Góp ý của Đại biểu Quốc hội Trần Đình Long – Đắc Lắk

Thứ Hai 10:08 24-05-2010

Kính thưa Quốc hội!

Tôi xin tham gia vào Báo cáo giải trình và dự thảo mấy ý như sau:

Thứ nhất, về chính sách tiền tệ. Tôi thấy việc quy định chính sách tiền tệ tại Khoản 3, Điều 3 về thẩm quyền quyết định phê duyệt các điều ước quốc tế có liên quan đến tiền tệ, tôi cho rằng đúng, nhưng chưa đủ. Trong trường hợp các điều ước quốc tế đó mà trái với pháp luật trong nước cũng như những vấn đề tiền tệ mà liên quan quan trọng đối với quốc gia thì vấn đề đó phải là Quốc hội phê chuẩn điều ước. Giả thiết như trong tương lai chúng ta lại có chuyện cho lưu hành, lưu thông đồng tiền của khối ASEAN chẳng hạn, thì việc đó chắc chắn phải Quốc hội phê chuẩn, cho nên tôi đề nghị phải bổ sung.

Vấn đề thứ hai về lãi suất, tôi nhất trí với các ý kiến đã phát biểu trước và tôi nghĩ rằng định hướng về tự do lãi suất tín dụng ở Việt Nam là không có cơ sở. Bởi vì đối với các nước phát triển người ta thực hiện việc này hàng trăm năm rồi và có những ngân hàng có tuổi đời trên hàng trăm năm, mà trong những năm qua cũng đành phải phá sản, bởi những quy định trước hết là căn cứ để tự do hóa về lãi suất:

Trước hết nói về chế độ công hữu, về tư hữu nói chung và tư hữu về tiền tệ ngân hàng nói riêng.

Hai là thị trường vốn năng lực cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trong nước cũng như là các tổ chức Ngân hàng của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là không đồng đều và sức cạnh tranh không ngang nhau.

Ba là sự tồn tại của một khu vực tài chính ngân hàng với tư cách là một chủ thể độc lập với Nhà nước kể cả về tổ chức bộ máy và chính sách tiền tệ.

Ba yếu tố đó tôi thấy không đủ để Việt Nam chúng ta tự do hóa lãi suất ngân hàng và chưa kể là những vấn đề liên quan đến vấn đề quản lý Nhà nước đối với lãi suất ngân hàng mà pháp luật hiện nay đang quy định. Do vậy chúng tôi thấy rằng việc soạn thảo tại quy định này chúng tôi nghĩ rằng là ở Khoản 1, Điều 12, chúng ta nói rằng ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu khác để điều hành. Tôi cho rằng trong những năm qua cũng như từ khi có Ngân hàng đến giờ, Ngân hàng Nhà nước đều thực hiện 2 chức năng đó, vừa công bố lãi suất cơ bản vừa thực hiện lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu. Trong suốt thời gian ấy chúng ta gặp phải những khó khăn trong những thời điểm, mà đỉnh điểm là năm 2008, trong tay của Ngân hàng Nhà nước đều có 2 công cụ như vậy, nhưng vẫn rơi vào tình trạng gặp khó khăn. Nếu như Dự thảo qui định lại Khoản 1, Điều 12 này, tôi nghĩ là chưa đủ, nếu được thì chúng ta phải quy định vào đó, căn cứ vào lãi suất đó tổ các chức Ngân hàng tín dụng, cho vay không vượt quá 200% hoặc bao nhiêu đó thì mới đủ căn cứ để điều hành. Nếu công bố thì anh cứ công bố, bởi vì đây là một nguồn tài chính tái cấp vốn mà Ngân hàng Nhà nước cung ứng phương tiện thanh toán thông qua việc tái cấp vốn cho các tổ chức Ngân hàng, là một vấn đề mà các nước, người ta coi nguồn này là nguồn tài chính của chính họ, còn đây là tài sản của Nhà nước, mà Ngân hàng Nhà nước đại diện cho Nhà nước để cung ứng nguồn tiền này ra cho các tổ chức tín dụng, với lãi suất bằng 1/3 hoặc dưới đó so với lãi suất tín dụng ở thị trường. Chúng ta coi đó là một trong những điều kiện để điều hành lãi suất của xã hội, thì tôi cho rằng cũng cần phải cân nhắc.

