Góp ý của Bà Phạm Thu Trang – Công ty Earn & Young

Thứ Sáu 13:56 02-03-2012

Góp ý dự thảo sửa đổi bổ sung Thông tư số 130/2008/TT-BTC về thuế Thu nhập doanh nghiệp

Theo yêu cầu của phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Ernst&Young Việt Nam có ý kiến đóng góp và kiến nghị bổ sung, làm rõ một vài điểm trong dự thảo Thông tư mới về thuế TNDN như dưới đây:

- Theo qui định tại mục 5 điều 3 về phương pháp tính thuế thì:

“Doanh nghiệp có doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế bằng ngoại tệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam”

Tuy nhiên trường hợp đối với những doanh nghiệp được phép hạch toán bằng ngoại tệ(đã được Bộ Tài chính chấp thuận) thì lại chưa có hướng dẫn cụ thể vì thực tếkhi doanh nghiệp được phép hạch toán bằng ngoại tệ thì không nhất thiết phải qui đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam đối với từng giao dịch tại thời điểm phát sinh doanh thu chi phí . Việc qui đổi nhưvậy không khả thi vì doanh nghiệp không thể lập hai hệ thống sổ song song trong khi đã được Bộ Tài chính cho phép hạch toán bằng đồng ngoại tệ. Trên thực tếcác doanh nghiệp được phép hạch toán bằng ngoại tệ chỉ tiến hành thực hiện quiđổi lãi/ lỗ tại thời điểm ở cuối năm tài chính. Do vậy kiến nghị Bộ Tài chính bổ sung thêm điểm này, cho phép doanh nghiệp được phép hạch toán bằng ngoại tệthì xác định lãi/ lỗ kế toán bằng cách qui đổi một lần dùng tỷ giá ở thời điểm cuối năm tài chính.

- Theo qui định tại mục 2 điều 4 về xác định thu nhập tính thuế thì:

“Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dựán, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác chế biến khoáng sản phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, không được hưởng ưuđãi thuế thu nhập doanh nghiệp, không được bù trừ với thu nhập hoặc lỗ từcác hoạt động sản xuất kinh doanh khác, nhưngđược bù trừ lãi, lỗ của các hoạt động này với nhau”.

Khái niệm chuyển nhượng dự án ở đây là chưa rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với khái niệm chuyển nhượng vốn. Thực tế khái niệm chuyển nhượng dự án trong Luật Đầu tư cũng không rõ ràng Khi qui định về điều kiện vềchuyển nhượng dự án lại tham chiếu theo qui định về chuyển nhượng vốn. Kiến nghịBộ Tài chính làm rõ hơn thế nào là chuyển nhượng dự án, tránh nhầm lẫn giữa chuyển nhượng dự án/ chuyển nhượng vốn/ chuyển nhượng tài sản.

- Theo qui định tại điểm 2 điều 7 về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thì:

“Riêng tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo và các thiết bị, nội thất trong nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo; nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế”

Đềnghị bổ sung cho phép đưa vào chi phí được trừ cả nội thất của nhà để xe, phòng trạm y tế, cơ sở đào tạo, dạy nghệ và nhà ở cho người lao động do doanh nghiệpđầu tư xây dựng vào Thông tư.

- Theo qui định tại điểm 2 điều 7 về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thì:

“Nếu tài sản mua của các tổchức, cá nhân có hóa đơn GTGT tách riêng được giá trị quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất ghi trên hóa đơn là tài sản cố định vô hình không được trích khấu hao vào chi phí được trừ”

Tuy nhiên, trong dự thảo Thông tư mới này vẫn chưa có hướng dẫn chi tiết cho trường hợp nếu hóa đơn GTGT không tách riêng được giá trị quyền sử dụng đất thì sẽ xử lý như thế nào? Có thể xem xét theo hướng nếu không tách riêng được thì giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá thịtrường nhưng không được thấp hơn giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm mua tài sản.

- Theo qui định tại điểm 5 điều 7 về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thì:

“Các khoản tiền thưởng, tiền mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chếthưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty”

Để tránh gây tranh cãi về tính hợp lệ của các chi phí cho nhân viên khác, đề nghị bổ sung các khoản lợi ích không bằng tiền khác ngoài khoản tiền thưởng, tiền mua bảo hiểm nhân thọ(ví dụ như tiền khám chữa bệnh hoặc bảo hiểm khám bệnh ngoài bảo hiểm y tế bắt buộc cho nhân viên người Việt Nam và người nước ngoài,…) nếu các khoản lợi ích này được qui định cụ thể trong hợp đồng lao động thì cũng phải được tính vào chi phí hợp lý.

- Theo qui định tại điểm 30 điều 7 về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thì:

“Khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu nhưng có phát sinh các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (không phải là các khoản chi đầu tư xây dựng để hình thành TSCĐ) mà các khoản chi này đáp ứng các điều kiện theo quy định thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế”

Nên sửa lại theo hướng khi bắt đầu SXKD hoặc đang trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, trước khi bắt đầu hoạtđộng sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp có phát sinh các khoản chi phí thưởng xuyên (không phải là các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành TSCĐ) thì vẫn sẽ được ghi nhận vào chi phí hợp lý vì thực tếkhi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh thì phần lớn doanh nghiệp đều phát sinh doanh thu. Chỉ có giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản trước khi bắt đầu đi vào hoạt động thì mới chưa có phát sinh doanh thu nhưng có phát sinh các khoản chi phí thường xuyên. Tinh thần này cũng đã được Bộ Tài chính chấp thuận trong Công văn số 22/BTC-TCT ngày 04/01/2011 về chính sách thuế TNDN.

