Một số trao đổi trong dự thảo luật ĐT

Thứ Sáu 14:39 26-05-2006
Một số vấn đề cần trao đổi trong dự thảo luật đầu tư (bản trình quốc hội)

Luật gia: Vũ Xuân Tiền
Giám đốc Công ty tư vấn VFAM Việt Nam


Luật Đầu tư đã được nghiên cứu, dự thảo qua khá nhiều lần và cũng qua khá nhiều lần được đưa ra hội nghị, hội thảo lấy ý kiến góp ý của cộng đồng doanh nghiệp. Trong buổi tọa đàm này, xin được nêu một số ý kiến đóng góp vào bản dự thảo được sử dụng trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI.

I-Về giải thích từ ngữ:

Việc giải thích từ ngữ trong văn bản luật có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tạo ra sự thống nhất về cách hiểu, tránh những vận dụng khác nhau. Vì vậy, về nguyên tắc, những từ ngữ không thông dụng, có thể hiểu theo nhiều cách đều phải được giải thích. Trong Điều 3, có những vấn đề sau đây cần nghiên cứu thêm:

1. “Đầu tư” được giải thích “là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh…”. Cách giải thích này chưa hoàn toàn chính xác vì không phải mọi hành vi đầu tư đều mang tính kinh doanh. Từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện ngôn ngữ học, xuất bản năm 2002, tại trang 270 giải thích: “Đầu tư là bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vào một công việc nhất định, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội”. Giải thích như trong DTL chỉ đúng với đầu tư nhằm mục đích kinh doanh.

2. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư – kinh doanh. Cách giải thích này cũng chưa hoàn toàn chính xác vì không nhất thiết việc đầu tư trực tiếp phải đáp ứng điều kiện “tham gia quản lý hoạt động đầu tư – kinh doanh”. Ngay trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài được giải thích: là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư. Vì vậy, đề nghị sửa lại phần giải thích từ ngữ với khái niệm đầu tư trực tiếp là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để thực hiện dự án đầu tư hoặc thành lập doanh nghiệp.

3. Đầu tư gián tiếp đề nghị sửa lại: là hình thức đầu tư thông qua định chế trung gian tài chính hoặc mua các chứng khoán trên thị trường chứng khoán.

4. Khoản 4 Điều 3 giải thích khái niệm Nhà đầu tư, đề nghị sửa lại như sau: “ Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư”. Trong phạm vi đầu tư nhằm mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư gồm:….

Đề nghị bổ sung thêm phần giải thích các khái niệm: Nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư trong nước.

5. Tại khoản 5 Điều 3 có giải thích khái niệm hoạt động đầu tư. Khoản 2 Điều 5 có nêu một khái niệm “ Hoạt động đầu tư đặc thù”. Đề nghị đưa vào Điều 3 giải thích về khái niệm này.

6. Đề nghị bổ sung vào Điều 3 giải thích về khái niệm “cụm công nghiệp”.

II- Về quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư:

Theo chúng tôi, quy định về quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư như trong DTL là đạt yêu cầu. Đương nhiên, các nhà đầu tư tiến hành đầu tư theo các hình thức khác nhau thì có những quyền và nghĩa vụ khác nhau. Nhưng văn bản luật chỉ có thể quy định những quyền và nghĩa vụ chung nhất.

III- Về lĩnh vực, địa bàn đầu tư:

Đề nghị viết lại Điều 29 – Lĩnh vực đầu tư có điều kiện và Điều 30 – Lĩnh vực cấm đầu tư cho phù hợp với Điều 6 của Dự thảo Luật Doanh nghiệp về ngành, nghề và điều kiện kinh doanh.

IV- Về Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư

Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư là giấy gì? Từ Điều 1 đến Điều 37 của DTL chưa hề thấy quy định nào về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư, nhưng tại Điều 38 lại xuất hiện loại giấy này. Dự thảo Luật Doanh nghiệp cũng không có quy định về loại giấy này. Về Giấy Chứng nhận dăng ký kinh doanh - đầu tư, chúng tôi có ý kiến như sau:

a) Luật Đầu tư không thể sáng tạo ra một loại giấy liên quan đến Chứng nhận đăng ký kinh doanh trái với quy định của Luật Doanh nghiệp.

