Góp ý của Hiệp hội Chè

Thứ Ba 00:28 30-05-2006
Một số ý kiến đóng góp Thông tư thay thế thông tư 172/1998/TT-BTC của Hiệp hội

1. Trước hết về bố cục kịch bản dự thảo thông tư hướng dẫn rất chi tiết, cụ thể, phản ánh đầy đủ những nội dung cơ bản về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Tuy nhiên nhìn toàn cục cần rút gọn hơn, sắp xếp bố cục lại một số mục như sau:

- Phần D: Miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế. Trình tự và thẩm quyền giải quyết của các cơ quan Hải quan nên sắp xếp lại một mục riêng (kế tiếp sau phần hướng dẫn miễn thuế xét miễn thuế, giảm thuế) bố cục như vậy chặt chẽ hơn và có tính hệ thống, không nên dàn trải các phần đều có thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hải quan.

- Một số mục đề cập ở phần b (b5 mục E) đề cập nhiều phần trách nhiệm của giám đốc doanh nghiệp trước pháp luật về kê khai sản phẩm, số lượng và mức tiêu hai thực tế (sản phẩm, nguyên liệu, vật tư nhập khẩu) để trực tiếp sản xuất sản phẩm xuất khẩu... "Giám đốc doanh nghiệp xuất khẩu chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số liệu đã kê khai. Nhưng lại tiếp tục đề cập ở phần C (mức tiêu hao nguyên liêu,...) và cùng nhấn mạnh "Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản kê khai mức tiêu hao thực tế gửi cho cơ quan Hải quan.

- Mức tiêu hao nguyên liệu ở (Phần C) Quy định về tỷ lệ hao hụt cho phép trong quá trình sản xuất - kinh doanh là 3% trường hợp tỷ lệ hao hụt trên 3% đối với một số sản phẩm được cơ quan quản lý nhà nước quy định tỷ lệ hao hụt thì được áp dụng theo tỷ lệ hao hụt đó. Quy định này đảm bảo tính pháp lý không cần nhấn mạnh thêm cụm từ: "Cơ quan quy định chịu trách nhiệm trước pháp luật về tỷ lệ hao hụt"

2. Tham gia ý kiến ở một số phần cụ thể như sau:

Về đối tượng chịu thuế đối với hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu. Ngoài quy định tại Điều 1 Nghị định số 54/CP của Chính phủ. Cần xác định thêm hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hoá đảm bảo tiêu chuẩn theo quy đinh, được cơ quan có thẩm quyền, hoặc cơ quan ngành hàng, các hiệp hội ngành hàng kiểm tra, giám sát chất lượng. Ví dụ như: sản phẩm chè xuất khẩu, phải đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam (TCVN) do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành và trước khi xuất khẩu phải được "Hội đồng giám sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm" của Hiệp hội chè Việt Nam kiểm tra giám sát đảm bảo chất lượng mới được xuất khẩu.

Về giá tính thuế đối với các trường hợp (Mục 3.1, 3.2) là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải đi thuê và máy móc thiết bị, phương tiện vận tải đưa ra nước ngoài để sửa chữa và nhập trở lại Việt Nam. Giá tính thuế căn cứ vào hợp đồng đã ký với nước ngoài xác định giá tính thuế không áp dụng chi phí vận tải (F) và chi phí bảo hiểm (I) để xác định giá tính thuế. Vì hai khoản chi phí này nằm trong lĩnh vực lưu thông và bảo hiểm, không cấu thành chi phí thực của máy móc, thiết bị phương tiện vận tải.
Về trường hợp xác định tỷ lệ khi nhập khẩu là loại hàng hoá đã qua sử dụng (mục 3.6.2) tính tỷ lệ (%) giá hàng hoá mới tại thời điểm thu thuế đối với hàng hoá đã qua sử dụng nên tính tỷ lệ khởi điểm đã sử dụng lưu lại Việt Nam là 50% (đối với thời gian sử dụng lưu lại Việt Nam 6 tháng trở xuống, và trìnhtự tính luỹ tiến thời gian sử dụng từ trên 6 tháng,... cho đến trên 3 năm là 20% (Mỗi khoảng thời gian sử dụng đều tính lùi một bậc). Xuất phát tính tỷ lệ khởi điểm 50% là vì mọi hàng hoá khi đưa ra sử dụng đều hao mòn cơ học và hao mòn tự nhiên.

Về thời hạn nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Đối với hàng xuất khẩu thời hạn nộp thuế nên kéo dài từ 15 ngày đến 30 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp nhận được thông báo nộp thuế để các doanh nghiệp chuẩn bị đủ điều kiện nộp thuế. Còn quy định 15 ngày quá hạn hẹp đối với doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp áp dụng thời hạn nộp thuế 9 tháng hoặc hơn 9 tháng (do chu kỳ sản xuất dài nên bắt buộc phải dự trữ nguyên liệu, vật tư dài ngày) mà không xuất khẩu sản phẩm theo hợp đồng xuất khẩu đã đăng ký với cơ quan Hải quan hoặc xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế thì xử lý phạt chậm nộp (ở mục III điểm 2). Trường hợp này cần xem xét đến các yếu tố tác động về thị trường, giá cả biến động không xuất khẩu được hoặc do các trường hợp bất khả kháng để xử lý. Những trường hợp này các Doanh nghiệp có văn bản báo cáo giải trình gửi cơ quan Hải quan để xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.

Đối với định mức giá trị hàng hoá là quà biếu, quà tặng để xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (hàng xuất khẩu, mục 4.1, hàng nhập khẩu mục 4.2) trị giá lô hàng không vượt quá 30 triệu VNĐ đối với tổ chức và không vượt quá 01 triệu VNĐ đối với cá nhân thì được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Riêng đối với trường hợp cá nhân cần xem xét lại (chưa hợp lý) trị giá không vượt quá 3 triệu VND. Định mức này tương ứng với mức thuế thu nhập hiện nay đối với cá nhân có thu nhập cao.

Nguyễn Viết Thanh
Ban Tài chính
Hiệp hội Chè

Các văn bản liên quan