Góp ý của Công ty Tư vấn thuế C&A

Thứ Sáu 13:55 02-03-2012

Kính gửi: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam

Về dự thảo Thông tư hướng dẫn về thuế TNDN, Công ty chúng tôi nhận thấy bản dự thảo Thông tư đã cơ bản hướng dẫn những vấn đề mới của Nghị định 122 và Nghị định 124 , cập nhập những vấn đề đã nêu tại Thông tư số 130/2008/TT-BTC, 18/2011/TT-BTC. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các văn bản hướng dẫn thuế TNDN do còn một số vấn đề chưa được hướng dẫn rõ ràng cụ thể nên có phát sịnh một số vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Để tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh; Công ty chúng tôi có một số ý kiến cụ thể về bản Thông tư dự thảo như sau:
1/ Điều 7: Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Khoản 1 thì: Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì được tính là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế tuy nhiên cụm từ này nhiều chỗ viết thiếu từ hỏa hoạn;
Điểm b của khoản 1 Điều 7 quy định: Hàng hoá bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hoá tự nhiên không được bồi thường và nằm trong định mức do doanh nghiệp xây dựng thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp hàng hoá bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hoá tự nhiên vượt quá định mức do doanh nghiệp xây dựng thì phần vượt định mức sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Theo chúng tôi trường hợp này không hoàn toàn là bất khả kháng như quy định tại Khoản 1 Điều 7. Và nếu như vậy thì cần quy định rõ các trường hợp bất khả khả kháng khác. VD: Hàng hóa chậm luân chuyển từ những năm trước dẫn đến kém mất phẩm chất phải hủy bỏ hoặc bán săt vụn..Không DN nào xây dựng định mức loại này cả, hoặc vật tư, phụ tùng mua về để dự trữ thay thế cho máy móc thiết bị, nhưng không sử dụng đến hoặc hàng hóa vật tư bị hư hỏng ký này nhưng DN chỉ đưa vào chi phí tương ứng với định mức, phần còn lại vẫn hạch toán tồn kho hàng hóa, vật tư và xử lý kỳ sau có được không?

Khoản 2/ Chi khấu hao TSCĐ
Điểm b quy định: Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).
Phần này cần quy định rõ và cụ thể hơn để tránh việc tranh chấp.
Nếu là tài sản thuộc trường hợp phải đăng ký quyền sở hữu như nhà đất, phương tiện vận tải.. thì có bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sở hữu của các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền không và nếu có thì thời điểm chi phí khấu hao được tính trừ là thời điểm đưa Tài sản vào sử dụng hay thời điểm DN được cấp quyền sở hữu?
Điểm e: Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn là các ô tô được đăng ký tên doanh nghiệp mà doanh nghiệp này trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký một trong các ngành nghề: vận tải hành khách, du lịch, kinh doanh khách sạn.
Thực tế ngành nghề kinh doanh của các DN là rất nhiều và nhiều DN có đăng ký ngành nghề này nhưng chưa hoặc không thực hiện. Một số DN nhất là các CT TNHH hoặc cổ phần tư nhân có đăng ký ô tô như quy định trên nhưng thực tế không tạo ra doanh thu hoặc không đáng kể mà sử dụng cho văn phòng và cá nhân là chính. Vì vậy cần phải quy định rõ là các xe này thực tế chỉ sử dụng cho mục đích đã nêu.
Tương tự đối với tàu bay dân dụng và du thuyền.
Điểm h: Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh vừa sử dụng cho mục đích khác thì không được tính khấu hao vào chi phí hợp lý đối với giá trị công trình trên đất tương ứng phần diện tích không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phần này nên quy định tất cả các tài sản chứ không chỉ riêng công trình trên đất, vì trong thực tế rất nhiều DN sử dụng tài sản cho mục đích không kinh doanh
- Hợp đồng thuê đất, mượn đất được công chứng tại cơ quan công chứng theo quy định của pháp luật; thời gian thuê, mượn trên hợp đồng không được thấp hơn thời gian trích khấu hao tối thiểu của tài sản cố định.
