Góp ý của Đại biểu Quốc hội Điểu Điều – Bình Phước

Thứ Hai 10:01 01-11-2010

Kính thưa Đoàn chủ tịch.

Kính thưa Quốc hội.

Tôi xin được tham gia phát biểu một số ý kiến vào dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trước hết tôi cơ bản tán thành với nhiều nội dung trong Báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tôi xin phát biểu một số vấn đề.

Thứ nhất là quy định tại Điều 12, vấn đề về thông tin hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng. Ở đây tôi thấy quy định tại Khoản 2 này chưa phù hợp. Ở đây là "tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có nghĩa vụ thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng". Ở Khoản 2 "niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh, văn phòng dịch vụ". Nếu quy định như thế này thì rất là chung, chỉ phù hợp với quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 3 thôi, trong đó là những trường hợp thương nhân hoạt động theo Luật thương mại. Đối với hiện nay các trường hợp mà buôn bán nhỏ lẻ, đặc biệt là những người bán hàng rong hay ở các chợ "cóc" thì không thể niêm yết được. Vấn đề này doanh nghiệp phải xem lại. Trong dự thảo ở Điều 19 có thể áp dụng Điểm 2. Đó là vấn đề thứ nhất tôi đề nghị Ban soạn thảo xem lại.

Vấn đề thứ hai là quy định tại Điều 14. Ở đây cũng tương tự giống như Điều 12. Ở đây là Điều 14 nói về vấn đề hợp đồng giao tiếp với người tiêu dùng. Khoản 1 quy định: hình thức hợp đồng giao kết với người tiêu dùng theo các quy định pháp luật về dân sự, quy định này là chung thì đã rõ. Trong Khoản 2: trường hợp giao kết hợp đồng bằng văn bản thì ngôn ngữ hợp đồng của vấn đề tiêu dùng, ở đây nói về ngôn ngữ nhưng trong trường hợp thực tế không phải lúc nào cũng bằng văn bản. Như tôi vừa đề cập những trường hợp quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 3 là ngoài quy định tại Điều 19, đây có thể là những trường hợp người bán hàng rong, các chợ cóc, những hoạt động hiện nay nhất là vùng miền núi, vùng nông thôn thì hoạt động này thường thiếu, nếu có thỏa thuận hợp đồng chắc có lẽ hợp đồng bằng miệng thôi. Vấn đề này cũng phải xem lại nếu không thì bất khả thi hoặc không đầy đủ.

Ở Điều 27 quy định về tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ở Khoản 1 quy định: các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng, ý tưởng ở đây tôi thấy rất là tốt nhưng vấn đề quy định như thế này có khả thi không. Tôi nghĩ ít nhất để đảm bảo tính khả thi hoặc đảm bảo thực hiện được, vì tổ chức thì chúng ta tạo điều kiện cho dễ nhưng hoạt động không phải lúc nào cũng hoạt động một cách dễ dàng được. Ở đây tôi nghĩ phải quy định rõ và bổ sung cụm từ "Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện" trước "các tổ chức, cá nhân, các tổ chức xã hội". Ở đây quy định rõ "Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng". Như thế một mặt chúng ta tạo điều kiện về mặt pháp lý, hai nữa là những nơi nào có điều kiện chúng ta có thể hoạt động hỗ trợ một phần nào đó để họ tham gia hoạt động này thì mới khả thi không. Chúng ta quy định như thế này rất chung, không làm cũng được hoặc làm càng tốt, tôi nghĩ luật không nên quy định theo hướng đó.

Ở Điều 42, Khoản 2 tôi nghĩ cũng phải xem lại, ở đây quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ muốn được miễn trách nhiệm bồi thường thì phải có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại, tôi nghĩ việc này người kinh doanh chắc rất rõ rồi, cho nên xem lại việc này có cần thiết phải quy định không. Vì chẳng có người sản xuất kinh doanh nào mà họ muốn thua lỗ và trước người tiêu dùng họ luôn luôn phải tìm cách bao biện những hành vi của họ để làm sao luôn luôn trước tòa họ phải thắng. Cho nên việc này phải xem và quy định như thế nào để vừa đảm bảo tính pháp lý hoặc không cần thiết thì thôi không cần phải quy định.

Điều 47, Chương V quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, một vấn đề rất quan trọng ở đây tôi thấy không có quy định. Trước hết, đối với Chính Phủ cũng như các Bộ, ngành cần phải quy định rõ trách nhiệm của Chính phủ cũng như các Bộ, ngành trong việc xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển khu hoạt động thương mại dịch vụ, đặc biệt ở vùng miền núi, vùng nông thôn. Để làm sao tạo điều kiện những người sản xuất, kinh doanh họ có nơi để họ hoạt động. Như thế chúng ta một mặt tạo điều kiện cho những người họat động sản xuất, kinh doanh có nơi hoạt động sản xuất, kinh doanh tập trung hơn. Người tiêu dùng thì họ cũng có nhiều dịch vụ để họ lựa chọn, việc này chúng ta cũng cần phải có quy định.

Điều 49, quy định đối với Ủy ban nhân dân các cấp, việc này cũng cần phải quy định rõ. Đối với Ủy ban nhân dân các cấp, trước hết cũng phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch về chương trình phát triển khu vực họat động thương mại ở dịa phương của mình. Một mặt chúng ta tạo điều kiện cho những người hoạt động sản xuất kinh doanh có nơi để họat động, thứ hai, người tiêu dùng họ cũng có nhiều dịch vụ, họ lựa chọn được chất lượng dịch vụ. Như vậy chúng ta tạo điều kiện cho cả hai chứ không phải riêng người tiêu dùng.

Điều 49, dự thảo cũng chỉ quy định về các khoản ở đây, chủ yếu vẫn đề cập đến vấn đề người tiêu dùng thôi, tôi nghĩ trong điều này phải quy định luôn cho cả hai. Tức là một mặt đối với vấn đề tuyên truyền thì trách nhiệm quản lý Nhà nước chúng ta phải tuyên truyền cho người sản xuất kinh doanh làm sao phải chấp hành được quy định của pháp luật.

Thứ hai, chúng ta tuyên truyền cho người tiêu dùng để làm sao họ nhận thức được, hiểu được vấn đề để đảm bảo quyền lợi cho mình. Như thế chúng ta lo cả hai, đây chủ yếu là tuyên truyền cho người tiêu dùng không? Và vấn đề này trong điều này ở Khoản 4, Khoản 6 tôi nghĩ cũng phải xem lại, quy định ở đây là xử lý vi phạm hoặc phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Như thế thì có những quy định, nếu chúng ta quy định không rõ như thế này thì nó sẽ không đúng với quy định trong Điều 30. Ở đây trong Điều 30 chúng ta quy định những vấn đề này chủ yếu là thương lượng, hòa giải, đưa ra trong vấn đề trọng tài hoặc đưa ra Tòa án. Nếu không thì không rõ thì có nghĩa là chính quyền sẽ đi sâu quá vào vấn đề đó. Xin phát biểu một số vấn đề, xin hết. Xin cảm ơn Quốc hội.

Các văn bản liên quan