Góp ý của ông Nguyễn Văn Châu – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội tư vấn xây dựng Việt Nam

Thứ Ba 15:44 16-07-2013

GÓP Ý KIẾN DỰ THẢO LUẬT XÂY DỰNG

_______________________

 Nguyễn Văn Châu

Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký

Hiệp hội tư vấn xây dựng Việt Nam

I.                  Những vấn đề chung

1.     Về dự thảo Luật lần này bổ sung những nội dung mới và Luật là cần thiết.

Tuy vậy ngôn từ dùng trong dự thảo cần trau chuốt, viết ngắn gọn và dùng từ chuẩn xác.Luật Xây dựng (năm 2003) viết tương đối chuẩn hơn bản dự thảo lần này.

2.     Về “Đối tượng điều chỉnh”Luật Xây dựng phải điều chỉnh mọi đối tượng (tổ

chức,cá nhân) và hành vi (hoạt động xây dựng) trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam.

3.     Cần xác định rõ các chủ thể: “Chủ đầu tư xây dựng”(đại diện chủ đầu tư xây

dựng),“người quyết định đầu tư” và “người có thẩm quyền quyết định đầu tư”:

-         Về “Chủ đầu tư”: phải khẳng định là Chủ đầu tư là “Chủ sở hữu” của dự án,

côngtrình.Đối với dự án đầu tư xây dựng, công trình xây dựng vốn ngân sách thì Chủsở hữu là của toàn dân,Chính phủ, các Bộ, ngành và UBND các cấp không phỉa là Chủ sở hữu mà chỉ là đại diện Chủ sở hữu để quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình (XDCT).

Nhầm lẫn khái niệm trên, Luật sẽ quy định sai bản chất về “quyền và nghĩa vụ”của Chính phủ, các Bộ, ngành, UBND các cấp và quyền của Dân trong quản lý đầu tư xây dựng.

Trong Dự thảo Luật xây dựng nêu quá nhiều quyền của Chính phủ, các Bộ, ngànhvàUBND các cấp trong khi đó vai trò của Nhân dân (chủ sở hữu) còn lờ mờ, chưa rõ ràng, chính những quy định“lầm tưởng” này mà đẻ ra cơ chế xin cho, quan liêu, bao cấp và tham nhũng trong hoạt động đầu tư xây dựng và quản lý đầu tư xây dựng.

Tương tự như vậy với Vốn đầu tư trong các doang nghiệp nhà nước xưa nay

cũng bịhiểuchưa đúng:Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc các Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty được trao các quyền quyết định đầu tư xây dựng mặc dù về bản chất thì họ không phải chủ sở hữu thật sự,nhưng họ vẫn có quyền quyết định và kiếm chác dựa trên quyết định của mình.

          Về “người quyết định đầu tư” và “người có thẩm quyền quyết định đầu tư”, hai cụm từ này cùng một nghĩa hay hai nghĩa. Bất luận, “người quyết định đầu tư” hay “người có thẩm quyền quyết định đầu tư” phải là Chủ sở hữu, các đối tượng khác ngoài “chủ sở hữu” chỉ là “đại diện chủ sở hữu”. Như vậy, sẽ hiểu rằng đã là “đại diện chủ sở hữu” thì trước khi quyết định đầu tư phải xin ý kiến “chủ sở hữu” và càngkhông có việc “đại diện chủ sở hữu” lại hành hoặc làm khó “chủ sở hữu”.Quyết định đầu tư phải thể hiện ý chí của Chủ sở hữu.

          Lâu nay chúng ta xa nguyên tắc “dân làm chủ”, quá đề cao quyền của các cơ quan chính quyền và doanh nghiệp quản lý vốn, ngân sách nhà nước, chúng ta dựng lên cơ chế quan liêu, cửa quyền và hình thành hệ thống quản lý quan liêu theo cơ chế cửa quyền. Thực tế, cơ chế này chỉ tạo ra các “quyền”,  khôngbao giờ quy được trách nhiệm cho bất cứ ai và bất cứ tổ chức cấp nào.

          Chủ đầu tư tư nhân họ thực sự là chủ sở hữu, nếu quyế định đầu tư không đúng, họ phải bán cả sản nghiệp thậm chí cả sinh mạng của mình.

          Mong rằng dự thảo Luật XD lần này không đi vào quỹ đạo trên.