Việc bỏ quy định này có thể tạo kẽ hở cho một số DN lợi dụng: Thuê mượn đất của chính gia đình, người thân một vài năm để XD và sau đó sử dụng, chuyển nhượng rất khó kiểm soát.
Điểm k: 3 đoạn cuối có thể bỏ vì các nguyên tắc này đã được quy định ở các văn bản khác rồi.
Khoản 4: Đề nghị quy định rõ: Chứng từ thanh toán cho cơ sở, người bán hàng, cung cấp dịch vụ phải ghi rõ ràng, cụ thể Tên, địa chỉ của cơ sở người bán hàng, số CMND và chữ ký của người bán.
Khoản 5, Mục a nên sửa lại : Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động, doanh nghiệp đã hạch toán nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ theo quy định của pháp luật.
Khoản 11: Khoản trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (trừ trường hợp doanh nghiệp không thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật) .
Khoản này nên bổ sung vào đoạn cuối: và thực tế doanh nghiệp không tham gia) cho rõ ràng, cụ thể.
Khoản 13, điểm b: Chỉ quy định chứng từ thanh toán với người cho thuê địa điểm SXKD mà không quy định giá cả thanh toán. Trong thực tế đối với một số doanh nghiệp chi phí này khá lớn như các Công ty viễn thông: Thuê điện của các hộ cá nhân, đơn vị quân đội, hành chính sự nghiệp…để chạy hàng chục ngàn trạm BTS, cửa hàng kinh doanh…nhưng giá thu tiền điện cao hơn nhiều so với giá của ngành điện thì có được tính là chi phí được trừ không?
Khoản 19:
Nên tách riêng chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị và khống chế ở mức thấp (nhất là DN nhà nước độc quyền) để tránh lãng phí, rượu bia ảnh hưởng đến điều hành XSKD, an toàn giao thông và phù hợp với chủ trương của Nhà nước. Các DN có vốn nước ngoài chi phí khoản này thường thấp hơn nhiều DN Việt Nam nhưng hiệu quả vẫn cao.
2/ Điều 8: Về thu nhập khác:
Khoản 7: Thu nhập từ bán ngoại tệ: Theo quy định hiện nay thì DN không có giấy phép kinh doanh thì không thể bán ngoại tệ. Trường hợp mua bán, vay NH bằng ngoại tệ sau đó bán lại cho NH thì hạch toán chênh lệch tỷ giá, vì vậy cần xem lại quy định tại khoản này?
Khoản 15: Theo quy định hiện nay thì chỉ được phép trích lập các khoản dự phòng đã liệt kê ở khoản15 do vậy không cần ghi . Trường hợp có khoản dự phòng khác thì thì sẽ tính ở khoản 22.
Khoản 14: Riêng chênh lệch do đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn được tính dần vào thu nhập khác tại doanh nghiệp có quyền sử dụng đất đánh giá lại trong thời gian tối đa không quá 10 năm kể từ năm có tài sản đi góp vốn.
Hiện nay chênh lệch này có giá trị tương đối lớn, do vậy việc kéo dài trong 10 năm và không quy định cụ thể từng năm sẽ khó trong công tác quản lý.
Khoản 20: Trường hợp khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc một loại thuế có bản chất tương tự như thuế thu nhập doanh nghiệp) ở nước ngoài, khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được đối tác nước tiếp nhận đầu tư trả thay (kể cả thuế đối với tiền lãi cổ phần), nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. Số thuế thu nhập doanh nghiệp Việt nam đầu tư ra nước ngoài được miễn, giảm đối với phần lợi nhuận được hưởng từ dự án đầu tư ở nước ngoài theo luật pháp của nước doanh nghiệp đầu tư cũng được trừ khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt nam.
Cần quy định cụ thể các khoản thuế nào? Phần ví dụ cần đưa ra các ví dụ điển hình nhất bao quát được tất cả các trường hợp.
Khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài được kê khai vào quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm tiếp sau năm tài chính phát sinh khoản thu nhập tại nước ngoài hoặc kê khai vào quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm tài chính cùng với năm phát sinh khoản thu nhập tại nước ngoài nếu doanh nghiệp có đủ cơ sở và chứng từ xác định được số thu nhập và số thuế thu nhập đã nộp của dự án đầu tư tại nước ngoài.
Trường hợp năm tiếp sau liên doanh vẫn chưa chia lợi nhuận thì kê khai thế nào. Có nên quy định là năm DN Việt nam được chia lợi nhuận không?
Cuối cùng Thông tư cũng cần quy định rõ việc xử lý các khoản mục thu nhập khác trong trường hợp thu nhỏ hơn chi như: Cho thuê tài sản, chuyển nhượng thanh lý tài sản, bán ngoại tệ, chênh lệch đánh giá lại tài sản khi góp vốn…thì phần chênh lệch từng hoạt động hạch toán vào chi phí kinh doanh hay được bù trừ giữa các khoản thu nhập này, cuối cùng nếu lãi tính thu nhập khác, lỗ tính vào chi phí kinh doanh.
3/ Điều 9: Thu nhập miễn thuế
Khoản 3, điểm c: Cần quy định rõ Điều kiện?
4/ Điều 17: Thu nhập từ kinh doanh bất động sản:
Hiện nay hầu hết các DN có vốn điều lệ trên 6 tỷ đồng đều đăng ký ngành nghề kinh doanh bất động sản. Vì vậy ở Điều này cần quy định rõ đối với các DN có kinh doanh bất động sản để tránh nhầm lẫn:
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là các dự án kinh doanh bất động sản, từ tài sản doanh nghiệp đầu tư để bán (hạch toán là hàng hóa) là thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý, cho thuê bất động sản đã hạch toán là tài sản cố định là khoản thu nhập khác.
Điều 19: Ưu đãi thuế:
Tại đoạn cuối Khoản 2 Điều 4 quy định: Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác chế biến khoáng sản phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, không được bù trừ với thu nhập hoặc lỗ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, nhưng được bù trừ lãi, lỗ của các hoạt động này với nhau.
Tuy nhiên tại Điều 19, Khoản 5 lại chỉ ghi thu nhập từ bất động sản mới không được bù trừ
Điều 21: Thời gian miễn giảm thuế:
Tại khoản 5 có ghi. Năm miễn thuế, giảm thuế xác định phù hợp với kỳ tính thuế...Kỳ tính thuế hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 3 không áp dụng để xác định ưu đãi miễn thuế, giảm thuế theo quy định tại điểm này.
Quy định này chưa đươc rõ ràng cụ thể. VD trường hợp: DN đang được ưu đãi thuế nhưng chuyển đổi kỳ tính thuế từ 01/01 đến 31/12 sang kỳ kế tính thuế từ 01/4 đến 31/3 thì kỳ tính thuế chuyển đổi là 3 tháng (từ 01/01 đến 31/3). Trong trường hợp này thì kỳ tính thuế 3 tháng có được tính là 01 kỳ tính thuế hưởng ưu đãi thuế hay vẫn được tính cho 12 tháng liên tục từ 01/01 năm này trở về sau. Nếu chỉ được tính 3 tháng thì DN rất thiệt thòi.
Điều 22: Các trường hợp miễn thuế khác:
Khoản 1: Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, vận tải được giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động nữ hướng dẫn tại điểm a Khoản 9 Điều 7 Thông tư này nếu hạch toán riêng được.
Quy định tại khoản này cần cụ thể rõ ràng hơn về nghĩa của từ tương ứng. VD: DN nộp thuế với thuế suất là 25%. Nếu trong năm DN chi thêm cho lao động nữ là 01 tỷ đồng thì số thuế được giảm là 01 tỷ đồng hay được giảm 259 triệu đồng (01 tỷ đồng x 25%). Nếu được giảm 01 tỷ thì thực chất DN đang chi cho lao động nữ bằng tiền NSNN và điều này tạo ra sự không bình đẳng giữu lao động nữ của các DN.
