Góp ý của Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí VN
HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ VIỆT NAM
Số:359/VPHH
V/v: góp ý kiến dự thảo thông tư; Hà nội, ngày 01 tháng 12 năm 2005
Hướng dẫn thi hành thuế XK, NK
Kính gửi: PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Hiệp hội doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam nhận được công văn số: 3279/PTM&CN về việc tham gia góp ý kiến vào bản dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Hiệp hội có một số ý kiến đóng góp sau:
1. Đối với sản phẩm thuộc nhóm cơ khí trọng điểm theo quyết định số
186/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020. Trong đó mục tiêu là:
Ưu tiên phát triển một số chuyên ngành và sản phẩm cơ khí trọng điểm sau đây để đáp ứng về cơ bản nhu cầu của nền kinh tế quốc dân:
- Thiết bị toàn bộ
- Máy động lực
- Cơ khí phục vụ nông lâm – ngư nghiệp và công nghiệp chế biến
- Máy công cụ
- Cơ khí xây dựng
- Cơ khí đóng tầu thuỷ
- Thiết bị kỹ thuật điện - điện tử
- Cơ khí ô tô – Cơ khí giao thông vận tải
- Trong đó chính sách và giải pháp hỗ trợ ngành cơ khí phát triển có nói đến chính sách thuế:
- Miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu và linh kiện, bộ phận của sản phẩm cơ khí trọng điểm để phục vụ sản xuất trong nước
- Miễn hoặc giảm thuế có thời hạn cho các sản phẩm cơ khí mới lần đầu sản xuất tại Việt Nam
- Trong phần tổ chức thực hiện có ghi rõ:
- Trong đó Bộ Tài chính đề xuất các chính sách tài chính, chính sách thuế nhằm khuyến khích ngành cơ khí phát triển.
Từ quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 186/2002/QĐ-TTg, chúng tôi xem lại chương IV về: “Miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và truy thu thuế” thì không ghi đầy đủ những sản phẩm cơ khí trong điểm (08 nhóm sản phẩm) đã quy định trong quyết định 186/2002/QĐ-TTg mà chỉ mới ghi miễn thuế cho các cơ sở đóng tàu (điều 16 - miễn thuế, mục thứ 12). Như vậy thông tư hướng dẫn trái với các chính sách về khuyến khích đầu tư cho phát triển ngành chế tạo máy, cũng như các sản phẩm cơ khí chế tạo trong nước không đúng với tinh thần kết luận của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam là: Nghiên cứu xây dựng, ban hành một số chính sách nhằm khuyến khích, tăng khả năng tiêu thụ các sản phẩm cơ khí trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài (trích kết luận của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt nam số 25 KL/TW ngày 17-10-2003).
Để Thông tư phù hợp với chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam của Bộ Chính trị và Chính phủ, đề nghị bổ sung thêm vào điều 12 của phần này là: Đối với cơ sở đóng tàu, sản xuất linh kiện, phụ kiện ô tô, chế tạo thiết bị đồng bộ, chế tạo máy công cụ, máy động lực, các máy phục vụ lâm, ngư nghiệp và chế biến; chế tạo máy, thiết bị cho ngành xây dựng, chế tạo thiết bị điện lực được miễn thuế xuất khẩu sản phẩm cơ khí (chi tiết, linh kiện, máy, thiết bị, phụ kiện), đồng thời miễn thuế nhập khẩu đối với các bộ phận chi tiết, vật tư, linh kiện mà trong nước chưa sản xuất được để tổ hợp thanh thiết bị cơ khí hoàn chỉnh (cho 08 nhóm sản phẩm kể trên).
Đề nghị thêm: Miễn thuế nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị trong nước chưa sản xuất được cho các cơ sở thực hiện hợp đồng EPC cho các công trình đầu tư xây dựng trong nước.
Bộ kế hoạch và Đầu tư ban hành danh mục nguyên liệu, vật tư bán thành phẩm phục vụ cho việc chế tạo các sản phẩm cơ khí trọng điểm đã được Chính phủ quy định trong quyết định 186/2002/QĐ-TTg ngày 26-12-2002 mà trong nước chưa sản xuất được.
2. Một số kiến nghị khác về miễn thuế nhập khẩu để thực hiện các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA
a) Mục d có từ gá lắp (có cả trong mục c điểm số 8): đây không phải là vật tư mà là một nguyên công, vì vậy bỏ 02 chữ này đi ở mục c và d.
b ) Hiện nay xe khách và xe ca của Việt nam đã sản xuất được tại Việt Nam, thậm chí VINAMOTO còn xuất khẩu xe khách. Vậy có nên quy định miễn thuế cho việc nhập khẩu ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên nữa không? Đề nghị không nên miễn thuế cho loại hàng hoá đã chế tạo được trong nước để khuyến khích hàng nội địa và đó cũng là sản phẩm cơ khí trọng điểm trong quyết định 186-2002/QĐ-TTg của Chính phủ.
c) Riêng phương tiện thuỷ cũng phải quy định cụ thể hơn, trong khi chúng ta đã chế tạo được các loại tàu xuất khẩu tới 53.000 T cho Anh quốc thì không nên để phương tiện thuỷ nằm trong danh mục trong nước đã sản xuất, xuất khẩu thì không nên miễn thuế nữa.