4.     Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng

Dự thảo ghi:“Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng bao gồm: Chính phủ; Bộ Xây dựng; các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Ủy ban nhân dân các cấp”.

Chính phủ, các Bộ…UBND các cấp thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng và việc quản lý xây dựng chỉ là một trong các nhiệm vụ trên. Phải xem xét vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo… và các Tổ chức như: Đảng Cộng sản Việt nam, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân… có tham gia vào quản lý đầu tư xây dựng không?

Một ví dụ nhỏ: vừa qua Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng quyết định cho phép đầu tư, xây dựng các cơ sở dịch vụ tại Chùa Dơi, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận vi phạm quy chế làm việc của tỉnh ủy.

Kiến nghị: Nên giao việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng của các Bộ, ngành về chính các Bộ, ngành đó quản lý và chịu trách nhiệm. Những dự án đầu tư xây dựng mang tính quốc gia thì Chính phủ giao Bộ Xây dựng hoặc các Bộ chuyên ngành quản lý.

Nhiều năm qua, vì mơ hồ các quyền này nên nhiều cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, Bộ, ngành và tập thể lãnh đạo cứ tự cho mình có quyền nên ra các quyết định đầu tư, cho phép đầu tư gây tổn hại lớn cho đất nước.

Nội dung này liên quan tới các Điều 9, 10 và 11 và các Chương III, Chương IV, chương V và chương VI của dự thảo Luật.

II.               Nội dung các Điều

Điều 2.Đối tượng áp dụng

Nên viết gọn và tách bạch hai ý riêng biệt:

“Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Luật này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.”

Điều 3.Giải thích từ ngữ

Đã dùng từ “quá trình” thì nên chuần theo các bước đầu tư xây dựng:

-         Khoản 1. “1. Hoạt động đầu tư xây dựnglà quá trình bỏ vốn và tiến hànhcác hoạt động: Lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng, Khảo sát xây dựng và giám sát khảo sát xây dựng, Thiết kế xây dựng công trình, Thi công xây dựng công trình và giám sát thi công xây dựng công trình, Quản lý dự án dầu tư xây dựng công trình và các hoạt động khác liên quan đầu tư xây dựng”

-         Khoản 9. Quy hoạch xây dựng

Dự thảo Luật: “Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng­, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trư­ờng. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh”.

Định nghĩa như trênchưa đúng bản bản chất việc Lập quy hoạch xây dựng.

-         Khoản 25 và 26: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khảthi.

Tôi ủng hộ việc dùng các cụm từ này vì phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng cần xem lại và dùng chuẩn từ ngữ Việt Nam. Cụm từ “tiền khả thi” theo tiếng việt thì không có nghĩa gì cả, cụm từ “Báo cáo nghiên cứ khả thi” còn hiểu tạm được.Nguyên lai thời SCCI, khi hội nhập chúng ta du nhập một số công việc của nước ngoài, từ ngữ dịch phiên phiến nay xem lại thấy vô nghĩa, vì vậy cần nghiên cứu đính chính cho đúng nghĩa với từ ngữ tiếng Việt.

-         Khoản 45. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng

Về Điều 6.Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn xây dựng

“ 1. Các dự án đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ban hành hoặc công nhận để áp dụng thống nhất trong hoạt động xây dựng.

2. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, việc áp dụng tiêu chuẩn phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng chấp thuận danh mục.       

3. Đối với dự án không sử dụng vốn nhà nước, việc áp dụng tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện, ngoại trừ các tiêu chuẩn được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật hoặc văn bản quy phạm pháp luật.

Kiến nghị: Việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng  cho tất các dự án và công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam không phân biệt nguồn vốn đầu tư.Các ngành phải thống nhất ban hành quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn xây  dựngngành mình.Các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam nên phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế.

Tiêu đề và nội dung của Điều này phải viết lại.

Điều 13.Đối tượng và căn cứ lập quy hoạch xây dựng

Khoản 2.Căn cứ lập quy hoạch xây dựng

“a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, quy hoạch xây dựng cấp trên đã được phê duyệt.

b) Quy hoạch ngành đã được phê duyệt.

c) Quy chuẩn về quy hoạch xây dựng và quy chuẩn ngành.

d) Tài liệu, số liệu về kinh tế - xã hội của địa phương và ngành có liên quan.”

