Góp ý của TS Nguyễn Đình Chiến – Học viện Tài chính
GÓP Ý KIẾN CHO DỰ THẢO LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG
TS Nguyễn Đình Chiến
Trên cơ sở Dự thảo Luật, Dự
thảo Tờ trình Chính phủ và Báo cáo đánh giá tác động, tôi xin có một số ý kiến
về Dự thảo Luật thuế Bảo vệ môi trường như sau:
1.
Sự cần thiết ban hành Luật thuế
Dựa vào Báo cáo hiện trạng
môi trường các năm, môi trường Việt
Về tên gọi, theo tài liệu
hiện có, Dự thảo Luật ngày 16/10/2009, tên gọi của Luật là Luật thuế môi
trường. Trong khi đó, tại Dự thảo lần 1, Tờ trình Chính phủ và Báo cáo đánh giá
tác động của Bộ Tài chính, Luật lại có tên gọi là Luật thuế Bảo vệ môi trường.
Do vậy, cần thống nhất một tên gọi của Luật thuế này là Luật thuế Bảo vệ môi
trường, tên gọi này thể hiện rõ hơn mục tiêu của Luật là quản lý, điều tiết các
hoạt động, các sản phẩm gây ra sự ô nhiễm môi trường nhằm bảo vệ môi trường.
2.
Phương pháp đánh thuế bảo vệ môi trường
Thuế môi trường có thể được
xây dựng theo hai cách: thứ nhất, thuế đánh trực tiếp vào các hoạt động tạo ra
chất phát thải gây ô nhiễm môi trường (khí thải, nước thải, chất thải rắn); thứ
hai, thuế đánh gián tiếp vào các sản phẩm mà việc sản xuất, nhập khẩu và sử
dụng chúng sẽ gây ra những tác hại đối với môi trường. Cách đánh thuế môi
trường thứ nhất nêu trên gặp phải khó khăn rất lớn, đó là việc quản lý, xác
định mức độ ô nhiễm của từng hoạt động tạo ra chất phát thải để xác định căn cứ
tính thuế và thu thuế rất khó thực hiện ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
Cách đánh thuế thứ hai phần nào khắc phục được khó khăn trên khi đánh vào sản
phẩm gây ô nhiễm ngay từ khâu sản xuất, nhập khẩu, từ đó, có thể quản lý được
việc kinh doanh, sử dụng các sản phẩm này, tạo ý thức về gìn giữ môi trường cho
các đối tượng trong xã hội khi sản xuất, nhập khẩu, phân phối và sử dụng các
sản phẩm gây ô nhiễm này, đồng thời huy động được nguồn thu góp phần giải quyết
các vấn đề về môi trường. Việc đề xuất xây dựng Luật thuế Bảo vệ môi trường
theo cách thứ hai như trong Dự thảo là hợp lý trong điều kiện hiện nay ở Việt
Việc đánh thuế vào các sản
phẩm này chắc chắn trong thời gian đầu sẽ tạo ra những biến động về giá của các
sản phẩm chịu thuế, gánh nặng đối với người tiêu dùng các sản phẩm này sẽ tăng
lên và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, các sản
phẩm này đều có các tác hại nhất định đối với môi trường, việc đánh thuế BVMT
vào các sản phẩm này sẽ có tác dụng hạn chế việc sản xuất, sử dụng các sản phẩm
này, các gánh nặng mà người sử dụng và người sản xuất phải gánh chịu sẽ thành
một phần chủ yếu của nguồn thu ngân sách và được sử dụng vào mục tiêu bảo vệ
môi trường. Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc người nào gây ô nhiễm môi
trường sẽ phải nộp thuế BVMT. Còn đối với năng lực cạnh tranh của nền kinh tế,
đặc biệt là sản xuất hàng hóa xuất khẩu, tác động ban đầu của thuế này sẽ làm
giảm khả năng cạnh tranh do giá thành sẽ tăng lên. Nhưng xét trong xu thế phát
triển chung của kinh tế thế giới, đặc biệt là các đòi hỏi nghiêm ngặt về mức độ
sạch, thân thiện với môi trường, mức độ vệ sinh, an toàn của thực phẩm, các
tiêu chuẩn về môi trường của các quốc gia đối với các sản phẩm xuất khẩu của
Việt Nam, trong lâu dài, tác động của thuế BVMT sẽ mang lại sự bền vững trong
phát triển kinh tế, tạo ra lòng tin đối với người sử dụng sản phẩm Việt Nam
trên toàn cầu và củng cố được năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
3.
