Góp ý của VCCI Hải Phòng

Thứ Ba 09:43 23-05-2006
Tổng hợp các ý kiến góp ý về Dự thảo Thông tư hướng dẫn Đăng ký kinh doanh (Hải Phòng)

Hiện nay thực trạng thời gian làm thủ tục thành lập doanh nghiệp phải đi qua các bước sau:

1/ Tại Sở KHĐT
Khi Doanh nghiệp nộp đầy đủ bộ hồ sơ theo quy định thì nhận được giấy hẹn sau 15 ngày đến nhận Giấy Đăng ký kinh doanh
2/ Sau khi có Giấy Đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải đến Sở Công An làm thủ tục xin giấy phép khắc dấu (Sở Công An Hải Phòng chỉ tiếp nhận làm thủ tục khắc dấu 2 ngày trong tuần: Thứ 3 và thứ 5).
- Sau khi nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép khắc dấu doanh nghiệp nhận được giấy hẹn sau 1 tuần (7 ngày) đến nhận Giấy phép khắc dấu.
- Có Giấy phép khắc dấu, Doanh nghiệp mang đến các cơ sở khắc dấu và nhận giấy hẹn nhận dấu sau 1 tuần (7 ngày) tại Sở Công An.
3/ Tại các Chi cục thuế
- Doanh nghiệp phải mang bản sao Giấy Đăng ký kinh doanh đến các Chi cục thuế để nhận tờ khai xin cấp mã số thuế và kê khai sau đó nộp lại để chờ được cấp mã số thuế.
Sau khi có được mã số thuế thì doanh nghiệp mới thực sự hoàn thành các thủ tục Đăng ký kinh doanh. Như vậy nhanh nhất là sau 1 tháng mới doanh nghiệp mới hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh nếu không có những yếu tố tạo sự linh động của các cán bộ công chức.

Trong toàn bộ Dự thảo Thông tư hoàn toàn không đề cập đến vấn đề “Cơ quan cấp Đăng ký kinh doanh phối hợp với Sở Công an, Chi cục thuế trong việc rút ngắn thời gian, trình tự làm thủ tục Đăng ký. Nếu được, mã số thuế chính là Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.” Mục I., điểm 4., tiết đ), (tiết đ) thứ 2 = e)) quy định trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ ĐKKD Phòng ĐKKD phải thông báo những giấy tờ còn thiếu hoặc không hợp lệ. Như vậy nếu sau 7 ngày mà không có thông báo gì thì đương nhiên Phòng ĐKKD phải cấp Giấy chứng nhận ĐKKD. Vậy sau 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng ĐKKD nên cấp giấy Giới thiệu cho doanh nghiệp để doanh nghiệp đến Sở CA làm thủ tục khắc dấu.


Mục I.
Điểm 2. tiết cool.gif Chưa quy định trường hợp nếu doanh nghiệp chỉ có duy nhất một người có chứng chỉ hành nghề nhưng rút vốn, nghỉ việc (bỏ việc, bị sa thải), chết, thay đổi quốc tịch, mất năng lực hành vi dân sự … thì doanh nghiệp phải thay đổi như thế nào hay là đương nhiên doanh nghiệp vẫn được hoạt động trong trương hợp như vậy???

Điểm 4., tiết đ) quy định trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng ĐKKD cấp Giấy cho doanh nghiệp là không thoả đáng và kéo dài thời gian vì cũng tại điểm này tiết e) quy định trong thời hạn 7 ngày thì Phòng ĐKKD cũng phải thông báo những chứng từ thiếu, không hợp lệ phải sửa đổi bổ sung. Như vậy sau 7 ngày là Phòng ĐKKD đã quyết định là bộ hồ sơ hợp lệ, vậy cần thêm 8 ngày nữa để làm các thủ tục không cần thiết khác???

Cũng tại điểm này, việc quy định trong vòng 7 ngày, trong vòng 15 ngày không phù hợp vì có thể trong những trường hợp như dịp nghỉ lễ tết Nguyên Đán : theo Luật lao động thì Phòng ĐKKD được nghỉ 4 ngày giả sử thêm hai ngày thứ bảy, chủ nhật liền kề hoặc trùng thì tổng số ngày nghỉ là 6 ngày. Nếu như vậy thì ngay trong ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ, Phòng ĐKKD phải thông báo cho doanh nghiệp là hồ sơ thiếu, sai, … Như vậy không mang tính khả thi. Do vậy toàn bộ Thông tư nên quy định theo ngày làm việc.

Trong thông tư nên quy định: khi cán bộ Phòng ĐKKD tiếp nhận hồ sơ phải đối chiếu các chứng từ hợp lệ theo Điều 1. Mục I. Như vậy sau này Phòng ĐKKD chỉ phải thông báo các nội dung của Giấy tờ không phù hợp hay cần sửa đổi

Nếu theo tinh thần như vậy thì thời hạn cấp Giấy trong vòng 7 ngày làm việc là phù hợp. Và các trường hợp khác trong Thông tư cũng chỉ nên quy định dưới 7 ngày làm việc.

Điểm 5. tiết e) Không quy định cụ thể thời gian Phòng ĐKKD phải đổi lại Giấy cho doanh nghiệp (rất nhiều tiết trong thông tư không quy định điều này).

Điểm 7. tiết cool.gif Không nên quy định việc doanh nghiệp sau khi được Cấp Giấy mới mới mang điểm cũ đến trả cho Phòng ĐKKD mà nên quy định là khi gửi thông báo đến Phòng ĐKKD đã cấp kèm theo thông báo là bản chính Giấy. Vì sau đó Doanh nghiệp đã chuyển đến một thành phố, hoặc tỉnh khác rất khó khăn trong việc thu hồi Giấy ĐKKD đã cấp.

Điểm 11. tiết a) cần bổ xung thêm Danh sách thành viên góp vốn mới theo mẫu MDS-1. Vì khi này tỉ lệ góp vốn có sự thay đổi.
Điểm 11. tiết cool.gif cần bổ xung thêm Quyết định của HĐTV về việc kết nạp thành viên mới và Danh sách thành viên góp vốn mới theo mẫu MSD-3.
Điểm 11. tiết c) Chưa quy định các trường hợp thừa kế sau:

- Người được thừa kế là các tổ chức chính trị xã hội theo di chúc hoặc ý nguyện của người sở hữu. (Trường hợp này phổ biến ở các nước phát triển và ở Việt Nam cũng có thể có)
- Người sở hữu lập di chúc cho nhiều cá nhân được hưởng thừa kế (nên bổ xung thêm danh sách thành viên góp vốn mới)
- Người hưởng thừa kế không có chứng chỉ hành nghề trong công ty hợp danh.

Điểm 12 và Điểm 13. Chưa quy định đối với trường hợp những ngành nghề phải có vốn pháp định, kinh doanh có điều kiện, có chứng chỉ hành nghề. Vì khi chia, tách, các công ty mới vốn đăng ký sẽ giảm, cũng như có thể không đáng ứng được các điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện và một trong các công ty mới có thể không có chứng chỉ hành nghề đối với các chức danh quan trọng.

Mục III
Điểm 2. tiết d) Nên bổ xung thêm Tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên của doanh nghiệp đã đã đăng ký trước bởi các danh từ địa danh như “Hải Phòng”, “Hà Nội” (Cty TNHH Bảo Phát Hải Phòng với Cty TNHH Bảo Phát), …..

Thông tư này nên quy định về việc không đặt tên trùng trên toàn quốc hiện nay thay cho việc đặt tên trùng trong phạm vi một tỉnh, thành phố hiện nay.

Các văn bản liên quan