Về dự trữ ngoại hối ở Điều 32, tôi thấy chúng ta quy định dự trữ ngoại hối của Nhà nước ở điều này chưa rõ, ở Khoản 4 Điều 6 đưa ra khái niệm đó chưa rõ. Tôi đề nghị phải làm rõ nguồn hình thành ngoại hối từ đâu, thứ nhất là từ ngân sách Nhà nước, hay từ nguồn vốn của ngân hàng có nguồn gốc là ngân sách nhà nước, hay từ tiền Việt Nam đồng chuyển đổi thành ngoại hối để dự trữ. Từ ba nguồn gốc mới xét được việc sử dụng nó như thế nào. Nếu dự trữ ngoại hối nhà nước theo quy định của Luật Ngân hàng là dự trữ phương tiện thanh toán nhằm mục đích để thực hiện chính sách tiền tệ và thanh toán quốc tế thì chúng ta mới xem lại việc sử dụng ngoại hối, dự trữ ngoại hối. Như Điều 9 của Luật Ngân sách thì dự trữ ngoại hối tức là dự trữ ngân sách bằng ngoại hối, việc đó nhà nước phải sử dụng tài chính của mình trong việc thanh toán quốc tế. Mọi người ai muốn có 1 tỷ USD thì phải bỏ ra 19 nghìn tỷ để có 1 tỷ USD để thanh toán, chứ không phải sử dụng dự trữ ngoại hối như một nguồn tài sản tài chính của chính chủ thể có được nguồn dự trữ đó. Do đó chúng tôi nghĩ rằng, nếu quy định cho cụ thể phải là nguồn tài chính của chính cá nhân, tổ chức trong việc dự trữ đó thì mới sử dụng. Còn nếu dự trữ ngoại hối với tư cách là dự trữ phương tiện thanh toán thì không có khai niệm sử dụng vào việc chi tiêu của Chính phủ.

Vấn đề thứ ba, chúng tôi thấy tiền gửi ở kho bạc nhà nước. Hiện nay Luật Ngân sách quy định là ngân sách nhà nước được quản lý ở kho bạc. Kho bạc nhà nước gửi tiền ở Ngân hàng Nhà nước, nhưng có trường hợp nào kho bạc nhà nước gửi tiền qua Tổ chức ngân hàng thương mại hay không? Và ở địa phương, ở địa bàn huyện không có thì phải gửi sang Ngân hàng thương mại hoặc Ngân hàng nông nghiệp nào đấy. Tôi nghĩ rằng đây là vấn đề có liên quan chặt chẽ đến vấn đề ngân sách. Nếu như đóng quỹ, nguồn ngân sách theo tiến độ thu và chi và nếu không đưa vào ngân hàng với tư cách là đồng tiền gửi vào đó, mà dùng nó như một khoản nhàn rỗi để cho vay hoặc cung ứng vào thị trường làm phương tiện thanh toán, thì đây là một vấn đề vô hiệu hóa việc lạm phát hay không lạm phát theo sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước và cuối cùng thì tôi nói rằng vấn đề chế độ tài chính đối với cán bộ, công chức thì tôi nhất trí như nữ đại biểu ở Điện Biên là cứ thực hiện theo Luật cán bộ, công chức bởi vì trong toàn xã hội này không có ngành nào là không có đặc thù. Nếu không có đặc thù thì không phân loại, xác định được ngành này với ngành khác, do đó cần phải có một chế độ thống nhất theo quy định của Luật cán bộ, công chức. Xin cám ơn Quốc hội, xin hết.

Các văn bản liên quan