Góp ý của Ông Nguyễn Phương Bắc về báo cáo rà soát và khuyến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến doanh nghiệp

Thứ Hai 08:19 07-11-2011

Chúng tôi rất đồng tình với kết quả rà soát, nó phù hợp với thực tế và những vướng mắc của địa phương. Tuy nhiên chúng tôi bổ sung mấy ý như sau:

Trong văn bản rà soát có nêu những vướng mắc, chồng chéo giữa các văn bản luật.  Như vậy còn nhiều điều luật khác chúng ta có thể rà soát, ví dụ: có những điều luật vô nghĩa, ngô nghê, trên thực tế không thực hiện, doanh nghiệp không quan tâm thực hiện nhưng vẫn tồn tại mấy năm nay rồi, không có chế tài quy định nếu không thực hiện thì phải thế nào, trên thực tế cũng không có người xử lý, những điều luật như thế tương đối nhiều; ví dụ các doanh nghiệp gửi báo cáo tài chính lên các Cơ quan kinh doanh, khai bào ngừng nghỉ kinh doanh…. phải xử phạt, phải rút giấy phép… trên thực tế có nhiều điều luật như vậy nhưng không thực hiện, không ai xử lý. Những điều luật như vậy, ta nên xem xét có cần thiết có những điều luật dó không, quy định thực tiễn hơn để đúng mức thực hiện, có ý nghĩa trong việc quản lý.

Thứ hai, có những điều luật quy định không rõ ràng, áp dụng nhiều cách khác nhau cũng là một dạng gây khó khăn ta chưa đề cập mạnh.

Thứ ba, rà soát theo các luật, chưa tổng hợp theo nhóm vấn đề để thấy rõ hơn. Ví dụ: nhóm đất đai, đầu tư, xây dựng đến bảo vệ môi trường, nếu ta xét những luật này theo chu trình đó ta sẽ thấy vấn đề khác, cắt theo lát đó sẽ thấy vấn đề khác, và sẽ có thêm những rà soát có ý nghĩa hơn. Ví dụ hiện nay , toàn quốc có 3 nhóm địa phương có thủ tục trong việc cấp đất đai là khác nhau. Một số tỉnh, đầu tiên doanh nghiệp gửi thủ tục đến Sở Kế hoạch đầu tư, sau đó xin phép chấp thuận đầu tư và giới thiệu địa điểm. Có nơi vừa giới thiệu địa điểm vừa đồng thời cấp giấy chứng nhận đầu tư. Có nơi gửi đến Sở Tài nguyên môi trường và Sở Tài nguyên môi trường sẽ tổng hợp để tiếp nhận hồ sơ ban đầu, ví dụ ở Bắc Ninh là Sở xây dựng. Có 3 nhóm như vậy, tỷ lệ tương đương nhau, xấp xỉ mỗi loại trên dưới 20 tỉnh.

Vậy việc thực hiện ấy gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thực hiện tốt thủ tục tại 1 sở, 1 ngành, 1 bộ nhưng không thể thực hiện được tổng thể thủ tục, khi đến sở này nhớ ra phải đến thực hiện ở sở kia. Chúng ta cần có hướng nghiên cứu thêm.

Theo điều 69 Luật đất đai quy định hồ sơ đầu tiên gửi đến Cơ quan đầu tư, nhưng khi thực hiện thì cơ quan chịu trách nhiệm về đầu tư có rất nhiều cơ quan, không thể đồng nghĩa cơ quan có trách nhiệm giải quyết về đầu tư với Sở kế hoạch đầu tư. Trên thực tế các tỉnh áp dụng khác nhau là vì vậy. Hay bước giới thiệu địa điểm đồng thời với việc thu hồi đất, trên thực tế không ai thực hiện được như thế…Giới thiệu địa điểm , chấp thuận địa điểm…rất nhiều bước mới đến thông báo thu hồi đất… Vậy chúng ta có thể rà soát những vấn đề như thế và cần làm việc thêm.

Cuối cùng, ở địa phương, các doanh nghiệp chờ đợi gì sau việc rà soát này? Chúng ta có nhiều rà soát, trước đây nói cải cách, đổi mới, bây giờ, do nhiệt huyết giảm bớt…khiêm tốn hơn, dùng từ rà soát và dùng phổ biến hơn. Theo đề án 30, Chính phủ có rất nhiều Nghị quyết rà soát và Nghị quyết cụ thể cho từng Bộ, ngành, địa phương đơn giản hóa thủ tục hành chính, đó là cách làm việc theo đề án 30. Đây là 1 kết quả khác, chúng ta sử dụng kết quả như thế nào để thúc đẩy nhanh, hỗ trợ đề án 30 thực hiện Nghị quyết đã ban hành về rà soát, giải quyết, thực hiện thủ tục hành chính. Chúng tôi mong muốn kết quả đến sớm hơn vì có thể khi ta bắt tay vào sửa luật và rà soát thì lúc đó lại nảy sinh vấn đề khác. Ta cần tìm 1 kỹ thuật lập pháp, lập quy, cách thức thực hiện để những quy định được thực hiện tốt hơn.

Các văn bản liên quan