Nên xem xét bổ sung các căn cứ: Chương trình phát triển đô thị (quốc gia), quy hoạch sử dụng đất (toàn quốc, tỉnh, thành phố), bản đồ địa hình, thủy văn, khí hậu và Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng…

Điều 41.Trình tự đầu tư xây dựng và yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng

  Dự thảo: 1.Trình tự đầu tư xây dựng

  a) Dự án đầu tư xây dựng được thực hiện theo ba giai đoạn, gồm giai đoạn chuẩn bị dự án, giai đoạn thực hiện dự án và giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào vận hành, khai thác sử dụng;

  b) Đối với dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư thì mỗi dự án thành phần có thể được quản lý, thực hiện như một dự án độc lập. Việc phân chia dự án thành các dự án thành phần do người quyết định đầu tư quyết định.

Về trình tự đầu tư xây dựng nêu tại Điểm a: Nên dùng “giai đoạn chuẩn bị đầu tư”thay “giai đoạn chuẩn bị dự án” và công việc của giai đoạn này là lập dự án đầu tư; tương tự như vậy “giai đoạn thực hiện đầu tư”mà công việc chính là thi công xây lắp công trình, giai đoạn kết thúc đầu tư, nghiệm thu đưa công trình, dự án vào khai thác, sử dụng.

Điều 43 đến Điều 47:  Về việc thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư phải đồng bộ các điều kiện:

-         Dự án đầu tư;

-         Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;

-         Phương án đền bủ giải phóng mặt bằng cho dự án.

Tránh tình trạng đơn phương phê duyệt Dự án đầu tư mà bỏ qua Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Phương án bồi thường giải phóng mặt bằng cho dự án.

Việc phân định quyền và nghĩa vụcủa “chủ đầu tư”, “người quyết định đầu

tư”… đối với dự án sử dụng vốn nhân sách đã trình bày phần trên.

Điều 50. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng

1. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng bao gồm: phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; thời gian thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; môi trường xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; rủi ro và các nội dung khác có liên quan

Quy định như dự thảo còn mơ hồ, chung chung và chưa rõ, cụ thể:

Người ta làm cái việc “quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng” chứ không làm  “quản lý dự án đầu tư xây dựng”, nghĩa của hai cụm từ trên là khác nhau. Vì vậy phải sửa lại là “quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng”.

Phạm vi, kế hoạch công việc, khối lượng công việc… công việc ở đây là gồm những việc gi? Nêu rõ nội dung công việc.

Hiện chưa có văn bản nào quy định đầy đủ nội dung quản lý thực hiệndự án đầu tư xây dựng.

Về các Điều 51,52 và 53: Quyềnvà nghĩa vụ của chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn và người quyết định đầu tư

          Như trên đã trình bày, cần phân định rỏ về quyền và nghĩa vụ của “chủ đầu tư” và “người quyết định đầu tư”.Thực tế là hai trong một, nhưng vì cơ chế quy định phân cấp nên không phân biệt ở đây ai là chủ thực sự.

Điều 54.Khảosát xây dựng

Dự thảo Luật: “1. Khảo sát xây dựng gồm khảo sát địa hình, khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa chất thuỷ văn, khảo sát hiện trạng công trình và các công việc khảo sát khác phục vụ cho hoạt động xây dựng.”

Nên dùng từ ‘khảo sát thủy văn” thay “khảo sát địa chất thủy văn”.

Điều 55. Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng

          Cần làm rõ: “nhà thầu khảo sát xây dựng” hay “ nhà thầu tư vấn khảo sát xây dựng”. Tốt nhât nên dùn cụm từ “nhà thầu khảo sát xây dựng”

Điều 60. Nội dung thiết kế xây dựng công trình

Dự thảo Luật: “Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Phương án kiến trúc;

2. Phương án công nghệ;

3. Công năng sử dụng;

4. Tuổi thọ công trình;

5. Phương án kết cấu, kỹ thuật;

6. Chỉ dẫn kỹ thuật;

7. Phương án phòng, chống cháy, nổ;

8. Phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao;

9. Giải pháp bảo vệ môi trường;

10. Quy trình bảo trì công trình xây dựng

11. Dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế xây dựng.”

Quy định như vậy không phải là nội dung thiết kế xây dựng công trình. Công năng sử dụng và phương án công nghệ nội dung giống nhau, tuổi thọ công trình… không phải là nội dung thiết kế xây dựng công trình mà được thể hiện qua nội dung thuyết minh đề án thiết kế, bản tính thiết kế, các bản vẽ kết cấu, bản vẽ tổng mặt bằng, các bản vẽ cấp điện, cấp nước, thải nước, xử lý nước thải…