Điều 24: Khoản 9
Doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện ưu đãi về tỷ lệ xuất khẩu mà bị chấm dứt ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 do thực hiện cam kết WTO được lựa chọn để tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại tương ứng với các điều kiện thực tế doanh nghiệp đáp ứng yêu đãi đầu tư (ngoài điều kiện ưu đãi do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu, do sử dụng nguyên liệu trong nước) theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy phép thành lập đến trước ngày Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực thi hành hoặc theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm bị điều chỉnh ưu đãi thuế do thực hiện cam kết WTO (hết ngày 31 tháng 12 năm 2011).
Quy định là theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy phép thành lập đến trước ngày Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2007 của Chính phủ nhưng cả 3 VD lại chỉ đề cập đến văn bản pháp quy tại thời điểm cấp giấy phép và thời điểm điều chỉnh cam kết WTO. Tuy nhiên ở VD số 1 Theo Nghị định số 152/2004/NĐ-CP ngày 6/8/2004 thì DN sản xuất trong khu CN được miễn 3 năm và giảm 50% cho 7 năm, nhưng phương án lựa chọn một lại là miễn 2 năm và không được giảm theo NĐ 36/CP (thời điểm thành lập) là chưa phù hợp.
Trên đây là một số ý kiến của Công ty chúng tôi về văn bản dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNDN,kính chuyển VCCI để Tổng hợp tham gia với cơ quan hữu quan.
Trân trọng cám ơn
Nơi nhận CHỦ TICH HĐ THÀNH VIÊN
- Như trên
- Lưu: VT

ĐẶNG THỊ BÌNH AN


CÔNG TY TNHH Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tư ván thuế C&A Độc lập –Tự do-Hạnh phúc.
Số: /C&A -----------------&----------------
v/v: Tham gia dự thảo
Thông tư thuế TNDN. Hà Nội, ngày 9 tháng 2 năm 2012



Kính gửi: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam

Về dự thảo Thông tư hướng dẫn về thuế TNDN, Công ty chúng tôi nhận thấy bản dự thảo Thông tư đã cơ bản hướng dẫn những vấn đề mới của Nghị định 122 và Nghị định 124 , cập nhập những vấn đề đã nêu tại Thông tư số 130/2008/TT-BTC, 18/2011/TT-BTC. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các văn bản hướng dẫn thuế TNDN do còn một số vấn đề chưa được hướng dẫn rõ ràng cụ thể nên có phát sịnh một số vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Để tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh; Công ty chúng tôi có một số ý kiến cụ thể về bản Thông tư dự thảo như sau:
1/ Điều 7: Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Khoản 1 thì: Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì được tính là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế tuy nhiên cụm từ này nhiều chỗ viết thiếu từ hỏa hoạn;
Điểm b của khoản 1 Điều 7 quy định: Hàng hoá bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hoá tự nhiên không được bồi thường và nằm trong định mức do doanh nghiệp xây dựng thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp hàng hoá bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hoá tự nhiên vượt quá định mức do doanh nghiệp xây dựng thì phần vượt định mức sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Theo chúng tôi trường hợp này không hoàn toàn là bất khả kháng như quy định tại Khoản 1 Điều 7. Và nếu như vậy thì cần quy định rõ các trường hợp bất khả khả kháng khác. VD: Hàng hóa chậm luân chuyển từ những năm trước dẫn đến kém mất phẩm chất phải hủy bỏ hoặc bán săt vụn..Không DN nào xây dựng định mức loại này cả, hoặc vật tư, phụ tùng mua về để dự trữ thay thế cho máy móc thiết bị, nhưng không sử dụng đến hoặc hàng hóa vật tư bị hư hỏng ký này nhưng DN chỉ đưa vào chi phí tương ứng với định mức, phần còn lại vẫn hạch toán tồn kho hàng hóa, vật tư và xử lý kỳ sau có được không?