cool.gif Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh là văn bản xác nhận một doanh nghiệp đã ra đời và hoạt động kinh doanh theo những ngành nghề nhất định. Đầu tư chỉ là một trong những hoạt động của kinh doanh. Do đó, nếu ghi là Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư thì tất yếu tương ứng sẽ có Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh – xuất nhập khẩu; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – Xây dựng; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – dịch vụ,v.v…Đó là điều không hợp lý. Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp có vị trí như Giấy khai sinh đối với con người, do đó không thể tùy tiện ghi vào đó nội dung nào cũng được.

c) Việc ghi ưu đãi vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư cũng không hợp lý. Bởi vì, các ưu đãi có thể thay đổi. Khi đó tờ Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp sẽ quá nhiều nội dung và phải thay đổi liên tục gây khó khăn cho doanh nghiệp.

d) Quy định tại khoản 2 Điều 47 về việc “cấp chứng nhận đầu tư trong Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư”, Quy định tại Điều 52 “Thời hạn của dự án được ghi trong Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư” cũng không thể chấp nhận được. Bởi lẽ, không phải doanh nghiệp nào cũng có hoạt động đầu tư. Trong khi đó, có doanh nghiệp cùng một lúc lại đầu tư vào những dự án khác nhau. Việc “ghi ưu đãi đầu tư vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư” và “cấp chứng nhận đầu tư trong Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư” sẽ làm cho Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp trở thành một cuốn “sổ tổng hợp” vô lý.

Từ những phân tích trên, xin đề nghị bỏ quy định về Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư.

V- Phân loại dự án đầu tư và thủ tục đầu tư.

1. Điều 45 DTL qui định có ba loại dự án đầu tư là Dự án đăng ký đầu tư, dự án chứng nhận đầu tư và dự án thẩm định đầu tư. Các điều 46,47, 48 qui định về những thủ tục đăng ký đầu tư, chứng nhận đầu tư và thẩm tra đầu tư. Về nội dung của những quy định trong các điều nêu trên, xin có một số ý kiến sau:

a) Việc phân chia thành ba loại dự án như ở Điều 45 là không đồng nhất. Đăng ký đầu tư theo mẫu là một việc làm của chủ đầu tư; Chứng nhận đầu tư trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư là việc làm của cơ quan quản lý nhà nước; thẩm tra đầu tư là hoạt động nghiệp vụ của cơ quan quản lý đầu tư. Vậy, sau khi thẩm tra đầu tư, chủ đầu tư sẽ đuợc cấp loại giấy gì? Liệu “Giấy phép đầu tư” – một loại Giấy phép “con” siêu hạng có tái xuất trong trường hợp này?

cool.gif Các tiêu chí để phân biệt ba loại dự án đầu tư như quy định trong dự thảo không hợp lý. Nhân tố chi phối quan trọng nhất đối với việc quản lý dự án đầu tư không phải là quy mô của dự án mà là nguồn vốn đầu tư của dự án. Vì vậy, cần phân biệt các dự án đầu tư theo nguồn vốn đầu tư mà dự án sử dụng.

c) Thủ tục đăng ký đầu tư và chứng nhận đầu tư về bản chất là không khác nhau vì việc chứng nhận gần như tự động, do đó, đề nghị bỏ thủ tục đăng ký đầu tư thay bằng báo cáo đầu tư.

Từ những phân tích trên, chúng tôi xin kiến nghị:

a) Sửa lại Điều 45 về các loại dự án đầu tư bao gồm:
- Dự án Báo cáo đầu tư;
- Dự án Đăng ký đầu tư;
- Dự án Chứng nhận đầu tư;

cool.gif Sửa lại Điều 46 như sau: Thủ tục báo cáo đầu tư
- Dự án Báo cáo đầu tư gồm các dự án không sử dụng nguồn vốn nhà nước, trừ những dự án thuộc thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
- Nhà đầu tư lập Báo cáo đầu tư theo mẫu gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi bắt đầu thực hiện dự án và định kỳ hàng năm trong thời gian đầu tư;

c) Sửa lại Điều 47 như sau: Thủ tục đăng ký đầu tư
- Dự án Đăng ký đầu tư gồm các dự án có nguồn vốn tự có của chủ đầu tư và nguồn vốn nhà nước, trong đó, phần vốn Nhà nước chiếm dưới 50%, trừ những dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
- Nhà đầu tư đăng ký đầu tư theo mẫu tại Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh và thực hiện dự án đầu tư theo nội dung đã đăng ký mà không cần thủ tục chứng nhận đầu tư.

d) Sửa lại Điều 48 như sau: Thủ tục chứng nhận đầu tư
- Dự án chứng nhận đầu tư gồm:
- + Dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện;
- + Dự án có sử dụng vốn nhà nước từ 50% trở lên;
- Nhà đầu tư nêu tại Khoản 1 Điều này đăng ký đầu tư theo mẫu tại Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Thời hạn thực hiện làm chứng nhận đầu tư không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký đầu tư. Nhà đầu tư không cần phải bổ sung bất kỳ giấy tờ nào khác.

