Góp ý của Bà Dương Thị Thanh Dương
Bà Phan Thị Thanh Dương - Giảng viên Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh
- Về xác định trị giá hải quan, so với những quy định cũ (chỉ áp dụng đối với cụ thể 38 quốc gia) thì việc xác định trị giá hải quan đã mở rộng đối với tất cả hàng hóa từ nhiều các quốc gia khác nhau mang lại sự thông thoáng trong việc áp dụng, xác định cách tính thuế, định giá. Tuy nhiên, khi nào thì việc áp dụng trị giá hải quan được xác định theo giá mà các bên thỏa thuận và cơ chế vận hành ra sao vốn chưa được xác định rõ ràng ở những văn bản cũ. Thông qua quy định về trị giá hải quan thì chúng ta xử lý việc chuyển giá như thế nào?
- Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: chưa có điểm mới so với thông tư cũ trước đây khi hướng dẫn về thuế xuất khẩu, nhập khẩu về cơ chế xét miễn giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các doanh nghiệp vẫn tự kê khai, tự chịu trách nhiệm đối với những khả năng mà họ được xét giảm, trình tự thủ tục miễn giảm ra sao? đối với trường hợp bị từ chối miễn giảm thì sẽ xử lý cụ thể thế nào?
Về thời điểm nộp thuế đối với nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, có điểm mới là xác định rõ thời điểm nộp thuế và khi nào thì được hưởng quy chế 275 ngày.
- Về kiểm tra hải quan, việc kê khai điện tử đặt ra nhiều vấn đề cần lưu ý, kiểm tra như thế nào để đảm bảo tính đúng đắn đối với hàng hóa xuất và nhập.
Về việc kiểm tra sau thông quan thì chưa có quy định rõ và cụ thể là những đối tượng nào sẽ kiểm tra sau thông quan (một số đối tượng hay tất cả), có thể chỉ kiểm tra một đối tượng ngẫu nhiên, như vậy có thực sự đảm bảo tất cả các quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu là hợp pháp hay không? Doanh nghiệp có nhận thức được tin tưởng và thông thoáng hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, nhưng có thực sự xác định và điều chỉnh được các hành vi vi phạm hay không. Kiểm tra sau thông quan của hải quan chỉ chủ yếu dựa trên các chứng từ, hồ sơ chứng minh. Đối với hàng hóa nhập khẩu thì dễ dàng, nhưng đối với hàng hóa xuất khẩu thì cơ chế kiểm tra sau thông quan như thế nào?
- Về xác định trị giá hải quan, so với những quy định cũ (chỉ áp dụng đối với cụ thể 38 quốc gia) thì việc xác định trị giá hải quan đã mở rộng đối với tất cả hàng hóa từ nhiều các quốc gia khác nhau mang lại sự thông thoáng trong việc áp dụng, xác định cách tính thuế, định giá. Tuy nhiên, khi nào thì việc áp dụng trị giá hải quan được xác định theo giá mà các bên thỏa thuận và cơ chế vận hành ra sao vốn chưa được xác định rõ ràng ở những văn bản cũ. Thông qua quy định về trị giá hải quan thì chúng ta xử lý việc chuyển giá như thế nào?
- Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: chưa có điểm mới so với thông tư cũ trước đây khi hướng dẫn về thuế xuất khẩu, nhập khẩu về cơ chế xét miễn giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các doanh nghiệp vẫn tự kê khai, tự chịu trách nhiệm đối với những khả năng mà họ được xét giảm, trình tự thủ tục miễn giảm ra sao? đối với trường hợp bị từ chối miễn giảm thì sẽ xử lý cụ thể thế nào?
Về thời điểm nộp thuế đối với nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, có điểm mới là xác định rõ thời điểm nộp thuế và khi nào thì được hưởng quy chế 275 ngày.
- Về kiểm tra hải quan, việc kê khai điện tử đặt ra nhiều vấn đề cần lưu ý, kiểm tra như thế nào để đảm bảo tính đúng đắn đối với hàng hóa xuất và nhập.
Về việc kiểm tra sau thông quan thì chưa có quy định rõ và cụ thể là những đối tượng nào sẽ kiểm tra sau thông quan (một số đối tượng hay tất cả), có thể chỉ kiểm tra một đối tượng ngẫu nhiên, như vậy có thực sự đảm bảo tất cả các quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu là hợp pháp hay không? Doanh nghiệp có nhận thức được tin tưởng và thông thoáng hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, nhưng có thực sự xác định và điều chỉnh được các hành vi vi phạm hay không. Kiểm tra sau thông quan của hải quan chỉ chủ yếu dựa trên các chứng từ, hồ sơ chứng minh. Đối với hàng hóa nhập khẩu thì dễ dàng, nhưng đối với hàng hóa xuất khẩu thì cơ chế kiểm tra sau thông quan như thế nào?