Khoản 2/ Chi khấu hao TSCĐ
Điểm b quy định: Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).
Phần này cần quy định rõ và cụ thể hơn để tránh việc tranh chấp.
Nếu là tài sản thuộc trường hợp phải đăng ký quyền sở hữu như nhà đất, phương tiện vận tải.. thì có bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sở hữu của các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền không và nếu có thì thời điểm chi phí khấu hao được tính trừ là thời điểm đưa Tài sản vào sử dụng hay thời điểm DN được cấp quyền sở hữu?
Điểm e: Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn là các ô tô được đăng ký tên doanh nghiệp mà doanh nghiệp này trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký một trong các ngành nghề: vận tải hành khách, du lịch, kinh doanh khách sạn.
Thực tế ngành nghề kinh doanh của các DN là rất nhiều và nhiều DN có đăng ký ngành nghề này nhưng chưa hoặc không thực hiện. Một số DN nhất là các CT TNHH hoặc cổ phần tư nhân có đăng ký ô tô như quy định trên nhưng thực tế không tạo ra doanh thu hoặc không đáng kể mà sử dụng cho văn phòng và cá nhân là chính. Vì vậy cần phải quy định rõ là các xe này thực tế chỉ sử dụng cho mục đích đã nêu.
Tương tự đối với tàu bay dân dụng và du thuyền.
Điểm h: Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh vừa sử dụng cho mục đích khác thì không được tính khấu hao vào chi phí hợp lý đối với giá trị công trình trên đất tương ứng phần diện tích không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phần này nên quy định tất cả các tài sản chứ không chỉ riêng công trình trên đất, vì trong thực tế rất nhiều DN sử dụng tài sản cho mục đích không kinh doanh
- Hợp đồng thuê đất, mượn đất được công chứng tại cơ quan công chứng theo quy định của pháp luật; thời gian thuê, mượn trên hợp đồng không được thấp hơn thời gian trích khấu hao tối thiểu của tài sản cố định.
Việc bỏ quy định này có thể tạo kẽ hở cho một số DN lợi dụng: Thuê mượn đất của chính gia đình, người thân một vài năm để XD và sau đó sử dụng, chuyển nhượng rất khó kiểm soát.
Điểm k: 3 đoạn cuối có thể bỏ vì các nguyên tắc này đã được quy định ở các văn bản khác rồi.
Khoản 4: Đề nghị quy định rõ: Chứng từ thanh toán cho cơ sở, người bán hàng, cung cấp dịch vụ phải ghi rõ ràng, cụ thể Tên, địa chỉ của cơ sở người bán hàng, số CMND và chữ ký của người bán.
Khoản 5, Mục a nên sửa lại : Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động, doanh nghiệp đã hạch toán nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ theo quy định của pháp luật.
Khoản 11: Khoản trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (trừ trường hợp doanh nghiệp không thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật) .
Khoản này nên bổ sung vào đoạn cuối: và thực tế doanh nghiệp không tham gia) cho rõ ràng, cụ thể.
Khoản 13, điểm b: Chỉ quy định chứng từ thanh toán với người cho thuê địa điểm SXKD mà không quy định giá cả thanh toán. Trong thực tế đối với một số doanh nghiệp chi phí này khá lớn như các Công ty viễn thông: Thuê điện của các hộ cá nhân, đơn vị quân đội, hành chính sự nghiệp…để chạy hàng chục ngàn trạm BTS, cửa hàng kinh doanh…nhưng giá thu tiền điện cao hơn nhiều so với giá của ngành điện thì có được tính là chi phí được trừ không?
