VCCI góp ý Dự thảo Thông tư hướng dẫn Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thứ Sáu 13:57 02-03-2012

Kính gửi: BỘTÀI CHÍNH

Phúc đáp Công văn số 731/BTC-TCT của Bộ Tài chính về việc lấy ý kiến Dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuếthu nhập doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Dự thảo Thông tư) trên cơ sở góp ý của các chuyên gia, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có một số ý kiến như sau:

1. Về Phương pháp tính thuế (Điều 3 Dựthảo Thông tư)

Khoản 5 Điều 3 Dự thảo Thông tư quyđịnh: “Doanh nghiệp có doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế bằng ngoại tệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam”. Dự thảo Thông tư chưa có hướng dẫn cụ thể trường hợp những doanh nghiệp được phép hạch toán bằng ngoại tệ (đã được Bộ Tài chính chấp thuận). Vì thực tế khi doanh nghiệp được phép hạch toán bằng ngoại tệ thì không nhất thiết phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam đối với từng giao dịch tại thời điểm phát sinh doanh thu chi phí. Việc quy đổi như vậy là chưa hợp lý vì doanh nghiệp không thể lập hai hệ thống số song song trong khi đã được Bộ Tài chính cho phép hạch toán bằng đồng ngoại tệ. Các doanh nghiệp này thường tiến hành thực hiện quy đổi lãi/lỗ tại thời điểm ở cuối năm tài chính. Do vậy, đề nghị Dự thảo Thông tư cân nhắc cho phép doanh nghiệp được phép hạch toán bằng ngoại tệ thì xác định lãi/lỗ kế toán bằng cách quy đổi một lần dùng tỷ giá ở thời điểm cuối năm tài chính.

2. Các khoản chi không được trừ khi xácđịnh thu nhập chịu thuế (Điều 7 Dự thảo Thông tư)

- Điểm b khoản 1 Điều 7 Dự thảo Thông tư quy định: “Hàng hoá bị hưhỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hoá tự nhiên khôngđược bồi thường và nằm trong định mức do doanh nghiệp xây dựng thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp hàng hoá bị hưhỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hoá tự nhiên vượt quá định mức do doanh nghiệp xây dựng thì phần vượt định mức sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế”. Đề nghị, Dự thảo Thông tư quy định rõ các trường hợp bất khả kháng khác, ví dụ: hàng hóa chậm luân chuyển từ những năm trước dẫn đến kém mất phẩm chất phải hủy bỏ hoặc bán sắt vụn … Trường hợp, vật tư, phụ tùng mua về để dự trữ thay thế cho máy móc thiết bị, nhưng không sửdụng đến hoặc hàng hóa vật tư bị hư hỏng kỳ này nhưng doanh nghiệp chỉ đưa vào chi phí tương ứng với định mức, phần còn lại vẫn hạch toán tồn kho hàng hóa, vật tư và xử lý kỳ sau có được không?

- Vềchi khấu khao tài sản cố định (khoản 2 Điều 7):

Điểm a khoản 2 Điều 7 Dự thảo Thông tư quy định “Riêng tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉgiữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo và các thiết bị, nội thất trong nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo; nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng được trích khấu hao tính vào chi phí được trừkhi xác định thu nhập chịu thuế”. Đề nghị Dự thảo Thông tư bổ sung chi phí được trừ cả nội thất của nhà để xe, phòng trạm y tế, cơ sở đào tạo, dạy nghề và nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng.

Điểm b khoản 2 Điều 7 Dự thảo Thông tư quy định: “Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính)”. Đề nghị Dự thảo Thông tư quy định cụ thểhơn về các loại giấy tờ này. Nếu là tài sản thuộc trường hợp phải đăng ký quyền sở hữu như nhà đất, phương tiện vận tải … thì thời điểm chi phí khấu hao được tính trừ là thời điểm đưa tài sản vào sử dụng hay thời điểm doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận sở hữu?

Điểm e khoản 2 Điều 7 Dự thảo Thông tư quy định “Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn là các ô tô đượcđăng ký tên doanh nghiệp mà doanh nghiệp này trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký một trong các ngành nghề: vận tải hành khách, du lịch, kinh doanh khách sạn”.Thực tế, một số doanh nghiệp có đăng ký ôtô như quy định trên nhưng không tạo ra doanh thu hoặc không đáng kể mà sử dụng cho văn phòng và cá nhân là chủ yếu. Vì vậy Dự thảo Thông tư nên quy định rõ là các xe này thực tế chỉ sử dụng cho mục đích đã nêu. Tương tự đối với tàu bay dân dụng và du thuyền.

