Góp ý của ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn – Thứ trưởng Bộ Tài chính

Thứ Hai 16:49 21-12-2009

Kính thưa Thường vụ,

Xin được tham gia 3 vấn đề trong 7 vấn đề còn ý kiến khác nhau.

Vấn đề thứ nhất, về tạm ứng ngân sách theo dự thảo Điều 29, chúng tôi xin báo cáo trong Luật ngân sách tại Khoản 2, Điều 23 và Khoản 7, Điều 59 đã quy định. Tôi đề nghị để thống nhất giữa hai luật đảm bảo phù hợp với thực tiễn cũng như xu hướng phát triển, về tạm ứng ngân sách trong Luật ngân sách quy định rõ đó là mang tính điều hành. Tức là khi ngân hàng tạm ứng cho ngân sách là trong năm ngân sách để giải quyết vấn đề quỹ ngân sách và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách. Do vậy chúng tôi kiến nghị giao cho Thủ tướng quyết định như Luật ngân sách đã quy định để đảm bảo tính đồng bộ giữa hai luật vì đây không phải là chi tiêu ngân sách mà là điều hành quỹ ngân sách trong năm ngân sách.

Vấn đề thứ hai liên quan đến sử dụng dự trữ ngoại hối Nhà nước, Điều 35, tại Điều 59 của Luật ngân sách quy định là trường hợp tạm ứng vượt ngoài năm ngân sách và cho sử dụng chi tiêu ngân sách thì phải báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Tức là sử dụng quỹ đó cho mục tiêu chi tiêu ngân sách theo quy định tại Khoản 7, Điều 59 Luật ngân sách thì như vậy là do Ủy ban Thường vụ quyết định. Như vậy nếu trường hợp dùng quỹ đó cho mục tiêu chi tiêu ngân sách quy định.

Vấn đề thứ ba là vấn đề thanh tra giám sát ngân hàng, theo quy định cũng như thực tiễn bởi vì nó liên quan đến quyền đại diện, quyền sở hữu vốn mà rất đồng tình với anh Thuận là chúng ta phải làm rõ việc đó, nhưng trong khi chưa rõ được ai đại diện thì rõ ràng phải theo quy định pháp luật hiện hành là ngân hàng Nhà nước vẫn là người đại diện, vì chưa có cái mới mà ta đã bỏ cái hiện hành được thì chưa bỏ được. Tôi rất đồng tình với anh là phải có xây dựng một cơ chế nhưng dùng luật này để tiên phong thì chúng tôi thấy là khó cần phải nghiên cứu thêm. Trong điều kiện luật hiện hành hiện nay thì vẫn phải có đại diện chủ sở hữu là ngân hàng Nhà nước là đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các tổ chức tín dụng, cả các đơn vị ta gọi thuộc ngân hàng Nhà nước. Đã thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu mình thì phải có chức năng thanh tra, kiểm tra, nhưng đồng thời các công ty con này đó là công ty tài chính, đó là công ty chứng khoán v.v.... nó cũng chịu sự giám sát quản lý của các luật thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Vấn đề ở đây là trùng, trùng là sự cần thiết nhưng vấn đề là để không trùng chéo trong thực hiện thì đó là cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong tổ chức thanh tra thực hiện để không trùng chéo để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, trùng này chúng tôi khẳng định là sự cần thiết. Xin hết.

Các văn bản liên quan