Khi nào thì Toà án… “ra biển”?
Khi nào thì Toà án... "ra biển"?
Nguyễn Khanh
Báo Pháp luật Việt Nam
Quốc hội thảo luận về Dự thảo Bộ luật Hàng hải Việt Nam (sửa đổi)
Sáng 10/5, sau lhi nghe báo cáo tiếp thu, chỉnh lý về Dự án Bộ luật Hàng hải Việt Nam (sửa đổi), các Đại biểu Quốc hội đã thảo luận nhiều nội dung còn có ý kiến khác nhau của Dự án này như các quy định về thế chấp tàu biển, phân loại cảng biển, bắt giữ tàu biển, hoa tiêu...
Tàu biển "tương lai" vẫn được thế chấp
Khoản 4 Điều 33 Dự thảo quy định việc thế chấp tàu biển cũng được áp dụng đối với với việc thế chấp tàu biển đang đóng. Đại biểu Trần Thế Vượng (tỉnh Hải Dương) băn khoăn không biết những quy định về việc thế chấp đối với tàu biển có phù hợp đối với tàu biển đang đóng hay không(?) Ông Vượng cho rằng có vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu làm sáng tỏ. Ví dụ, Điều 34 Dự thảo nói rằng tàu biển mang thế chấp thì chủ tàu phải mua bảo hiểm. Không biết tàu đang đóng có mua bảo hiểm hay không? Người nhận thế chấp chỉ giữ bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển của tàu biển thế chấp. Không biết tàu đang đóng này có đăng ký ở cơ quan đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam được không để cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển thì mới có bản sao để nộp cho bên vay?
Điều 35 quy định đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam gồm các nội dung cơ bản:"tên nơi đặt trụ sở của người nhận thế chấp và chủ tàu". Theo Đại biểu Vượng, chủ tàu này có thể là người đang đóng, cũng có thể là đóng cho người khác. Ông Vượng băng khoăn "không người chủ tàu là ai", "không biết tên, quốc tịch của tàu biển được thế chấp". "Không biết tàu đang đóng có tên và quốc tịch chưa?" Khoản 2 Điều 35 còn quy định việc thế chấp tàu biển chỉ phát sinh hiệu lực sau khi được ghi nhận trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam...
Khi nào thì Toà án... "ra biển"?
Liên quan đến vấn đề bắt giữ tàu biển, Dự thảo quy định: Bắt giữ tàu biển là việc không cho phép tàu di chuyển bằng quyết định của Toà án để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải theo quy định tại Điều 41 của Bộ luật này nhưng không bao gồm việc bắt giữ tàu để thi hành bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định cưỡng chế khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đại biểu Hoàng Thanh Phú (tỉnh Thái Nguyên) cho rằng theo quy định tại Điều 41 về khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển thì "cớ" để bắt giữ tàu biển bao gồm những 22 hành vi. Ông đặt câu hỏi không biết có nên quy định 22 hành vi này đều có thể khiếu nại đưa ra Toà án để bắt giữ tàu biển (?). Vì có những hành vi tranh chấp có thể được giải quyết bằng cách khác.
Ông Phú còn chỉ ra rằng Dự thảo quy định năm yếu tố tại Điều 37 về cầm giữ hàng hải cũng là năm yếu tố của bắt giữ tàu biển là không đúng. Trong Điều 41 còn quy định trong một số vấn đề cũng không rõ. Ví dụ như lai dắt tàu, hoa tiêu... Ông Phú đề nghị không cần quy định 22 yếu tố. Điều 41 chỉ cần quy định bốn yếu tố quan trọng nhất có thể khiếu nại để toà án xem xét bắt giữ tàu biển đó là: liên quan đến các vấn đề an ninh hàng hải, liên quan đến trật tự hàng hải, liên quan đến bảo vệ môi trường và liên quan đến tranh chấp kinh tế lớn.
Hoa tiêu liệu có thành độc quyền?
Theo Dự thảo, tổ chức hoa tiêu là tổ chức cung cấp dịch vụ dẫn tàu biển ra, vào cảng biển, hoạt động trong một vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam. Tàu biển nước ngoài khi hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam phải sử dụng hoa tiêu hàng hải của Việt Nam.
Đại biểu Trần Hồng Việt (tỉnh Hậu Giang) cho rằng các điều khoản trong Dự thảo chưa khẳng định rõ kinh doanh dịch vụ hoa tiêu là độc quyền nhà nước hay là có sự tham gia của các thành phần kinh tế? Ông Hồng đề nghị Quốc hội cần xác định khung pháp lý, Chính phủ hướng dẫn chi tiết thực hiện. Theo ông Việt, hoa tiêu hàng hải là loại hình dịch vụ đặc thù kinh doanh có điều kiện. Chính phủ quy định hướng dẫn các điều kiện cụ thể đó. Thành phần kinh tế nào đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà Chính phủ quy định thì được đăng ký kinh doanh dịch vụ hoa tiêu. Có như vậy mới khắc phục được sự tiêu cực, cửa quyền... nâng cao chất lượng phục vụ.
Liên quan đến vấn đề hoa tiêu, Đại biểu Lê Huy Luyện (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng với quy định về tổ chức hoa tiêu hàng hải trong Dự thảo không nêu cao được trách nhiệm cũng như sự vươn lên của tổ chức hoa tiêu hàng hải cũng như bản thân hoa tiêu... Ông đề nghị bổ sung quy định về tổ chức hoa tiêu hàng hải là dịch vụ có thu (hoặc có thu phí) và không nên quản lý theo kiểu tập trung, độc quyền nhà nước. Cần phải được mở rộng cho các thành phần tham gia.
