Hiệp hội Các doanh nghiệp khu công nghiệp tp.HCM góp ý Dự thảo Luật ban hành VBQPPL tại Hội thảo VCCI tp.HCM ngày 20/8/2014
LS. Châu Huy Quang - Lương Thanh Quang góp ý Dự thảo Luật ban hành VBQPPL tại Hội thảo VCCI tp.HCM ngày 20/8/2014
Hội các nhà Xuất Nhập khẩu Đồng Nai góp ý Dự thảo Luật ban hành VBQPPL tại Hội thảo VCCI tp.HCM ngày 20/8/2014
MỘT SỐ NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NGHIỆP TRONG
DỰ THẢO LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUI PHẠM PHÁP LUẬT ( SỬA ĐỔI)
Đồng Nai, ngày 16 tháng 8 năm 2014
Kính thưa quí cơ quan, doanh nghiệp, hiệp hội, luật sư, chuyên gia tại hội thảo…
Với 165 doanh nghiệp vừa và nhỏ là hội viên thuộc Hội các nhà Xuất Nhập khẩu Đồng Nai, chúng tôi rất vui, riêng năm 2014, được Phòng Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam, chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh quan tâm tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, Hội XNK Đồng Nai đã tham dự 5 lần tham dự các Hội thảo “ liên quan Dự thảo các bộ luật” đúng như việc “Tham gia xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật” mà điểm 3 điều 5 của dự thảo Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật (sửa đổi): “ Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam chủ trì tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến doanh nghiệp”
Chúng tôi chia sẻ một số vấn đề mà các doanh nghiệp gặp phải:
Liên quan “ vai trò của doanh nghiệp trong Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật ( VBQPPL) thì vai trò của doanh nghiệp địa phương trong qui trình xây dựng văn bản ở địa phương ( nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân) chưa được đề cao.
Cụ thể:
1. Đa phần qui trình xây dựng văn bản ở địa phương thường các sở ban ngành tham gia vào đề xuất chính sách, soạn thảo văn bản qui phạm pháp luật. Nếu có tham gia của hiệp hội thì chủ yếu là hội luật sư được mời tham gia, các hội doanh nghiệp chuyên ngành khác, bởi không được tham gia dù 1 phần trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật dù nhiều doanh nghiệp là đối tượng chịu tác động ảnh hưởng đến quyền lợi ích và trách nhiệm của doanh nghiệp.
2. Tuy nhiên thực tình, Hội cũng chưa thực hiện quyền tham gia góp ý kiến về dự thảo văn bản qui phạm pháp luật một cách chủ động dù vẫn biết doanh nghiệp là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản pháp luật mà thường các doanh nghiệp lên tiếng kiến nghị khi bị ảnh hưởng quyền lợi nhưng lại sau khi văn bản pháp luật được ban hành. Ví dụ như thông tư 219/2013/TT-BTC ( 31/12/2013) trong đó có qui định doanh nghiệp mới thành lập năm 2014, điều kiện để được sử dụng hóa đơn GTGT/ tính thuế theo phương pháp khấu trừ , doanh nghiệp mới thành lập phải đầu tư máy móc thiết bị ghi trên hóa đơn 1 tỷ đồng không phân biệt ngành nghề kinh doanh
3. Giải thích văn bản / Thông tư hướng dẫn nghị định & thời điểm hiệu lực của văn bản và thời điểm văn bản pháp luật được công khai:
a. Luật ban hành cần chi tiết cụ thể hoặc chuẩn bị tương đối các dự thảo nghị định, thông tư để pháp luật sớm có giá trị trong thực tiễn đời sống của doanh nghiệp. Đôi khi một số thông tư, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có lợi cho cơ quan quản lý nhưng lại vô tình ảnh hưởng cho doanh nghiệp.
Ví dụ Điều 7 Nghị định 209/2013/NĐ-CP qui định “ doanh nghiệp mới thành lập có đầu tư, mua sắm tài sản cố định, máy móc thiết bị” sẽ được áp dụng phương pháp khấu trừ thuế / được sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng. Dù theo nội dung điều 3 nghị định 45/2013/TT-BTC ( 25/04/2013) cũng do Bộ Tài Chính ban hành về tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định cố định, nguyên giá tài sản cố định chỉ trên 30.000.000 đồng trở lên… nhưng Bộ tài chính khi ban hành Thông tư 2019 để hướng dẫn nghị định 209 về việc áp dụng phương pháp khấu trừ, thì điểm 3 điều 12 của Thông tư 219 lại qui định “ doanh nghiệp mới mua sắm máy móc thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên ghi trong hoá đơn” mới được “ áp dụng phương pháp khấu trừ thuế” ( mới được sử dụng hóa đơn GTGT) chắc nhằm hạn chế gian lận thuế GTGT hay để cơ quan quản lý dễ quản, tuy ít nhiều xa rời thực tế” không quản được thì cấm” ảnh hưởng đến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp là các doanh nghiệp mới thành lập làm ăn chân chính khó cạnh tranh. Rất nhiều doanh nghiệp mới thành lập lại đồng loạt kiến nghị đề xuất sau khi văn bản pháp luật đã ban hành hoặc “lách” luật cách này, cách khác
b. “Về thời điểm hiệu lực của văn bản và thời điểm văn bản pháp luật được công khai”: Điển hình Nghị định 209/2013/NĐ-CP (ký ngày 18/012/2013) qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT thì điều 12 của NĐ 209 có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 và tương tự thông tư 219/2013/TT-BTC ( ký ngày 31/12/2013) để hướng dẫn NĐ 209, thì điều 21 của Thông tư 219 qui định văn bản có hiệu lực ngày 01/01/2014 làm nhiều doanh nghiệp bỡ ngỡ, không kịp ứng phó với sự thay đổi tác động môi trường kinh doanh
Trên đây là một số chia sẻ thực hiễn mà các doanh nghiệp gặp phải, chúng tôi trình bày đến qúy cơ quan được biết một số vấn đề liên quan Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật.
Xin chân thành cảm ơn quý vị!
Hội Xuất Nhập Khẩu Đồng Nai
& Công ty Luật Việt Á
P.Chủ tịch
NGUYỄN NGỌC TUẤN