Bà Phan Thị Mỹ Dung - Sở Tư pháp Long An góp ý Dự thảo Luật ban hành VBQPPL tại Hội thảo VCCI tp.HCM ngày 20/8/2014
Hội các nhà Xuất Nhập khẩu Đồng Nai góp ý Dự thảo Luật ban hành VBQPPL tại Hội thảo VCCI tp.HCM ngày 20/8/2014
Hiệp hội Các doanh nghiệp khu công nghiệp tp.HCM góp ý Dự thảo Luật ban hành VBQPPL tại Hội thảo VCCI tp.HCM ngày 20/8/2014
HIỆP HỘI CÁC DOANH NGHIỆP KHU CÔNG NGHIỆP
TP.HỒ CHÍ MINH
DOANH NGHIỆP VÀ LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1./ Nhận xét chung:
Xây dựng hệ thống pháp luật tại nước ta cho đến nay đã có nhiều tiến bộ nhưng chưa tạo được hành lang pháp lý thông thoáng để doanh nghiệp phát triển và hoạt động thuận lợi.
Nhiều năm qua, cơ chế chính sách kinh tế của Nhà nước thay đổi rất nhiều và cũng phát sinh nhiều vấn đề trong luật và văn bản dưới luật trở nên bất cập, vướng mắc, chồng chéo gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp (qua báo chí đăng tải, trong tổng kết năm 2013 Bộ Tư pháp cho biết có trên 8.000 văn bản pháp quy của tỉnh, thành phạm quy).
Do vậy, việc xây dựng Luật ban hành Văn bản Quy phạm pháp luật là cần thiết.
Chúng tôi đồng tình với việc ra đời luật này tuy có chậm.
2./ Kiến nghị:
Tuy nhiên, có mấy vấn đề cần kiến nghị.
Về hiện trạng, Quốc hội hiện nay chỉ xem xét, thẩm định, biểu quyết và ban hành luật mà chưa trực tiếp viết luật. Luật vẫn do bộ máy hành chính và hành pháp là các bộ, ngành viết luật và Bộ Tư pháp thẩm định trình Quốc hội.
Cơ quan hành chính và hành pháp viết luật trước hết phải vì lợi ích nhà nước, lợi ích trong quản lý, còn lợi ích doanh nghiệp chắc chắn là thứ cấp, đó là chưa kể có thể phát sinh “lợi ích nhóm”.
Nhược điểm này chưa được khắc phục thì sẽ còn nhiều vướng mắc, bất cập, khó khăn cho doanh nghiệp. Phải có lộ trình Quốc hội xây dựng bộ máy trực tiếp làm luật.
Hiện trạng luật được viết như luật khung, chỉ nêu những vấn đề chung nhất còn phần chi tiết, cụ thể lại do Chính phủ và Bộ, ngành có văn bản quy định thi hành bằng nghị định, thông tư, quyết định…
Thông thường các doanh nghiệp không sợ luật và sợ văn bản pháp quy dưới luật.
Mặt khác, hệ thống văn bản dưới luật cách thể hiện và kết cấu rất phức tạp, rườm rà, rối rắm, khó hiểu và không khoa học. Một vấn đề nêu ra cần áp dụng luật thì lại được dẫn dắt qua điều này, khoản kia, luật nọ như một ma trận.
Để khắc phục phần nào hiện trạng trên, kiến nghị:
2.1. Luật cần được viết chi tiết, càng chi tiết càng giảm bớt văn bản dưới luật.
2.2. Dự thảo luật cần được đóng góp ý kiến và phản biện bởi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, hiệp hội ngành nghề… như Hiến pháp đã quy định.
Để thuận lợi trong đóng góp ý kiến:
- Dành thời gian nhiều cho góp ý kiến dự thảo luật.
- Tập trung nhiều cho các đối tượng có liên quan đến chủ đề của luật.
- Thật sự khách quan, cầu thị trong sửa chữa, chấn chỉnh, xây dựng luật và văn bản dưới luật.
Qua 158 điều khoản của Luật Ban hành Văn bản Quy phạm pháp luật là cần thiết trong tình hình hiện nay nhưng thiết chế lâu dài vẫn phải là cơ quan hành chính, các tổ chức, cá nhân được đề xuất luật và nội dung luật, Quốc hội là cơ quan lập pháp phải có cơ chế tổ chức trực tiếp viết luật.