Góp ý của Văn phòng đại diện VCCI Khánh Hoà

Thứ Hai 14:36 22-05-2006
GÓP Ý DỰ THẢOQUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP KHÁC

[b]Nhận xét chung :


- Dự thảo nghị định có nội dung đầy đủ, rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu. Từ Dự thảo nghị định, các công ty nhà nước có khung pháp lý để chủ động nhiều vấn đề trong quản lý tài chính tại công ty, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập và hợp tác ở quy mô ngày càng rộng hơn.


Các ý kiến đóng góp :

CHƯƠNG I : NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG :

Điều 2 : Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau :

- Điểm 3 : “Vốn Nhà nước tại công ty” bao gồm “Giá trị quyền sử dụng đất" – Hiện nay việc đưa giá trị quyền sử dụng đất vào xác định vốn là vấn đề còn nhiều tranh luận và chưa thể thống nhất; đề nghị không nên đưa “Giá trị quyền sử dụng đất” vào xác định “Vốn Nhà nước tại công ty” . Tiêu chí xác định giá đất cũng khập khiễng và việc xác định địa tô chênh lệch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác của nền kinh tế và phải điều chỉnh cho phù hợp, và đất không phải là đặc quyền của Nhà nước cho các công ty nhà nước .

Do vậy đề nghị "Đất" sẽ chuyển thành “Tài sản của Nhà nước” cho các công ty nhà nước thuê và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tiến dần đến chấm dứt tình trạng công ty nhà nước không có năng lực quản lý chiếm nhiều đất cho người khác thuê hoặc góp đất để xác định cổ phần làm cho nhiều doanh nghiệp khác khó khăn khi triển khai kế hoạch hợp tác kinh doanh do giá đất xác định ban đầu quá cao.

Mặt khác, Nhà nước góp vốn bằng đất vào các công ty liên doanh đến nay hầu như không thu được tiền đất của bất kỳ công ty nào với lý do các công ty này lỗ và mặt khác các Công ty Việt Nam nhận nợ với Nhà nước bằng giá trị góp đất trong liên doanh được xác định rất cao (có thể cao hơn giá thị trường) để nâng cao phần vốn góp phía Việt Nam thì công ty này càng không thể thanh toán tiền cho Nhà nước. Điều bất hợp lý này cần được làm rõ trong Nghị định này và Nhà nước cũng sẽ thu hồi được đất mà các công ty nhà nước không có dự án sử dụng hợp lý để chuyển cho các doanh nghiệp khác thuê.

CHƯƠNG II : QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY NHÀ NƯỚC :

I . QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY:

Điều 7: Vốn điều lệ :

Hiện nay, đây đang là điểm chưa rõ ràng và cụ thể nhất đối với các công ty nhà nước được thành lập trước khi có Nghị định này. Việc xác định vốn điều lệ cho các công ty nhà nước nói trên căn cứ vào tiêu chí nào vì hiện nay các quy định cũ đã rất lỗi thời và hoàn toàn không phù hợp.
Mặt khác trong quá trình phát triển và tự vận động các công ty nhà nước hầu như đều kinh doanh đa chức năng ngoại trừ các ngành quản lý kinh doanh độc quyền; thời điểm chấm dứt xác định vốn điều lệ để thực thi Nghị định này như thế nào?

Nếu việc xác định vốn điều lệ xong mà cơ quan chủ quản vẫn không cấp giao vốn thì xử lý như thế nào?

Điều 10: Huy động vốn :

Nên xác định rõ “vốn vay” từ “quỹ hỗ trợ” đầu tư cho dự án không phải là “Vốn nhà nước” mà là”Nguồn vốn công ty tự huy động”. Vì tuy thực tế nguồn vốn vay này có điều kiện nhưng lãi suất không phải rất ưu đãi so với lãi suất thương mại, thời hạn vay vốn tối đa không quá 10 năm và công ty cũng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc thanh toán lãi , nợ gốc. Điều này hoàn toàn khác với hỗ trợ lãi suất vì kinh phí của Nhà nước hỗ trợ lãi suất là vốn của Nhà nước tại công ty.

IV. PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN:

Điều 28: Phân phối lợi nhuận :

Điểm 1/đ2 : Lợi nhuận được chia theo vốn tự huy động :

Chưa hợp lý, nhất là : “ Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý điều hành công ty. Mức trích một năm không vượt quá 300 triệu đồng (đối với Công ty có Hội đồng quản trị), 200 triệu đồng (đối với Công ty không có Hội đồng quản trị) với điều kiện tỷ suất lợi nhuận thực hiện trước thuế trên vốn Nhà nước tại công ty phải bằng hoặc lớn hơn tỷ suất lợi nhuận kế hoạch” điều này đặt ra hoàn toàn không thực tế bởi ai là người giao tỷ suất lợi nhuận kế hoạch trên vốn Nhà nước cho công ty, trong khi yêu cầu cao nhất của Luật doanh nghiệp Nhà nước là bảo tồn vốn và kinh doanh có lãi, lầm cách nào để xác định tỷ suất đó là hợp lý trong khi điều kiện kinh doanh các ngành khác nhau, đại bàn khác nhau, quy mô khác nhau và phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của Chính phủ và các Bộ, Ngành.


[b]CHI NHÁNH PHÒNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TẠI KHÁNH HOÀ

Các văn bản liên quan