Góp ý của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam

Thứ Sáu 14:40 26-05-2006
Bản góp ý dự thảo Luật đầu tư

Phùng Đắc Lộc
Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam


Đọc Bản dự thảo Luật đầu tư trước khi trình Quốc hội chúng tôi nhận thấy rằng: điều 4 Chính sách về đầu tư và Chương II Đảm bảo đầu tư đã thể hiện tinh thần đối xử quốc gia đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. điều này đã làm cho nhà đầu tư nước ngoài rất phấn khởi và chắc chắn thu hút được nguồn lực đầu tư nước ngoài (cả trực tiếp và gián tiếp) mạnh mẽ hơn nữa vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Song khó khăn mà phía Việt Nam phải đối mặt là:

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Ngân hàng Thương mại liệu có đủ các ngoại tệ tự do chuyển đổi và giữ được không phá giá nội tệ để đáp ứng nhu cầu các nhà đầu tư về:
 Nhập khẩu nguyên vật liệu linh kiện máy móc thiết bị để sản xuất hàng tiêu thụ trong nước (không bị khống chế tỉ lệ nội địa hoá và xuất khẩu),
 Thanh toán cho việc cung cấp kỹ thuật và dịch vụ, sở hứu trí tuệ, phát minh sáng chế,
 Chuyển lợi nhuận, lãi và gốc vay nước ngoài,
 Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư,
 Các khoản tiền và tài sản thuộc sở hữu nhà đầu tư.
Nếu không cẩn thận, không đủ sức mạnh tiềm năng về ngoại tệ Việt Nam sẽ gặp phải khủng hoảng tài chính 1997 tại Thái Lan.

2. Hiện nay Việt Nam đang kiểm tra gắt gao các nhà đầu tư trong nước về tỉ lệ nội địa hoá (ô tô-xe máy) nhiều nhà máy vi phạm phải đóng cửa thì đồng thời với việc thông qua luật đầu tư là việc xoá bỏ sự kiểm tra và cho phép các “nhà máy vi phạm” trên tiếp tục hoạt động?

Về chế độ quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư, chúng tôi thấy còn nhiều điểm chồng chéo trong Luật hiện hành, vậy Luật đầu tư ra đời có ảnh hưởng và phải sửa đổi Luật trên không, các vướng mắc đó là:

a) Quảng cáo thương mại đang giao cho ngành văn hoá quản lý chỉ kiểm soát được khía cạnh “văn hoá chính trị” của nội dung quảng cáo, còn có gì quảng cáo sai sự thật lừa dối người tiêu dùng hay không thì không được kiểm soát (thuộc trách nhiệm Bộ thương mại về quản lý thị trường và sản phẩm tiêu thụ),

b) Một dự án đầu tư có thể liên quan nhiều ngành nghề khác nhau, thậm chí mỗi ngành nghề đó là một trong quy định có điều kiện đầu tư thuộc các bộ ngành khác nhau quản lý. Như vậy một chủ đầu tư phải chia nhỏ sự án cho các bộ ngành chuyên trách trẩm định và khi được phê duyệt phải thành lập nhiều công ty con hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân riêng trong công ty mẹ của chủ đầu tư.
Ví dụ: Một Tập đoàn bảo hiểm Quốc tế đầu tư vào Việt Nam thì theo Luật kinh doanh bảo hiểm họ chỉ làm việc với Bộ Tài chính xin giấy phép đầu tư (điều 60 Luật kinh doanh bảo hiểm )
 Bảo hiểm (nhân thọ, phi nhân thọ) tái bảo hiểm
 §ề phòng hạn chế rủi ro, tổn thất
 Giám định tổn thất
 §ại lý giám định tổn thất, xét bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi thường
 Quản lý quỹ và đầu tư vốn

Riêng lĩnh vực đầu tư điều 98 Khoản 2 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau đây:
 Mua trái phiếu Chính phủ
 Mua cổ phiếu trái phiếu doanh nghiệp
 Kinh doanh bất động sản
 Góp vốn vào các doanh nghiệp khác
 Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng
 Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.

Theo luật đầu tư (dự thảo) thì tập đoàn bảo hiểm trên phải chia dự án của mình thành các dự án nhỏ để trình các Bộ sau:
 Bộ Kế hoạch đầu tư (dự án chung)
 Bộ Tài chính về đầu tư lĩnh vực bảo hiểm, tái bảo hiểm
 Cơ quan hoặc ngành quản lý cấp phép về đề phòng hạn chế rủi ro tổn thất
 Cơ quan hoặc ngành quản lý giám định tổn thất
 Cơ quan hoặc ngành quản lý cấp phép về kinh doanh chứng khoán (mua cổ phiếu)
 Cơ quan hoặc ngành quản lý cấp phép về kinh doanh bất động sản
 Cơ quan hoặc ngành quản lý cấp phép về kinh doanh ngành nghề mà doanh nghiệp bảo hiểm góp vốn liên doanh
 Cơ quan hoặc ngành quản lý cấp phép về kinh doanh Quản lý quỹ
 Cơ quan hoặc ngành quản lý cấp phép về kinh doanh cho vay

Như vậy sau khi được phê duyệt thì các công ty con chuyên hoạt động một trong các lĩnh vực nói trên phải được thành lập và kinh doanh. Đây quả là một vấn đề rất phức tạp vượt quá khuôn khổ của Luật chuyên ngành (Luật kinh doanh bảo hiểm)

Cuối cùng là hàng năm chủ đầu tư phải gửi báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước như thế nào và các cơ quan quản lý này có thể cùng một lúc vào thanh tra kiểm tra doanh nghiệp vì doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề có điều kiện thuộc các Bộ, ngành quản lý khác nhau.

Vì vậy chúng tôi xin nêu ra những vướng mắc để các Nhà làm luật xem xét, giải quyết.

Các văn bản liên quan