Nơi gửi
- Như trên TM HIỆP HỘI CƠ KHÍ VN
- Lưu VPH Chủ tịch
Nguyễn Văn Thụ
Số:359/VPHH
V/v: góp ý kiến dự thảo thông tư; Hà nội, ngày 01 tháng 12 năm 2005
Hướng dẫn thi hành thuế XK, NK
Kính gửi: PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Hiệp hội doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam nhận được công văn số: 3279/PTM&CN về việc tham gia góp ý kiến vào bản dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Hiệp hội có một số ý kiến đóng góp sau:
1. Đối với sản phẩm thuộc nhóm cơ khí trọng điểm theo quyết định số
186/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020. Trong đó mục tiêu là:
Ưu tiên phát triển một số chuyên ngành và sản phẩm cơ khí trọng điểm sau đây để đáp ứng về cơ bản nhu cầu của nền kinh tế quốc dân:
- Thiết bị toàn bộ
- Máy động lực
- Cơ khí phục vụ nông lâm – ngư nghiệp và công nghiệp chế biến
- Máy công cụ
- Cơ khí xây dựng
- Cơ khí đóng tầu thuỷ
- Thiết bị kỹ thuật điện - điện tử
- Cơ khí ô tô – Cơ khí giao thông vận tải
- Trong đó chính sách và giải pháp hỗ trợ ngành cơ khí phát triển có nói đến chính sách thuế:
- Miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu và linh kiện, bộ phận của sản phẩm cơ khí trọng điểm để phục vụ sản xuất trong nước
- Miễn hoặc giảm thuế có thời hạn cho các sản phẩm cơ khí mới lần đầu sản xuất tại Việt Nam
- Trong phần tổ chức thực hiện có ghi rõ:
- Trong đó Bộ Tài chính đề xuất các chính sách tài chính, chính sách thuế nhằm khuyến khích ngành cơ khí phát triển.
Từ quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 186/2002/QĐ-TTg, chúng tôi xem lại chương IV về: “Miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và truy thu thuế” thì không ghi đầy đủ những sản phẩm cơ khí trong điểm (08 nhóm sản phẩm) đã quy định trong quyết định 186/2002/QĐ-TTg mà chỉ mới ghi miễn thuế cho các cơ sở đóng tàu (điều 16 - miễn thuế, mục thứ 12). Như vậy thông tư hướng dẫn trái với các chính sách về khuyến khích đầu tư cho phát triển ngành chế tạo máy, cũng như các sản phẩm cơ khí chế tạo trong nước không đúng với tinh thần kết luận của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam là: Nghiên cứu xây dựng, ban hành một số chính sách nhằm khuyến khích, tăng khả năng tiêu thụ các sản phẩm cơ khí trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài (trích kết luận của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt nam số 25 KL/TW ngày 17-10-2003).
Để Thông tư phù hợp với chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam của Bộ Chính trị và Chính phủ, đề nghị bổ sung thêm vào điều 12 của phần này là: Đối với cơ sở đóng tàu, sản xuất linh kiện, phụ kiện ô tô, chế tạo thiết bị đồng bộ, chế tạo máy công cụ, máy động lực, các máy phục vụ lâm, ngư nghiệp và chế biến; chế tạo máy, thiết bị cho ngành xây dựng, chế tạo thiết bị điện lực được miễn thuế xuất khẩu sản phẩm cơ khí (chi tiết, linh kiện, máy, thiết bị, phụ kiện), đồng thời miễn thuế nhập khẩu đối với các bộ phận chi tiết, vật tư, linh kiện mà trong nước chưa sản xuất được để tổ hợp thanh thiết bị cơ khí hoàn chỉnh (cho 08 nhóm sản phẩm kể trên).
Đề nghị thêm: Miễn thuế nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị trong nước chưa sản xuất được cho các cơ sở thực hiện hợp đồng EPC cho các công trình đầu tư xây dựng trong nước.
Bộ kế hoạch và Đầu tư ban hành danh mục nguyên liệu, vật tư bán thành phẩm phục vụ cho việc chế tạo các sản phẩm cơ khí trọng điểm đã được Chính phủ quy định trong quyết định 186/2002/QĐ-TTg ngày 26-12-2002 mà trong nước chưa sản xuất được.
2. Một số kiến nghị khác về miễn thuế nhập khẩu để thực hiện các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA
a) Mục d có từ gá lắp (có cả trong mục c điểm số 8): đây không phải là vật tư mà là một nguyên công, vì vậy bỏ 02 chữ này đi ở mục c và d.
b ) Hiện nay xe khách và xe ca của Việt nam đã sản xuất được tại Việt Nam, thậm chí VINAMOTO còn xuất khẩu xe khách. Vậy có nên quy định miễn thuế cho việc nhập khẩu ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên nữa không? Đề nghị không nên miễn thuế cho loại hàng hoá đã chế tạo được trong nước để khuyến khích hàng nội địa và đó cũng là sản phẩm cơ khí trọng điểm trong quyết định 186-2002/QĐ-TTg của Chính phủ.
c) Riêng phương tiện thuỷ cũng phải quy định cụ thể hơn, trong khi chúng ta đã chế tạo được các loại tàu xuất khẩu tới 53.000 T cho Anh quốc thì không nên để phương tiện thuỷ nằm trong danh mục trong nước đã sản xuất, xuất khẩu thì không nên miễn thuế nữa.
Nơi gửi
- Như trên TM HIỆP HỘI CƠ KHÍ VN
- Lưu VPH Chủ tịch
Nguyễn Văn Thụ