Hành hoá trao đổi qua biên giới cũng phải chịu thuế
Hành hoá trao đổi qua biên giới cũng phải chịu thuế
Nguyễn Khanh
Nguồn: Báo Pháp luật Việt Nam, số ra ngày 29/5/2005
Ngày 27/5, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Dự án Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu (sửa đổi). Dự thảo luật này gồm 7 chương, 27 điều dự kiến được sửa đổi bổ sung hầu hết các điều khoản của luật hiện hàn và bổ sung thêm hai điều mới. UB Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội và nhiều Đại biểu đề nghị hoàn thiện thêm Dự án để được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này.
Những đối tượng nào phải chịu thuế
Chính phủ cho rằng Luật hiện hành quy định: “Hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua của khẩu, biên giới Việt Nam, kể cả hàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và ngược lại” chưa bao quát hết đối tượng chịu thuế vì hiện nay bên cạnh các khu chế xuất, ở nước ta đã và đang hình thành nhiều khu kinh tế được hưởng quy chế về xuất nhập khẩu tương tự như khu chế xuất (ví dụ Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo, Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu thương mại và công nghiệp Mộc Bài…). Đề nghị quy định đối tượng chịu thuế gồm: Hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam và hàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu phi thuế quan và ngược lại (trừ các đối tượng không chịu thuế).
Bên cạnh đó, Dự án luật đã bổ sung hàng hoá là thành phần dầu khí thuộc tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu vào đối tượng không chịu thuế. Hàng viện trợ không hoàn lại từ diện được miễn thuế cũng được chuyển thành đối tượng không chịu thuế.
Liên quan đến đối tượng chịu thuế và không chịu thuế, Đại biểu Nguyễn Kim Cúc (tỉnh Long An) cho rằng việc quy định hàng hoá là hàng viện trợ nhân đạo thuộc đối tượng được miễn thuế là chưa đủ. Bà Cúc đề nghị nên quy định hàng do các doanh nghiệp nước ngoài gửi làm từ thiện cũng thuộc trường hợp không chịu thuế. Bà Cúc đề nghị xem xét lại cho rõ vấn đề thu thuế đối với hàng tiêu dùng của cư dân biên giới không qua cửa khẩu. Bộ Tài chính cần làm rõ thời gian qua chúng ta thu như thế nào. Những cư dân có chút hàng hoá dư thừa khi trao đổi qua biên giới liệu có thu thuế được không?
Liên quan đến hàng hoá trao đổi của cư dân biên giới, bà Ngô Thị Minh (đại biểu tỉnh Quảng Ninh) từ thực tế của tỉnh mình đã cho rằng tình trạng trao hàng hoá qua biên giới, không qua cửa khẩu của cư dân biên giới diễn ra thường xuyên, không thể gọi là hoạt động xuất nhập khẩu. Bà Minh cho rằng cần để Chính phủ quy định về trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới.
Đại biểu Lê Văn Đồng (tỉnh Phú Yên), đi từ những nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là tránh sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài cũng như minh bạch, công khai giữa thuế xuất nhập khẩu và nhập khẩu. Tán thành với Dự thảo trình Quốc hội đã mở rộng đối tượng chịu thuế so với luật hiện hành, tuy nhiên với hàng hoá trao đổi của cư dân biên giới, ông Đồng cho rằng mọi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hợp lệ đều phải qua cửa khẩu… đề nghị Chính phủ xem xét lại trong thời gian việc thu thuế đối với hàng hoá này được bao nhiêu. Nếu ít thì quy định ở Nghị định hướng dẫn của Chính phủ.
Nguyễn Khanh
Nguồn: Báo Pháp luật Việt Nam, số ra ngày 29/5/2005
Ngày 27/5, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Dự án Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu (sửa đổi). Dự thảo luật này gồm 7 chương, 27 điều dự kiến được sửa đổi bổ sung hầu hết các điều khoản của luật hiện hàn và bổ sung thêm hai điều mới. UB Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội và nhiều Đại biểu đề nghị hoàn thiện thêm Dự án để được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này.
Những đối tượng nào phải chịu thuế
Chính phủ cho rằng Luật hiện hành quy định: “Hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua của khẩu, biên giới Việt Nam, kể cả hàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và ngược lại” chưa bao quát hết đối tượng chịu thuế vì hiện nay bên cạnh các khu chế xuất, ở nước ta đã và đang hình thành nhiều khu kinh tế được hưởng quy chế về xuất nhập khẩu tương tự như khu chế xuất (ví dụ Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo, Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu thương mại và công nghiệp Mộc Bài…). Đề nghị quy định đối tượng chịu thuế gồm: Hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam và hàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu phi thuế quan và ngược lại (trừ các đối tượng không chịu thuế).
Bên cạnh đó, Dự án luật đã bổ sung hàng hoá là thành phần dầu khí thuộc tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu vào đối tượng không chịu thuế. Hàng viện trợ không hoàn lại từ diện được miễn thuế cũng được chuyển thành đối tượng không chịu thuế.
Liên quan đến đối tượng chịu thuế và không chịu thuế, Đại biểu Nguyễn Kim Cúc (tỉnh Long An) cho rằng việc quy định hàng hoá là hàng viện trợ nhân đạo thuộc đối tượng được miễn thuế là chưa đủ. Bà Cúc đề nghị nên quy định hàng do các doanh nghiệp nước ngoài gửi làm từ thiện cũng thuộc trường hợp không chịu thuế. Bà Cúc đề nghị xem xét lại cho rõ vấn đề thu thuế đối với hàng tiêu dùng của cư dân biên giới không qua cửa khẩu. Bộ Tài chính cần làm rõ thời gian qua chúng ta thu như thế nào. Những cư dân có chút hàng hoá dư thừa khi trao đổi qua biên giới liệu có thu thuế được không?
Liên quan đến hàng hoá trao đổi của cư dân biên giới, bà Ngô Thị Minh (đại biểu tỉnh Quảng Ninh) từ thực tế của tỉnh mình đã cho rằng tình trạng trao hàng hoá qua biên giới, không qua cửa khẩu của cư dân biên giới diễn ra thường xuyên, không thể gọi là hoạt động xuất nhập khẩu. Bà Minh cho rằng cần để Chính phủ quy định về trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới.
Đại biểu Lê Văn Đồng (tỉnh Phú Yên), đi từ những nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là tránh sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài cũng như minh bạch, công khai giữa thuế xuất nhập khẩu và nhập khẩu. Tán thành với Dự thảo trình Quốc hội đã mở rộng đối tượng chịu thuế so với luật hiện hành, tuy nhiên với hàng hoá trao đổi của cư dân biên giới, ông Đồng cho rằng mọi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hợp lệ đều phải qua cửa khẩu… đề nghị Chính phủ xem xét lại trong thời gian việc thu thuế đối với hàng hoá này được bao nhiêu. Nếu ít thì quy định ở Nghị định hướng dẫn của Chính phủ.