- Theo qui định tại điểm 18 điều 8 về thu nhập khác thì:

“Trường hợp doanh nghiệp phát sinh khoản thu nhập từ bán phế liệu, phế phẩm được tạo ra trong quá trình sản xuất của các sản phẩm đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì khoản thu nhập này được hưởng ưu đãi thuế TNDN. Trường hợp doanh nghiệp phát sinh khoản thu nhập từ bán phế liệu, phế phẩm được tạo ra trong quá trình sản xuất của các sản phẩm không được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì khoản thu nhập nhập này được tính vào thu nhập khác, không được áp dụng ưu đãi thuế TNDN.”

Kiến nghị bổ sung qui định tương tự cho trường hợp thanh lý tài sản cố định và các tài sản khác của doanh nghiệp.

- Theo qui định tại điểm 20 điều 8 về thu nhập khác thì:

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có thu nhập từhoạt động sản xuất, kinh doanh tại nước ngoài, thực hiện kê khai và nộp thuếthu nhập doanh nghiệp theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Việt nam, kể cả trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập theo qui định của nước doanh nghiệp đầu tư. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp để tính và kê khai thuế đối với các khoản thu nhập từnước ngoài là 25%, không áp dụng mức thuế suất ưu đãi (nếu có) mà doanh nghiệp Việt nam đầu tư ra nước ngoài đang được hưởng theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

Cơ quan thuế có quyền ấn định thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với các trường hợp vi phạm qui định về kê khai, nộp thuế.

Trường hợp khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc một loại thuế có bản chất tương tự như thuế thu nhập doanh nghiệp) ở nước ngoài, khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được đối tác nước tiếp nhận đầu tư trả thay (kể cả thuế đối với tiền lãi cổ phần), nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. Số thuế thu nhập doanh nghiệp Việt nam đầu tư ra nước ngoài được miễn, giảm đối với phần lợi nhuận được hưởng từ dự án đầu tư ở nước ngoài theo luật pháp của nước doanh nghiệp đầu tư cũng được trừ khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt nam.

Kiến nghị nên bỏ cụm từ “đầu tư ra nước ngoài” mà chỉ đơn giản là “có thu nhập từ hoạt động sản xuất tại nước ngoài” vì thực tế có nhiều doanh nghiệp có thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài và cũng bị khấu trừ sốthuế tại nước ngoài (i.e dưới hình thức tương tự như thuế nhà thầu của Việt Nam) nhưng không cần phải làm thủ tục xin cấp phép từ phía Bộ Kế hoạch Đầu tưvì không phải là dự án đầu tư. Do vậy, nên mở rộng khái niệm này cho phù hợp hơn.

Ngoài ra, về thời điểm tính thuế thì chỉ nên tính khi lợi nhuận thực tế đã được chia chứ không nên tính sau khi có báo cáo tài chính vì thực tế nếu sau khi có báo cáo mà lợi nhuận không được chia mà tiếp tục giữ lại để tái đầu tư thì cũng không có cơ sở và nguồn để nộp thuế.

- Theo qui định tại điều 10 về xác định lỗ và chuyển lỗ thì:

“Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ”

Điểm này chưa qui định rõ lỗ của hoạt động nào phải chuyển vào thu nhập của hoạt động đó trước, sau đó nếu vẫn còn lỗ thì chuyển vào thu nhập của hoạtđộng khác. Ngoài ra cũng không rõ ràng trong trường hợp có nhiều hoạt động có thuế suất khác nhau thì bù trừ giữa các hoạt động trước rồi chuyển lỗ hay chuyễn lỗ theo chiều dọc trước rồi mới bù trừ giữa các hoạt động khác nhau.

- Theo qui định tại điểm 2 điều 15 về thu nhập từchuyển nhượng vốn thì:

“Giá mua của phần vốn chuyển nhượng (giá vốn) được xác định trên cơ sở sổ sách, chứng từ kế toán về vốn đầu tư vào cơ sở kinh doanh của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng vốn tại thời điểm chuyển nhượng vốn và được các bên tham gia doanh nghiệp hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh xác nhận, hoặc kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán độc lậpđối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài”

Đề nghị Bộ Tài chính làm rõ giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xácđịnh trên sổ sách của tổ chức chuyển nhượng (investor) hay tổ chức được nhận vốnđầu tư (investee). Theo câu chữ hiện của qui định thì là sổ sách của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng (investor) nhưng lại yêu cầu có xác nhận của các bên tham gia doanh nghiệp xác nhận, hoặc kết quả kiểm toán độc lập, trong khi tài liệu xác nhận đó chỉ có ý nghĩa với tổ chức được nhận vốn đầu tư mà thôi.

- Theo qui định tại điểm 5 điều 19 về điều kiện, nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế TNDN thì:

“Trường hợp trong năm doanh nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh được hưởngưu đãi thuế bị lỗ, hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế, thu nhập khác của các hoạt động kinh doanh (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản) có thu nhập (hoặc ngược lại) thì doanh nghiệp bù trừ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động có thu nhập do doanh nghiệp lựa chọn. Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuế TNDN theo mức thuếsuất của hoạt động còn thu nhập”.

Như vậy, nguyên tắc này sẽ được áp dụng trước hay sau khi chuyển lỗ thì mới xác định được phần thu nhập còn lại sẽ phải nộp thuế hay không. Do vậy, kiến nghị Bộ Tài chính qui định cụ thể hơn điểm này để doanh nghiệp có cơ sở thực hiện cho đúng.

Các văn bản liên quan