Khoản 19:
Nên tách riêng chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị và khống chế ở mức thấp (nhất là DN nhà nước độc quyền) để tránh lãng phí, rượu bia ảnh hưởng đến điều hành XSKD, an toàn giao thông và phù hợp với chủ trương của Nhà nước. Các DN có vốn nước ngoài chi phí khoản này thường thấp hơn nhiều DN Việt Nam nhưng hiệu quả vẫn cao.
2/ Điều 8: Về thu nhập khác:
Khoản 7: Thu nhập từ bán ngoại tệ: Theo quy định hiện nay thì DN không có giấy phép kinh doanh thì không thể bán ngoại tệ. Trường hợp mua bán, vay NH bằng ngoại tệ sau đó bán lại cho NH thì hạch toán chênh lệch tỷ giá, vì vậy cần xem lại quy định tại khoản này?
Khoản 15: Theo quy định hiện nay thì chỉ được phép trích lập các khoản dự phòng đã liệt kê ở khoản15 do vậy không cần ghi . Trường hợp có khoản dự phòng khác thì thì sẽ tính ở khoản 22.
Khoản 14: Riêng chênh lệch do đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn được tính dần vào thu nhập khác tại doanh nghiệp có quyền sử dụng đất đánh giá lại trong thời gian tối đa không quá 10 năm kể từ năm có tài sản đi góp vốn.
Hiện nay chênh lệch này có giá trị tương đối lớn, do vậy việc kéo dài trong 10 năm và không quy định cụ thể từng năm sẽ khó trong công tác quản lý.
Khoản 20: Trường hợp khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc một loại thuế có bản chất tương tự như thuế thu nhập doanh nghiệp) ở nước ngoài, khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được đối tác nước tiếp nhận đầu tư trả thay (kể cả thuế đối với tiền lãi cổ phần), nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. Số thuế thu nhập doanh nghiệp Việt nam đầu tư ra nước ngoài được miễn, giảm đối với phần lợi nhuận được hưởng từ dự án đầu tư ở nước ngoài theo luật pháp của nước doanh nghiệp đầu tư cũng được trừ khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt nam.
Cần quy định cụ thể các khoản thuế nào? Phần ví dụ cần đưa ra các ví dụ điển hình nhất bao quát được tất cả các trường hợp.
Khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài được kê khai vào quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm tiếp sau năm tài chính phát sinh khoản thu nhập tại nước ngoài hoặc kê khai vào quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm tài chính cùng với năm phát sinh khoản thu nhập tại nước ngoài nếu doanh nghiệp có đủ cơ sở và chứng từ xác định được số thu nhập và số thuế thu nhập đã nộp của dự án đầu tư tại nước ngoài.
Trường hợp năm tiếp sau liên doanh vẫn chưa chia lợi nhuận thì kê khai thế nào. Có nên quy định là năm DN Việt nam được chia lợi nhuận không?
Cuối cùng Thông tư cũng cần quy định rõ việc xử lý các khoản mục thu nhập khác trong trường hợp thu nhỏ hơn chi như: Cho thuê tài sản, chuyển nhượng thanh lý tài sản, bán ngoại tệ, chênh lệch đánh giá lại tài sản khi góp vốn…thì phần chênh lệch từng hoạt động hạch toán vào chi phí kinh doanh hay được bù trừ giữa các khoản thu nhập này, cuối cùng nếu lãi tính thu nhập khác, lỗ tính vào chi phí kinh doanh.
3/ Điều 9: Thu nhập miễn thuế
Khoản 3, điểm c: Cần quy định rõ Điều kiện?
4/ Điều 17: Thu nhập từ kinh doanh bất động sản:
Hiện nay hầu hết các DN có vốn điều lệ trên 6 tỷ đồng đều đăng ký ngành nghề kinh doanh bất động sản. Vì vậy ở Điều này cần quy định rõ đối với các DN có kinh doanh bất động sản để tránh nhầm lẫn:
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là các dự án kinh doanh bất động sản, từ tài sản doanh nghiệp đầu tư để bán (hạch toán là hàng hóa) là thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý, cho thuê bất động sản đã hạch toán là tài sản cố định là khoản thu nhập khác.
