Góp ý của tiến sỹ Nguyễn Thị Thương Huyền-HV

Thứ Ba 09:42 23-05-2006
Góp ý dự thảo hướng dẫn thi hành Nghị định 109 về đăng ký kinh doanh

Để phù hợp với nội dung, tính chất của một “thông tư” đã được qui định trong Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật cũng như để phù hợp với tên gọi của thông tư là “Thông tư hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo qui định tại Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh”, tôi có một số góp ý sau:

1. Không nên viết lại những gì đã được qui định cụ thể tại Nghị định. Những gì đã được qui định chi tiết cụ thể trong nghị định thì thông tư chỉ cần hướng dẫn: theo qui định tại tiết nào, khoản mấy, điều bao nhiêu của nghị định là đủ. Điều này sẽ giảm thiểu được tính trùng lắp giữa Nghị định và thông tư, theo đó độ dài không cần thiết của thông tư sẽ không tồn tại, sự trong sáng minh bạch của thông tư sẽ được đảm bảo và điều đáng nói hơn là đảm bảo sự đúng nghĩa của một thông tư hướng dẫn.

Thực tế cho thấy, trong dự thảo thông tư đã lặp đi lặp laị quá nhiều nội dung đã được qui định cụ thể tại nghị định (khi thì chép lại nguyên xi, khi thì thay đổi trật tự, khi thì thay đổi câu chữ, có khi chép lại nhưng không đầy đủ).

Chẳng hạn, mục 2. Hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh những ngành, nghề phải có vốn pháp định, phải có chứng chỉ hành nghề, đã được quy định chi tiết tại điều 12 Nghị định 109 nên Thông tư chỉ cần quy định "Hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh những ngành, nghề phải có vốn pháp định, phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của điều 12 Nghị định 109;

Mục 4 a) Người thành lập doanh nghiệp lập và nộp một bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh quy định cho từng loại hình doanh nghiệp theo, đã được quy định tại khoản 1, điều 13 Nghị định 109;

Mục 5 a) Đăng ký lập chi nhánh, văn phòng đại diện có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, nên bỏ đoạn “Đối với chi nhánh kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo thông báo phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của ít nhất một trong số nhưng người làm việc tại chi nhánh.

- Đối với công ty kèm theo thông báo phải thêm có bản sao hợp lệ:
+ Công ty TNHH có hai thành viên trở lên: Quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
+ Công ty cổ phần: Quyết định và biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
+ Công ty TNHH một thành viên: Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
+ Công ty hợp danh: Quyết định và biên bản họp của các thành viên hợp danh về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện, vì đã được quy định ở khoản 1, khoản 2, điều 14 Nghị định 109;

Mục 5 cool.gif Đăng ký lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính:
Nên bỏ “Đối với chi nhánh kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo thông báo phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của ít nhất một trong số những người làm việc tại chi nhánh.
- Đối với công ty phải có thêm bản sao hợp lệ:
+ Công ty TNHH có hai thành viên trở lên: Điều lệ, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
+ Công ty cổ phần: Điều lệ, quyết định và biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
+ Công ty TNHH một thành viên: Điều lệ và quyết định của chủ sở hữu công ty về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
+ Công ty hợp danh: Điều lệ, quyết định và biên bản họp của các thành viên hợp danh về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện”. Vì đã được quy định ở khoản 1, khoản 2, điều 14 Nghị định 109;

Mục 6. Đăng ký bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh. Nên bỏ - Nếu ngành, nghề đăng ký bổ sung là ngành, nghề phải có vốn pháp định, thì phải có thêm xác nhận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định được xác định theo quy định của luật, pháp lệnh và nghị định quy định về vốn pháp định hoặc chứng chỉ hợp pháp chứng minh về số vốn của doanh nghiệp.

- Nếu ngành, nghề đăng ký bổ sung là ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề quy định đối với từng loại hình doanh nghiệp nêu tại tiết b điểm 2 Mục này.