Điểm h khoản 2 Điều 7 Dự thảo Thông tư quy định: “Khấu haođối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh vừa sử dụng cho mụcđích khác thì không được tính khấu hao vào chi phí hợp lý đối với giá trị công trình trên đất tương ứng phần diện tích không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.”. Đềnghị Dự thảo Thông tư quy định tất cả các tài sản chứ không chỉ riêng công trình trên đất vì thực tế rất nhiều doanh nghiệp sử dụng tài sản cho mục đích không kinh doanh.

Điểm k khoản 2 Điều 7 Dự thảo Thông tư quy định “Nếu tài sản mua của các tổ chức, cá nhân có hóa đơn GTGT tách riêng được giá trị quyền sử dụngđất thì giá trị quyền sử dụng đất ghi trên hóa đơn là tài sản cố định vô hình không được trích khấu hao vào chi phí được trừ”. Dự thảo Thông tư vẫn chưa có hướng dẫn chi tiết cho trường hợp nếu hóa đơn GTGT không tách riêng được giá trịquyền sử dụng đất thì sẽ xử lý như thế nào? Dự thảo Thông tư có thể xem xét theo hướng nếu không tách riêng được thì giá trị quyền sử dụng đất được xácđịnh theo giá thị trường nhưng không được thấp hơn giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm mua tài sản.

- Đềnghị Dự thảo Thông tư sửa đổi điểm a khoản 5 Điều 7 thành: “Tiền lương, tiền công và các khoản phải trảkhác cho người lao động, doanh nghiệp đã hạch toán nhưng thực tế không chi trảhoặc không có chứng từ theo quy định của pháp luật”.

Điểm b khoản 5 Điều 7 Dự thảo Thông tư quy định “Các khoản tiền thưởng, tiền mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giámđốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty”. Để rõ ràng, đề nghị Dự thảo Thông tư bổ sung các khoản lợi ích không bằng tiền khác ngoài khoản tiền thưởng, tiền mua bảo hiểm nhân thọ (ví dụ như tiền khám chữa bệnh hoặc bảo hiểm khám bệnh ngoài bảo hiểm y tế bắt buộc cho nhân viên người Việt Nam và người nước ngoài,…) nếu các khoản lợi ích này được quy định cụ thể trong hợp đồng lao động thì cũng phải được tính vào chi phí hợp lý.

- Điểm b khoản 13 Dự thảo Thông tư chỉ quy định chứng từ thanh toán với người cho thuêđịa điểm sản xuất kinh doanh mà không quy định giá cả thanh toán. Trong thực tế đối với một số doanh nghiệp chi phí này khá lớn như các công ty viễn thông: thuê điện của các hộ cá nhân, đơn vị quân đội, hành chính sự nghiệp … đểchạy hàng chục ngàn trạm BTS, cửa hàng kinh doanh … nhưng giá thu tiền điện cao hơn nhiều so với giá của ngành điện thì có được tính vào chi phí được trừkhông?

- Theo quy định tại khoản 30 Điều 7 Dự thảo Thông tư về các khoản chi không được trừkhi xác định thu nhập chịu thuế thì: “Khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu nhưng có phát sinh các khoản chi thường xuyên đểduy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (không phải là các khoản chi đầu tư xây dựng để hình thành TSCĐ) mà các khoản chi này đáp ứng các điều kiện theo quy định thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế”.Đề nghị Dự thảo Thông tư sửa đổi theo hướng, khi bắt đầu sản xuất kinh doanh hoặcđang trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp có phát sinh các khoản chi phí thưởng xuyên (không phải là các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành TSCĐ) thì vẫn sẽ được ghi nhận vào chi phí hợp lý vì thực tế khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh thì phần lớn doanh nghiệp đều phát sinh doanh thu. Chỉ có giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản trước khi bắt đầu đi vào hoạt động thì mới chưa có phát sinh doanh thu nhưng có phát sinh các khoản chi phí thường xuyên. Tinh thần này cũng đã được Bộ Tài chính chấp thuận trong Công văn số 22/BTC-TCT ngày 04/01/2011 về chính sách thuếTNDN.

3. Về thu nhập khác (Điều 8 Dự thảo Thông tư)

- Khoản 14 Điều 8 Dự thảo Thông tư quy định, riêng chênh lệch do đánh giá lại giá trịquyền sử dụng đất để góp vốn được tính dần vào thu nhập khác tại doanh nghiệp có quyền sử dụng đất đánh giá lại trong thời gian tối đa không quá 10 năm kể từnăm có tài sản đi góp vốn. Hiện nay, chênh lệch này có giá trị tương đối lớn, do vậy việc kéo dài trong 10 năm và không quy định cụ thể từng năm sẽ khó trong công tác quản lý.