Điều 19: Ưu đãi thuế:
Tại đoạn cuối Khoản 2 Điều 4 quy định: Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác chế biến khoáng sản phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, không được bù trừ với thu nhập hoặc lỗ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, nhưng được bù trừ lãi, lỗ của các hoạt động này với nhau.
Tuy nhiên tại Điều 19, Khoản 5 lại chỉ ghi thu nhập từ bất động sản mới không được bù trừ
Điều 21: Thời gian miễn giảm thuế:
Tại khoản 5 có ghi. Năm miễn thuế, giảm thuế xác định phù hợp với kỳ tính thuế...Kỳ tính thuế hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 3 không áp dụng để xác định ưu đãi miễn thuế, giảm thuế theo quy định tại điểm này.
Quy định này chưa đươc rõ ràng cụ thể. VD trường hợp: DN đang được ưu đãi thuế nhưng chuyển đổi kỳ tính thuế từ 01/01 đến 31/12 sang kỳ kế tính thuế từ 01/4 đến 31/3 thì kỳ tính thuế chuyển đổi là 3 tháng (từ 01/01 đến 31/3). Trong trường hợp này thì kỳ tính thuế 3 tháng có được tính là 01 kỳ tính thuế hưởng ưu đãi thuế hay vẫn được tính cho 12 tháng liên tục từ 01/01 năm này trở về sau. Nếu chỉ được tính 3 tháng thì DN rất thiệt thòi.
Điều 22: Các trường hợp miễn thuế khác:
Khoản 1: Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, vận tải được giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động nữ hướng dẫn tại điểm a Khoản 9 Điều 7 Thông tư này nếu hạch toán riêng được.
Quy định tại khoản này cần cụ thể rõ ràng hơn về nghĩa của từ tương ứng. VD: DN nộp thuế với thuế suất là 25%. Nếu trong năm DN chi thêm cho lao động nữ là 01 tỷ đồng thì số thuế được giảm là 01 tỷ đồng hay được giảm 259 triệu đồng (01 tỷ đồng x 25%). Nếu được giảm 01 tỷ thì thực chất DN đang chi cho lao động nữ bằng tiền NSNN và điều này tạo ra sự không bình đẳng giữu lao động nữ của các DN.
Điều 24: Khoản 9
Doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện ưu đãi về tỷ lệ xuất khẩu mà bị chấm dứt ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 do thực hiện cam kết WTO được lựa chọn để tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại tương ứng với các điều kiện thực tế doanh nghiệp đáp ứng yêu đãi đầu tư (ngoài điều kiện ưu đãi do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu, do sử dụng nguyên liệu trong nước) theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy phép thành lập đến trước ngày Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực thi hành hoặc theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm bị điều chỉnh ưu đãi thuế do thực hiện cam kết WTO (hết ngày 31 tháng 12 năm 2011).
Quy định là theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy phép thành lập đến trước ngày Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2007 của Chính phủ nhưng cả 3 VD lại chỉ đề cập đến văn bản pháp quy tại thời điểm cấp giấy phép và thời điểm điều chỉnh cam kết WTO. Tuy nhiên ở VD số 1 Theo Nghị định số 152/2004/NĐ-CP ngày 6/8/2004 thì DN sản xuất trong khu CN được miễn 3 năm và giảm 50% cho 7 năm, nhưng phương án lựa chọn một lại là miễn 2 năm và không được giảm theo NĐ 36/CP (thời điểm thành lập) là chưa phù hợp.
Trên đây là một số ý kiến của Công ty chúng tôi về văn bản dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNDN,kính chuyển VCCI để Tổng hợp tham gia với cơ quan hữu quan.
Trân trọng cám ơn
Nơi nhận CHỦ TICH HĐ THÀNH VIÊN
- Như trên
- Lưu: VT

ĐẶNG THỊ BÌNH AN


Các văn bản liên quan