Góp ý của Ông Nguyễn Hưng Quang – VPLS NHQuang và Cộng sự

Thứ Hai 08:23 25-04-2011

GÓP Ý ĐỐI VỚI CÁC DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN

LUẬT KHOÁNG SẢN

I. NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT KHOÁNG SẢN

1. Đầu tư điều tra địa chất cơ bản

- Hoạt động điều tra cơ bản có thể không bảo đảm chất lượng nếu nhà đầu tư giữ kín những bí mật về nguồn tài nguyên khoáng sản mà họ thu thập được mà không chuyển giao thông tin cho nhà nước. Do đó, Nhà nước phải mất chi phí xây dựng tiêu chí thẩm định kết quả điều tra một cách rõ ràng làm cơ sở cho việc hoàn trả lại chi phí cho nhà đầu tư tham gia vào hoạt động này.

- Nhà nước phải mất chi phí xây dựng “cơ chế ưu tiên” đối với nhà đầu tư đã tham gia vào hoạt động điều tra cơ bản địa chất này khi họ tham gia các hoạt động khoáng sản tiếp theo (như thăm dò, khai thác…). Cơ chế ưu tiên này cần phải được công khai và bảo đảm lợi ích cao nhất cho nhà nước nếu như hoạt động thăm dò và khai thác sau đó không được đấu giá. Nếu không, nhà đầu tư sẽ cố gắng xin được điều tra cơ bản địa chất để khỏi phải đấu giá. Cơ chế ưu tiên này có thể vận dụng từ cơ chế hợp đồng BOT, BT khi nhà nước và nhà đầu tư có thể thảo luận và đàm phán với nhau về “cơ chế ưu tiên”.

- Bộ TNMT quy định tiêu chí, lựa chọn (khoản 4 Điều 10): Cần lưu ý tiêu chí lựa chọn cần phải bảo đảm được quyền bình đẳng của các doanh nghiệp và thu hút được doanh nghiệp có năng lực tham gia.

- Cần xây dựng tiêu chí khu vực đất được điều tra địa chất cơ bản – tránh xung đột lợi ích hoặc tạo cơ hội giữ đất mà không dùng cho phát triển kinh tế.

- Toàn bộ Điều 10 và Điều 11 là một có chế xin cho mà không phải xác lập theo Hợp đồng – quy trách nhiệm các bên tham gia sau này.

- Dường như cơ chế điều tra địa chất cơ bản lại tạo thành một quy trình như khảo sát khoáng sản trước đây (để khỏi phải đấu giá).

- Cần xây dựng cơ chế mua bán thông tin hoặc cơ chế buộc phải cung cấp (theo cơ chế của dầu khí).

- Cần đưa ra cơ chế xác định chi phí điều tra (ngay từ đầu) để làm cơ sở cho việc bồi thường sau này nếu nhà nước muốn chọn doanh nghiệp khác thăm dò và khai thác.

2. Một số vấn đề khác

Chương V (thủ tục hành chính)

- Cần phải lưu ý các khái niệm bản chính, bản sao, bản chứng thực (ví dụ: bản đồ phải nộp bản chính – thì loại bản đồ mua hay bản đồ kỹ thuật có đóng dấu xác nhận).

- Bản cam kết không thể là bản sao vì đây là cam kết nghĩa vụ theo hợp đồng thì không thể là bản sao

- Hợp đồng nhượng quyền thăm dò khoáng sản được công chứng (?) có nghĩa là các bên kí trước công chứng viên về hợp đồng === đây sẽ là vấn đề về năng lực công chứng viên có thể làm được điều này. Nếu là hợp đồng giản lược, mẫu thì rất rủi ro cho nhà đầu tư.

- Lãi suất của Ngân hàng Thương Mại: đây là khái niệm chung hay là một ngân hàng cụ thể (?) Lãi suất này thì sẽ áp dụng theo ngân hàng nào (?) đề nghị chỉ rõ ngân hàng tham chiếu.

Thẩm quyền của các bộ

- Điều 7: Thẩm quyền giữa các bộ: Nếu đọc nội dung thì thấy là chồng chéo giữa các bộ (như khoáng sản chung – BTNMT và khoáng sản khác – Bộ Công thương). Cần phải có ngôn ngữ phù hợp

II. NGHỊ ĐỊNH VỀ ĐẤU GIÁ

Mặc dù cơ chế Đầu thầu và đấu giá đã từng được áp dụng có thể là thành công trong ngành dầu khí nhưng Nhóm Khoáng sản cho rằng cơ chế này không phù hợp để thông qua và áp dụng rộng rãi trong ngành khoáng sản ở Việt nam vì công nghệ khai thác dầu khí không có khoảng cách khác biệt, trong khi khai thác khoảng sản thì khác biệt.

Nếu muốn đấu giá thì thì cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bào rằng các thông tin về các mỏ đó là đầy đủ, có thực và được công bố công khai, các cơ chế chính sách áp dụng cho việc đấu giá các mỏ đó cũng phải rõ ràng, được xây dựng đầy đủ, và các Bên tham gia đấu giá có đủ thời gian để nghiên cứu về trữ lượng, phương án khai thác…

Nhấn mạnh lại là đấu giá quyền thăm dò và khai thác KS khác hoàn toàn với đấu giá hàng hóa. Hồ sơ của người tham gia đấu giá phải nộp là không đủ thông tin để nhà nước nắm được về công nghệ khai thác, bảo vệ môi trường, thông tin địa chất cơ bản === rất rủi ro cho nhà nước. (Điều 15 của Dự thảo).

2. Một số vấn đề khác

- Điều 9: Các đối tượng không được tham gia đấu giá:

Chủ tịch, thành viên Hội đồng đấu giá …. thì cần phải cấm những doanh nghiệp mà những người quy định tại Điều 9: Chủ tịch, thành viên Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản; lãnh đạo, chuyên viên thuộc Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường; cha, mẹ, vợ, chồng, con.

Còn sự tham gia của Tổng Công ty Tài nguyên Môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường) đấu giá rồi chuyển nhượng lại cho các công ty khác thì giải quyết thế nào?

- Cần phân biệt giữa bản sao công chứng, bản sao chứng thực (ví dụ Điều 15: bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh nếu đúng thì phải là bản chứng thực).

Các văn bản liên quan