- Khoản 18 Điều 8 Dự thảo Thông tư quy định ““Trường hợp doanh nghiệp phát sinh khoản thu nhập từ bán phế liệu, phế phẩm được tạo ra trong quá trình sản xuất của các sản phẩm đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì khoản thu nhập này được hưởng ưu đãi thuế TNDN. Trường hợp doanh nghiệp phát sinh khoản thu nhập từ bán phế liệu, phế phẩm được tạo ra trong quá trình sản xuất của các sản phẩm khôngđược hưởng ưu đãi thuế TNDN thì khoản thu nhập nhập này được tính vào thu nhập khác, không được áp dụng ưu đãi thuế TNDN”. Đề nghị Dự thảo Thông tư xem xét quy định tương tựcho trường hợp thanh lý tài sản cố định và các tài sản khác của doanh nghiệp.

- Khoản 20 Điều 8 Dự thảo Thông tư quy định

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nước ngoài, thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Việt nam, kể cả trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập theo qui định của nước doanh nghiệp đầu tư. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp để tính và kê khai thuế đối với các khoản thu nhập từnước ngoài là 25%, không áp dụng mức thuế suất ưu đãi (nếu có) mà doanh nghiệp Việt nam đầu tư ra nước ngoài đang được hưởng theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

Cơ quan thuế có quyền ấn định thu nhập chịu thuế từ hoạtđộng sản xuất kinh doanh tại nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với các trường hợp vi phạm qui định về kê khai, nộp thuế.

Trường hợp khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoàiđã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc một loại thuế có bản chất tương tự nhưthuế thu nhập doanh nghiệp) ở nước ngoài, khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được trừ sốthuế đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được đối tác nước tiếp nhận đầu tư trả thay (kể cả thuế đối với tiền lãi cổ phần), nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. Số thuế thu nhập doanh nghiệp Việt namđầu tư ra nước ngoài được miễn, giảm đối với phần lợi nhuận được hưởng từ dự ánđầu tư ở nước ngoài theo luật pháp của nước doanh nghiệp đầu tư cũng được trừ khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt nam.

Đề nghị Dự thảo Thông tư sửa đổi cụm từ “đầu tư ra nước ngoài” thành “có thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước ngoài” vì thực tế, có nhiều doanh nghiệp có thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài và cũng bị khấu trừ số thuế tại nước ngoài (hình thức tương tự như thuế nhà thuầ của Việt Nam) nhưng không cần phải làm thủ tục xin cấp phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Về thời điểm tính thuế, Dự thảo Thông tư nên quy định chỉ nên tính khi lợi nhuận thực tế đã được chia chứ không nên tính sau khi có báo cáo tài chính vì thực tế sau khi có báo cáo mà lợi nhuận khôngđược chia mà tiếp tục giữ lại để tái đầu tư thì cũng không có cơ sở và nguồn đểnộp thuế. Dự thảo Thông tư cũng cần quy định rõ việc xử lý các khoản mục thu nhập khác trong trường hợp thu nhỏ hơn chi như: cho thuê tài sản, chuyển nhượng thanh lý tài sản, bán ngoại tệ, chênh lệch đánh giá lại tài sản khi góp vốn …thì phần chênh lệch từng hoạt động hạch toán vào chi phí kinh doanh hay được bù trừ giữa các khoản thu nhập này.

4. Về Xác định lỗ và chuyển lỗ (Điều 10 Dự thảo Thông tư)

Khoản 2 Điều 10 Dự thảo Thông tư quyđịnh “Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ”. Dự thảo Thông tư chưa quy định rõ lỗ của hoạt động nào phải chuyển vào thu nhập của hoạt động đó trước, sau đó nếu vẫn còn lỗ thì chuyển vào thu nhập của hoạt động khác. Dự thảo Thông tư cũng chưa quy định rõ trong trường hợp có nhiều hoạt động có thuế suất khác nhau thì bù trừ giữa các hoạt động trước rồi chuyển lỗ hay chuyển lỗ theo chiều dọc trước rồi mới bù trừgiữa các hoạt động khác nhau.

5. Về Thu nhập từ chuyển nhượng vốn (Điều 15 Dự thảo Thông tư)

Khoản 2 Điều 15 Dự thảo Thông tư quyđịnh: “Giá mua của phần vốn chuyển nhượng (giá vốn) được xác định trên cơ sở sổ sách, chứng từ kế toán về vốn đầu tư vào cơ sở kinh doanh của tổchức, cá nhân chuyển nhượng vốn tại thời điểm chuyển nhượng vốn và được các bên tham gia doanh nghiệp hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh xác nhận, hoặc kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài”. Đề nghịDự thảo Thông tư quy định rõ giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định trên sổ sách của tổ chức chuyển nhượng hay tổ chức được nhận vốn đầu tư. Theo quy định này của Dự thảo Thông tư thì sổ sách của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng nhưng lại yêu cầu có xác nhận của các bên tham gia doanh nghiệp xác nhận, hoặc kết quả kiểm toán độc lập, trong khi tài liệu xác nhận đó chỉ có ý nghĩa với tổ chức được nhận vốn đầu tư mà thôi.

