượng (Hải Dương) và một số đại biểu khác đề nghị quy định cụ thể trong Bộ luật hàng hải mà không nên áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự vì đây là tài sản có tính chất đặc thù.
Theo pháp luật Việt Nam và tập quán hàng hải quốc tế thì khi phát sinh quyền cầm giữ hàng hải, các khiếu nại được đảm bảo bằng thế chấp tầu biển không có quyền ưu tiên cao hơn các khiếu nại phát sinh quyền cầm giữ hàng hải. Khi thế chấp, giấy tờ gốc của tầu biển vẫn phải mang theo hành trình của con tầu mà không giao cho người nhận thế chấp. Quy định này là phù hợp với thực tiễn hoạt động hàng hải của Việt Nam và quốc tế.
Nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội nhất trí với quy định về phân loại cảng biển như trong dự thảo Bộ luật là: Cảng biển quốc gia, cảng biển địa phương và cảng biển khác.
Vấn đề tổ chức hoa tiêu hàng hải có 2 loại ý kiến, loại ý kiến thứ nhất đề nghị hoa tiêu hàng hải cần được tổ chức để phục vụ hoạt động công ích, vì mục tiêu hàng đầu của hoa tiêu hàng hải là đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Đại biểu Lê Huy Luyện (Bà Rịa-Vũng Tầu) cho rằng quy định về hoa tiêu hàng hải như trong dự án Bộ luật là chưa đầy đủ, không nêu cao được trách nhiệm và tính tự vươn lên của tổ chức hoa tiêu hàng hải, gây trở ngại cho sự phát triển hàng hải. Do vậy nên quy định tổ chức hoa tiêu hàng hải theo hướng có thu dịch vụ để đảm bảo trách nhiệm của hoa tiêu hàng hải trong khi tầu biển xẩy ra tổn thất.
Nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội quan tâm về thẩm quyền tạm giữ tầu biển theo thủ tục hành chính của Giám đốc Cảng vụ. Một số ý kiến tán thành quy định của dự thảo Bộ luật về thẩm quyền tạm giữ tầu biển của Giám đốc Cảng vụ, nhưng đề nghị quy định cụ thể về thời hạn tạm giữ, trình tự, thủ tục tạm giữ tầu.
Ý kiến khác đề nghị không nên giao cho Giám đốc Cảng vụ tạm giữ tầu biển mà chỉ quy định Tòa án có thẩm quyền bắt giữ tầu biển.
Đại biểu Hoàng Thanh Phú (Thái Nguyên) nhất trí với quy định của dự án Bộ luật về thẩm quyền tạm giữ tầu biển giao cho Giám đốc Cảng vụ, nhưng việc quy định các hành vi vi phạm của tầu biển để dẫn tới nguyên nhân bị tạm giữ phải đảm bảo cho hội nhập quốc tế, không nên để cho các chủ tầu nước ngoài lo sợ khi đến Việt Nam.
Do vậy việc quy định 22 hành vi là quá nhiều mà chỉ cần quy định 4 yếu tố tầu biển vi phạm phải tạm giữ là: An ninh hàng hải, trật tự hàng hải, bảo vệ môi trường hàng hải và việc liên quan đến tranh chấp kinh tế.