Phạm vi áp dụng
3.1. Đối tượng chịu thuế
Về nguyên tắc, các sản phẩm
nào mà việc sản xuất, khai thác, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng chúng có gây
tác hại đến môi trường đều thuộc diện chịu thuế BVMT. Tuy nhiên, không phải
trong bất cứ điều kiện nào, nguyên tắc trên cũng có thể thực hiện được. Việc
xác định đối tượng chịu thuế BVMT phụ thuộc nhiều vào khả năng quản lý, kiểm
soát, đánh giá và thực thi chính sách về chuyên môn kỹ thuật, về hành chính,
kinh tế và tài chính. Chúng tôi đồng tình với quy định của Dự thảo Luật khi chỉ
lựa chọn một số hạn chế loại sản phẩm có sản lượng lớn, tác động chung trên
diện rộng, tác động xấu đến môi trường rõ rệt khi sử dụng và có thể quản lý thu
thuế được. Chúng tôi cũng đồng ý với các sản phẩm đưa vào diện chịu thuế trong
Dự thảo Luật. Tuy nhiên, liên quan đến hai nhóm sản phẩm đang có nhiều ý kiến
khác nhau, chúng tôi xin góp ý như sau:
-
Nhóm sản phẩm là thuốc bảo vệ thực vật: rõ ràng, các chất hóa học được dùng trong hoạt động sản
xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu và các loại hóa chất khác (chất
kích thích tăng trưởng, chất bảo quản) đều có gây tác hại đến môi trường đất,
môi trường nước, môi trường không khí và gây tác hại cho sức khỏe của con
người. Hơn nữa, các loại thuốc này không chỉ gây độc hại trong quá trình sử
dụng mà cón có thể gây độc hại ngay trong quá trình sản xuất, cất trữ. Chính vì
vậy, cần phải đưa thêm các sản phẩm này vào diện chịu thuế. Quy định như thế sẽ
đảm bảo quản lý và điều tiết được tất cả các loại chất hóa học độc hại đối với
môi trường này và tác dụng bảo vệ môi trường của thuế sẽ được rõ rệt hơn, thể
hiện ở chỗ khuyến khích sử dụng các công nghệ sản xuất sạch, an toàn, hạn chế
sử dụng các sản phẩm độc hại trong sản xuất nông nghiệp. Việc đánh thuế BVMT
vào các sản phẩm này sẽ làm cho gánh nặng đối với người nông dân sẽ tăng lên,
Nhà nước có thể xử lý vấn đề này bằng những sự hỗ trợ hợp lý cho người nông dân
trong quá trình sản xuất.
-
Nhóm sản phẩm năng lượng thủy điện, nhiệt điện, điện hạt nhân: đây là loại sản phẩm có thể được sản
xuất ra từ các sản phẩm đã chịu thuế BVMT (nhiệt điện, khí thiên nhiên) hoặc được
sản xuất từ các nguồn năng lượng tái sinh (sức gió, mặt trời, thủy điện, khí
sinh học). Theo chúng tôi, hiện tại sẽ không đánh thuế vào loại sản phẩm này,
bởi vì: thứ nhất, các tác hại về môi trường của quá trình sản xuất loại sản
phẩm này không lớn (điện từ các nguồn năng lượng tái sinh); thứ hai, sản phẩm
đầu vào để sản xuất sản phẩm này đã chịu thuế BVMT (nhiệt điện, điện từ khí
thiên nhiên); thứ ba, hiện nay ở Việt Nam áp dụng bảng giá điện tăng lũy tiến
theo sản lượng tiêu thụ, do vậy đã có tác dụng khuyến khích sử dụng điện tiết
kiệm, có hiệu quả. Chính vì thế, không nên đánh thuế vào điện năng mà tiếp tục quản
lý, xây dựng mức giá điện hợp lý có tính mức lũy tiến theo sản lượng tiêu thụ
sẽ có tác dụng sử dụng hợp lý điện, hạn chế ô nhiễm môi trường; số thu phụ trội
trên giá điện này cần được sử dụng một phần vào mục tiêu bảo vệ môi trường;
đồng thời tăng cường công tác quản lý sản xuất, sử dụng điện và các vấn đề kỹ
thuật trong xử lý chất thải do việc sản xuất, sử dụng điện gây ra.