6. Về Thu nhập thuộc diện nộp thuế (Điều 17 Dự thảo Thông tư)

Khoản 2 Điều 17 Dự thảo Thông tư quyđịnh về thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản. Hiện nay rất nhiều các doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 6 tỷ đồng đều đăng ký ngành nghề kinh doanh bất động sản. Vì vậy, đề nghị Dự thảo Thông tư quy định rõ đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản để tránh nhầm lẫn:

- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là các dự án kinh doanh bất động sản, từ tài sản doanh nghiệp đầu tư để bán (hạch toán là hàng hóa) là thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

- Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý, cho thuê bất động sản đã hạch toán là tài sản cố định là khoản thu nhập khác.

7. Về Điều kiện, nguyên tắc áp dụng ưuđãi thuế thu nhập doanh nghiệp (Điều 19 Dự thảo Thông tư)

Khoản 5 Điều 19 Dự thảo Thông tư quyđịnh: “Trường hợp trong năm doanh nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế bị lỗ, hoạt động kinh doanh không được hưởngưu đãi thuế, thu nhập khác của các hoạt động kinh doanh (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản) có thu nhập (hoặc ngược lại) thì doanh nghiệp bù trừ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động có thu nhập do doanh nghiệp lựa chọn. Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuếTNDN theo mức thuế suất của hoạt động còn thu nhập”. Quy định này sẽ được áp dụng trước hay sau khi chuyển lỗ mới xác định được phần thu nhập còn lại sẽ phải nộp thuế hay không. Đề nghị Dự thảo Thông tư quy định cụ thể hơnđiểm này để doanh nghiệp có cơ sở thực hiện.

8. Về Ưu đãi về thời gian miễn thuế,giảm thuế (Điều 21 Dự thảo Thông tư)

Khoản 5 Điều 21 quy định, năm miễn thuế, giảm thuế xác định phù hợp với kỳ tính thuế … kỳ tính thuế hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 không áp dụng để xác định ưu đãi miễn thuế, giảm thuế theo quyđịnh tại Điều này.

Quy định này là chưa rõ ràng. Ví dụ, doanh nghiệp đangđược ưu đãi thuế nhưng chuyển đổi kỳ tính thuế từ 01/01 đến 31/12 sang kỳ kếtính thuế từ 01/04 đến 31/03 thì kỳ tính thuế chuyển đổi là 3 tháng (từ 01/01đến 31/03). Trong trường hợp này thì kỳ tính thuế 3 tháng có được tính là 01 kỳtính thuế hưởng ưu đãi thuế hay vẫn được tính cho 12 tháng liên tục từ 01/01 năm này trở về sau? Nếu chỉ được tính 3 tháng thì doanh nghiệp rất thiệt thòi.

9. Về Hiệu lực thi hành (Điều 24 Dự thảo Thông tư)

Khoản 9 Điều 24 Dự thảo Thông tư quyđịnh:

“Doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện ưu đãi về tỷ lệ xuất khẩu mà bị chấm dứt ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 do thực hiện cam kết WTO được lựa chọn để tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại tương ứng với các điều kiện thực tế doanh nghiệp đáp ứng yêu đãi đầu tư (ngoài điều kiện ưu đãi do đáp ứngđiều kiện về tỷ lệ xuất khẩu, do sử dụng nguyên liệu trong nước) theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian từ ngày doanh nghiệpđược cấp Giấy phép thành lập đến trước ngày Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực thi hành hoặc theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm bị điều chỉnh ưu đãi thuế do thực hiện cam kết WTO (hết ngày 31 tháng 12 năm 2011)”.

Quy định là theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy phép thành lập đến trước ngày Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2007 của Chính phủ nhưng cả 3 ví dụ lại chỉ đề cập đến văn bản pháp quy tại thờiđiểm cấp giấy phép và thời điểm điều chỉnh cam kết WTO. Tuy nhiên ở ví dụ số 1 Theo Nghị định số 152/2004/NĐ-CP ngày 6/8/2004 thì doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp được miễn 3 năm và giảm 50% cho 7 năm, nhưng phương án lựa chọn một lại là miễn 2 năm và không được giảm theo Nghị định 36/CP (thời điểm thành lập) là chưa phù hợp.

Trên đây là một số ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đối với các Dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Rất mong cơ quan soạn thảo lưu ý xem xét, cân nhắc để hoàn thiện các Dự thảo Thông tư.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Cơ quan.

Các văn bản liên quan