- Đối với công ty kèm theo thông báo, công ty phải có thêm bản sao hợp lệ:
+ Công ty TNHH có hai thành viên trở lên: Quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
+ Công ty cổ phần: Quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
+ Công ty TNHH một thành viên: Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
+ Công ty hợp danh: Quyết định và biên bản họp của các thành viên hợp danh về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh vì đã được quy định ở khoản 1, điều 15 Nghị định 109;

Mục 7. Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp,
a) Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh:
Nên bỏ" - Đối với công ty kèm theo thông báo, công ty phải có thêm bản sao hợp lệ:
+ Công ty TNHH có hai thành viên trở lên: Quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty.
+ Công ty cổ phần: Quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty.
+ Công ty TNHH một thành viên: Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty.
+ Công ty hợp danh: Quyết định và biên bản họp của các thành viên hợp danh về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty” vì đã được quy định ở khoản 1, điều 16 Nghị định 109

Tương tự cool.gif Đăng ký chuyển địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh:

“- Đối với công ty kèm theo thông báo, công ty phải có thêm bản sao hợp lệ:
+ Công ty TNHH có hai thành viên trở lên: Điều lệ, danh sách thành viên, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty.
+ Công ty cổ phần: Điều lệ, danh sách cổ đông sáng lập, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty.
+ Công ty TNHH một thành viên: Điều lệ, quyết định của chủ sở hữu công ty về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty.
+ Công ty hợp danh: Điều lệ, danh sách thành viên hợp danh, quyết định và biên bản họp của các thành viên hợp danh về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty.” đã được quy định ở khoản 2, điều 16 Nghị định 109 cũng nên bỏ.

Mục 8. Đăng ký đổi tên doanh nghiệp
“Đối với công ty kèm theo thông báo, công ty phải có thêm bản sao hợp lệ:
- Công ty TNHH có hai thành viên trở lên: Quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc đổi tên công ty.
- Công ty cổ phần: Quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc đổi tên công ty.
- Công ty TNHH một thành viên: Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc đổi tên công ty.
- Công ty hợp danh: Quyết định và biên bản họp của các thành viên hợp danh về việc đổi tên công ty.” đã được quy định ở khoản 1, điều 17 Nghị định 109, vì vậy cũng nên bỏ;

Mục 9. Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
a) Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH, công ty cổ phần:
Nên bỏ "Kèm theo thông báo, công ty phải có thêm bản sao hợp lệ:
+ Đối với công ty TNHH có hai thành viên trở lên: Quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty.
+ Đối với công ty cổ phần: Quyết định và biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty.
+ Công ty TNHH một thành viên: Quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc của Hội đồng quản trị đối với công ty có tổ chức theo mô hình Hội đồng quản trị về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty.”, vì đã được quy định ở khoản 2, điều 18, Nghị định 109;

Mục 10. Đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân và vốn điều lệ của công ty
“- Đối với công ty kèm theo thông báo, công ty phải có thêm bảng cân đối tài sản của công ty tại thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ (trường hợp đăng ký giảm vốn điều lệ) và bản sao hợp lệ:
+ Đối với công ty TNHH có hai thành viên trở lên: Quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ.
+ Đối với công ty cổ phần: Quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi vốn điều lệ.
+ Công ty TNHH một thành viên: Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc thay đổi vốn điều lệ.
+ Công ty hợp danh: Quyết định và biên bản họp của các thành viên hợp danh về việc thay đổi vốn điều lệ.

- Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định, khi đăng ký giảm vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc giảm vốn điều lệ đối với công ty, thì mức vốn đăng ký sau khi giảm không được thấp hơn mức vốn pháp định áp dụng đối với ngành, nghề đó.”. Nên bỏ vì đã được quy định ở khoản 2 và khoản 3, điều 19 Nghị định 109.