3.2. Người nộp thuế:
Theo tinh thần của Dự thảo Luật
và đảm bảo tính thống nhất trong các quy định tại các nội dung khác, Điều 3 Dự
thảo Luật quy định về Người nộp thuế nên thay Người nộp thuế BVMT là “tổ chức,
cá nhân sản xuất, kinh doanh sản
phẩm thuộc đối tượng chịu thuế” thành “tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất,
nhập khẩu sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế”.
3.3. Đối tượng không chịu
thuế:
Chúng tôi đồng ý với quy
định trong Dự thảo Luật, tuy nhiên trong các văn bản quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành cần phải quy định rõ hơn trường hợp nào các sản phẩm nói trên được
coi là sản phẩm thân thiện với môi trường
để thuộc diện không chịu thuế BVMT.
4.
Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế
Thuế bảo vệ môi trường nên
được tính theo mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị vật lý của đối tượng chịu
thuế như trong dự thảo Luật. Nhưng khi mức thuế được xây dựng là mức tuyệt đối thì
không còn gọi là thuế suất như trong dự thảo nữa, mặt khác việc quy định căn cứ
tính thuế sẽ khác với quy định về phương pháp tính thuế. Do vậy, tại Điều 5 Dự
thảo Luật nên thay câu “Căn cứ tính thuế
môi trường là số lượng sản phẩm sản xuất bán ra hoặc nhập khẩu nhân với thuế suất” bằng câu “Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là
số lượng đơn vị sản phẩm chịu thuế sản xuất bán ra hoặc nhập khẩu và mức thuế
tuyệt đối trên một đơn vị sản phẩm”.
Về mức thuế tuyệt đối trên
một đơn vị sản phẩm, chúng tôi đồng tình với các nguyên tắc xây dựng biểu khung
mức thuế BVMT và nguyên tắc xác định mức thuế tuyệt đối cho từng sản phẩm ở
từng thời kỳ khác nhau như trong Dự thảo Luật. Tuy nhiên, cần có giải trình cụ
thể hơn việc quy định mức tối đa cho các sản phẩm đang chịu thuế BVMT (30% giá
bán chưa thuế GTGT), trong khi các sản phẩm khác tối đa là 10% giá bán.
Để xác định được số thuế
phải nộp, Luật nên quy định rõ phương pháp tính thuế. Cụ thể, thuế BVMT phải
nộp bằng (=) số lượng đơn vị sản phẩm tính thuế nhân (x) với mức thuế tuyệt đối
trên một đơn vị sản phẩm.
5.
Các vấn đề khác:
Luật thuế Bảo vệ môi trường
là một sắc thuế mới, có mối quan hệ với các sắc thuế khác như: Thuế Nhập khẩu,
Thuế Tài nguyên, Thuế Tiêu thụ đặc biệt và các khoản Phí hiện hành liên quan
đến bảo vệ môi trường. Do vậy, trong quá trình ban hành Luật thuế BVMT nói
riêng, hoàn thiện hệ thống thuế nói chung, cần nghiên cứu tạo ra sự đồng bộ,
thống nhất giữa các sắc thuế, khoản phí, tránh sự trùng lặp, chống chéo. Cụ
thể:
- Hiện tại, thuế TTĐB đã có
các quy định đánh thuế đối với các sản phẩm là thuốc lá và các chế phẩm từ cây
thuốc lá, xăng và các chế phẩm pha chế xăng cả ở khâu sản xuất trong nước và
khâu nhập khẩu. Một mục tiêu quan trọng của thuế TTĐB khi đánh vào các sản phẩm
này là hạn chế việc sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng các sản phẩm gây ô nhiễm
môi trường và gây tác hại cho sức khỏe con người. Như vậy, xét trên góc độ đó,
việc đánh thuế BVMT vào các sản phẩm này sẽ có sự trùng lặp với thuế TTĐB. Do
đó, cần cân nhắc và tách bạch cụ thể các mục tiêu của từng sắc thuế khi cùng
đánh vào các sản phẩm này.
- Các khoản phí nhằm mục
đích BVMT hiện nay ở Việt
Về quản lý nguồn thu từ
thuế BVMT, cần có quy định cụ thể hơn về tỷ lệ điều tiết nguồn thu giữa NSTW và
NSĐP, cơ chế quản lý và sử dụng nguồn thu ở các cấp. Mục đích chính của nguồn
thu từ thuế BVMT là ưu tiên sử dụng cho mục tiêu bảo vệ môi trường, do đó có
thể coi đây là một loại thuế chuyên dùng nên các quy định về quản lý, sử dụng
nguồn thu này phải rất cụ thể, rõ ràng./.