Nguyễn Khanh
Báo Pháp luật Việt Nam
Quốc hội thảo luận về Dự thảo Bộ luật Hàng hải Việt Nam (sửa đổi)
Sáng 10/5, sau lhi nghe báo cáo tiếp thu, chỉnh lý về Dự án Bộ luật Hàng hải Việt Nam (sửa đổi), các Đại biểu Quốc hội đã thảo luận nhiều nội dung còn có ý kiến khác nhau của Dự án này như các quy định về thế chấp tàu biển, phân loại cảng biển, bắt giữ tàu biển, hoa tiêu...
Tàu biển "tương lai" vẫn được thế chấp
Khoản 4 Điều 33 Dự thảo quy định việc thế chấp tàu biển cũng được áp dụng đối với với việc thế chấp tàu biển đang đóng. Đại biểu Trần Thế Vượng (tỉnh Hải Dương) băn khoăn không biết những quy định về việc thế chấp đối với tàu biển có phù hợp đối với tàu biển đang đóng hay không(?) Ông Vượng cho rằng có vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu làm sáng tỏ. Ví dụ, Điều 34 Dự thảo nói rằng tàu biển mang thế chấp thì chủ tàu phải mua bảo hiểm. Không biết tàu đang đóng có mua bảo hiểm hay không? Người nhận thế chấp chỉ giữ bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển của tàu biển thế chấp. Không biết tàu đang đóng này có đăng ký ở cơ quan đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam được không để cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển thì mới có bản sao để nộp cho bên vay?
Điều 35 quy định đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam gồm các nội dung cơ bản:"tên nơi đặt trụ sở của người nhận thế chấp và chủ tàu". Theo Đại biểu Vượng, chủ tàu này có thể là người đang đóng, cũng có thể là đóng cho người khác. Ông Vượng băng khoăn "không người chủ tàu là ai", "không biết tên, quốc tịch của tàu biển được thế chấp". "Không biết tàu đang đóng có tên và quốc tịch chưa?" Khoản 2 Điều 35 còn quy định việc thế chấp tàu biển chỉ phát sinh hiệu lực sau khi được ghi nhận trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam...
Khi nào thì Toà án... "ra biển"?
Liên quan đến vấn đề bắt giữ tàu biển, Dự thảo quy định: Bắt giữ tàu biển là việc không cho phép tàu di chuyển bằng quyết định của Toà án để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải theo quy định tại Điều 41 của Bộ luật này nhưng không bao gồm việc bắt giữ tàu để thi hành bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định cưỡng chế khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đại biểu Hoàng Thanh Phú (tỉnh Thái Nguyên) cho rằng theo quy định tại Điều 41 về khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển thì "cớ" để bắt giữ tàu biển bao gồm những 22 hành vi. Ông đặt câu hỏi không biết có nên quy định 22 hành vi này đều có thể khiếu nại đưa ra Toà án để bắt giữ tàu biển (?). Vì có những hành vi tranh chấp có thể được giải quyết bằng cách khác.
Ông Phú còn chỉ ra rằng Dự thảo quy định năm yếu tố tại Điều 37 về cầm giữ hàng hải cũng là năm yếu tố của bắt giữ tàu biển là không đúng. Trong Điều 41 còn quy định trong một số vấn đề cũng không rõ. Ví dụ như lai dắt tàu, hoa tiêu... Ông Phú đề nghị không cần quy định 22 yếu tố. Điều 41 chỉ cần quy định bốn yếu tố quan trọng nhất có thể khiếu nại để toà án xem xét bắt giữ tàu biển đó là: liên quan đến các vấn đề an ninh hàng hải, liên quan đến trật tự hàng hải, liên quan đến bảo vệ môi trường và liên quan đến tranh chấp kinh tế lớn.
Hoa tiêu liệu có thành độc quyền?
Theo Dự thảo, tổ chức hoa tiêu là tổ chức cung cấp dịch vụ dẫn tàu biển ra, vào cảng biển, hoạt động trong một vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam. Tàu biển nước ngoài khi hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam phải sử dụng hoa tiêu hàng hải của Việt Nam.
Đại biểu Trần Hồng Việt (tỉnh Hậu Giang) cho rằng các điều khoản trong Dự thảo chưa khẳng định rõ kinh doanh dịch vụ hoa tiêu là độc quyền nhà nước hay là có sự tham gia của các thành phần kinh tế? Ông Hồng đề nghị Quốc hội cần xác định khung pháp lý, Chính phủ hướng dẫn chi tiết thực hiện. Theo ông Việt, hoa tiêu hàng hải là loại hình dịch vụ đặc thù kinh doanh có điều kiện. Chính phủ quy định hướng dẫn các điều kiện cụ thể đó. Thành phần kinh tế nào đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà Chính phủ quy định thì được đăng ký kinh doanh dịch vụ hoa tiêu. Có như vậy mới khắc phục được sự tiêu cực, cửa quyền... nâng cao chất lượng phục vụ.
Liên quan đến vấn đề hoa tiêu, Đại biểu Lê Huy Luyện (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng với quy định về tổ chức hoa tiêu hàng hải trong Dự thảo không nêu cao được trách nhiệm cũng như sự vươn lên của tổ chức hoa tiêu hàng hải cũng như bản thân hoa tiêu... Ông đề nghị bổ sung quy định về tổ chức hoa tiêu hàng hải là dịch vụ có thu (hoặc có thu phí) và không nên quản lý theo kiểu tập trung, độc quyền nhà nước. Cần phải được mở rộng cho các thành phần tham gia.