Mục 11. Đăng ký thay đổi thành viên công ty TNHH có hai thành viên trở lên, thành viên góp vốn công ty hợp danh
a) … Nên bỏ "Kèm theo thông báo phải có quyết định và bản sao biên bản họp của hội đồng thành viên về việc tiếp nhận thêm thành viên mới, giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên được tiếp nhận vào công ty, xuất trình bản chính sổ hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên được tiếp nhận; đối với thành viên là tổ chức nước ngoài, phải có thêm bản sao hợp lệ giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; đối với thành viên là cá nhân người nước ngoài phải có thêm bản sao hộ chiếu còn hiệu lực của người đó." đã được quy định ở tiết a, khoản 2, điều 20 Nghị định 109;

Tương tự cool.gif... nên bỏ” Kèm theo thông báo phải có hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng, có xác nhận của công ty; xuất trình bản chính sổ hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên mới... đã được quy định ở tiết b, khoản 2, điều 20 Nghị định 109;

Tương tự, c)... Kèm theo thông báo phải có bản sao các giấy tờ chứng thực việc thừa kế; xuất trình bản chính sổ hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên được thừa kế. Nên bỏ... đã được quy định tại tiết c, khoản 2, điều 20 Nghị định 109;

Mục 17. Thông báo doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động
“Đối với công ty kèm theo thông báo, công ty phải xuất trình bản sao hợp lệ:
+ Đối với công ty TNHH có hai thành viên trở lên: Quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc công ty tạm ngừng hoạt động.
+ Đối với công ty cổ phần: Quyết định và biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc công ty tạm ngừng hoạt động.
+ Công ty TNHH một thành viên: Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc công ty tạm ngừng hoạt động.
+ Công ty hợp danh: Quyết định và biên bản họp của các thành viên hợp danh về việc công ty tạm ngừng hoạt động.” Nên bỏ, vì đã được quy định ở điều 22 nghị định 109;

2. Không nên quy định thêm những gì trái với Nghị định, để đảm bảo nguyên tắc pháp chế, cụ thể nên bỏ "cool.gif Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh có thể yêu cầu người đăng ký kinh doanh xuất trình các loại giấy tờ sau đây nếu xét thấy cần thiết:

- Đối với cá nhân:
+ Người trực tiếp đăng ký kinh doanh: Bản chính sổ hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
+ Người được uỷ quyền: Bản chính sổ hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu và giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng.
+ Người quản lý công ty, người đại diện theo pháp luật: Nộp bản chụp sổ hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

- Đối với tổ chức:
+ Doanh nghiệp nhà nước: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án góp vốn vào công ty.
+ Công ty TNHH có hai thành viên trở lên: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc cho phép công ty tham gia góp vốn.
+ Công ty cổ phần: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông hoặc giấy tờ khác theo quy định tại điều lệ công ty về việc cho phép công ty tham gia góp vốn.
+ Công ty TNHH một thành viên: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc giấy tờ khác theo quy định tại điều lệ công ty về việc cho phép công ty tham gia góp vốn.
+ Công ty hợp danh: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định và biên bản họp của các thành viên hợp danh về việc cho phép công ty tham gia góp vốn.
+ Hợp tác xã: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; nghị quyết và biên bản họp của Đại hội xã viên hoặc giấy tờ khác theo quy định tại điều lệ hợp tác xã về việc cho phép hợp tác xã tham gia góp vốn.
+ Đối với các cơ quan hành chính nhà nước mà trong ngân sách có nhiệm vụ chi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 và điểm b khoản 1 Điều 33 Luật Ngân sách Nhà nước được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2002: Giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền về việc chi cho góp vốn.
+ Đối với tổ chức chính trị, chính trị xã hội: Giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền về việc cho phép tổ chức chính trị, chính trị xã hội tham gia góp vốn.
+ Đối với các hiệp hội khác: Giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập, hoạt động và giấy tờ của cơ quan này về việc cho phép hiệp hội tham gia góp vốn.”
Vì đối lập với quy định của Điều 12 và Điều 13, Nghị định 109 về điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hơn nữa thế nào là "có thể" và thế nào là "nếu xét thấy cần thiết".

3. Nên bỏ mục III. Tên doanh nghiệp của thông tư vì đã được quy định chi tiết cụ thể tại chương III của Nghị định 109, hơn nữa, để phù hợp với tên của Thông tư là "Thông tư Hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh"

4. Cần sử dụng thuật ngữ thống nhất trong thông tư như "Bản chụp", "Bản sao"
Tiến sỹ Nguyễn Thị Thương Huyền

Các văn bản liên quan