2. Về thủ tục đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế

Điều 49 của DTL quy định thủ tục đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế. Theo chúng tôi, quy định trong Điều này không thể hiện sự thông thoáng cần thiết đối với nhà đầu tư và là một quy trình ngược.
Việc không thể hiện sự thông thoáng cần thiết đối với nhà đầu tư thể hiện ở những điểm sau:

a. Khoản 1 Điều 49 quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài không có cải tiến gì hơn quy định trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay. Tất nhiên, trong việc soạn thảo Luật cần có sự kế thừa nhưng chỉ kế thừa những điểm tiến bộ. Trong khi đó, khi việc thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 1999 đã được cải tiến và thông thoáng hơn trước rất nhiều thì việc quy định Giấy phép đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã trở thành một rào cản đối với việc thành lập các DN có vốn đầu tư nước ngoài.Thực tế trong những năm qua, Giấy phép đầu tư trong đầu tư nước ngoài đã trở thành một “Giấy phép con siêu hạng”, gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

b. Khoản 3 Điều 49 lại khóa luôn với các nhà đầu tư trong nước, trái với Luật Doanh nghiệp hiện hành và Dự thảo Luật DN chung.

Là một quy trình ngược bởi vì:
a. Với đầu tư nước ngoài, theo quy định hiện nay, có rất nhiều việc phải làm trước khi doanh nghiệp ra đời. Điều đó đã gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong quan hệ giao dịch và việc thực hiện những quy định về kế toán, đặc biệt là khi thành lập một liên doanh;
b. Tương tự như vậy, với các nhà đầu tư trong nước, ngay trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư đã có hàng loạt công việc cần một pháp nhân, con dấu, mã số thuế, như: làm hồ sơ xin thuê đất, thuê tư vấn pháp luật, tư vấn thiết kế,v.v…Do đó, nếu không cho phép thành lập doanh nghiệp trước khi chuẩn bị đầu tư sẽ gây ra những khó khăn không đáng có cho nhà đầu tư.

Từ phân tích trên, xin kiến nghị sửa lại Điều 49 như sau:

Điều 49. Thủ tục đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế

1. Nhà đầu tư được quyền thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp trước khi thực hiện việc đầu tư theo quy định tại Luật này;

2. Trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu doanh nghiệp không góp vốn và không tiến hành các hoạt động đầu tư theo cam kết thì sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3. Về nội dung Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư
Đề nghị bỏ Điều 50, vì việc sáng tác ra loại Giấy này không phù hợp.

4. Về thời hạn dự án đầu tư:

Điều 52 DTL quy định: Thời hạn của dự án đầu tư phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án và không vượt quá thời hạn giao đất, thuê đất. Thời hạn của dự án được ghi trong Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư. Quy định tại Điều 52 nêu trên có hai vấn đề cần trao đổi thêm:
a) Khi dự án đang hoạt động có hiệu quả mà thời hạn giao đất, thuê đất đã hết thì giải quyết như thế nào? Đề nghị bổ sung việc gia hạn thời hạn giao đất, thuê đất trong trường hợp này;
cool.gif Quy định “Thời hạn của dự án được ghi trong Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư”không hợp lý.

Từ lý do trên, đề nghị sửa lại Điều 52 như sau:

1) Thời hạn của dự án đầu tư phù hợp với yêu cầu hoạt động của dự án và thời hạn giao đất, thuê đất. Trường hợp thời hạn giao đất, thuê đất đã hết nhưng dự án đang hoạt động có hiệu quả thì thời hạn giao đất, thuê đất đương nhiên được gia hạn theo đề nghị của chủ đầu tư;

2) Thời hạn của dự án đầu tư được ghi trong Báo cáo đầu tư, Đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;

5.Về thủ tục thực hiện ưu đãi đầu tưChúng tôi nhất trí với quy định tại khoản 1 Điều 38 quy định với các dự án thuộc diện báo cáo đầu tư, đăng ký đầu tư nhà đầu tư tự xác định các điều kiện được ưu đãi đầu tư và làm thủ tục đề nghị hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Với các dự án lớn, khi nhà đầu tư yêu cầu, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.

Các văn bản liên quan