Có thể nói nội dung thiết kế xây dựng gồm: Thuyết minh đồ án thiết kế, các bản tính và phần bản vẽ: các bản vẽ tổng mặt bằng (công nghệ, bố trí các hạng mục, giao thông, cấp điện, cấp nước, hệ thống thu gom và xử lý nước thải…), các bản vẽ phương án kiến trúc, các bản vẽ kiến trúc hạng mục, cấp điện, nước… và dự toán xây dựng, mua sắm thiết bị, lắp đặt thiết bị công trình.

Điều 61. Các bước thiết kế xây dựng công trình

Cần xem lại việc dùng cụm từ “thiết kế xây dựng” và “thiết kế xây dựng công trình”, nên dùng cụm từ “thiết kế xây dựng công trình” đủ nghĩa hơn.

Về các bước thiết kế xây dựng công trình: Luật xây dựng (năm 2003) đã quy định gồm ba bước: Thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. Qúa trình phát triển có nhiều thiết kế không nằm trong nội dung các bước này. Vì vậy chúng ta nên để mở, không nên đưa các quy định này vào trongLuật và nên quy định trong các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Điều 63.Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình

Về tiêu đề: nên sử dụng “Quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình”.

Quy định như dự thảo Điều này thì Chủ đầu tư không có quyền thẩm định thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công ư của dự án mà mình là chủ?

Chúng tôi kiến nghị Chủ đầu tư để đảm bảo chất lượng công trình, họ có quyền thẩm tra, thẩm định các loại, các bước thiết kế, Cơ quan quản lý nhà nước có quyền thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thậm chí cả thiết kế công nghệ nếu thấy cần thiết.

Điều 64.Nội dung thẩm định thiết kế

          Nên viết đầy đủ “Nội dung thẩm định thiết kế xây dựng công trình”.

Về nội dung thẩm định:

          Đã dùng từ thẩm định mà nội dung lại chỉ “phù hợp” thiết kế bước sau so với thiết kế bước trước thì quá đơn giản.

Kiến nghị: Nội dung thẩm định thiết kế nên quy định trong Luật làm sao đầy đủ được mà nên quy định trong các văn bản hướng dẫn thự hiệntheo từng loại dự án (xây dựng dân dụng, giao thông, công nghiệp, năng lượng, hạ tầng kỹ thuật…).

Điều 65, 66,67. Nên chuẩn hóa cách viết các cụm từ: Chủ đầu tư, nhà thầu, nhà thầu tư vấn: thiết kế, thẩm tra thiết kế…

Điều 82.Yêu cầu đối với công trường xây dựng

Dụ thảo luật: “Chủ đầu tư các công trình xây dựng phải treo biển báo tại công trường thi công xây dựng. Nội dung biển báo gồm:

1. Tên chủ đầu tư xây dựng công trình, tổng vốn đầu tư, ngày khởi công, ngày hoàn thành;

2. Tên nhà thầu thi công, tên người chỉ huy trưởng công trường;

3. Tên nhà thầu thiết kế, tên chủ nhiệm thiết kế;

4. Tên nhà thầu hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình;

5. Chủ đầu tư xây dựng công trình, chỉ huy trưởng công trường, chủ nhiệm thiết kế, nhà thầu hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình ngoài việc ghi rõ tên, chức danh còn phải ghi địa chỉ liên lạc, số điện thoại;

6. Quy mô công trình;

7. Bản vẽ phối cảnh công trình, đối với công trình dân dụng.

          Ý kiến góp ý: khoản 6 và 7 Điều này là không cần thiết trong biển báo. Từ ngữ trong sử dụng Luật cần chuẩn hơn: Nên thay từ “Treo biển báo” bằng từ “có biển báo”, cứ gì phải “treo”.

Điều 111.Các loại hợp đồng xây dựng và giá hợp đồng xây dựng

Khoản “g) Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (EPC)…”

Đề nghị xem lại Hợp đồng EPC cần hiểu đúng nghĩa về E: Công nghệ và thiết kế (không phải chỉ có thiết kế).

Xin cảm ơn.

Các văn bản liên quan